Kali là chất dinh dưỡng chủ yếu cho sức khỏe, là chất dinh dưỡng thiết yếu không thể thiếu có ở mỗi tế bào trong cơ thể bạn. Tuy nhiên, giá trị lợi ích của kali chưa được mọi người thực sự biết đến và công nhận, mặc dù vai trò chính của kali là giúp cơ thể cân bằng chất lưu, giúp bạn tập trung hơn, điều hòa nhịp tim và chức năng cơ bắp của bạn hoạt động bình thường, liên tục.
1. Chuối
Chuối nổi tiếng vì là một loại quả chứa nhiều kali, nhưng nó cũng có lượng đường và cacbon tương đối cao. Đó là lý do tại sao chuối là nguồn cung cấp năng lượng nhanh trước khi tập luyện thể thao, nó là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để giúp cải thiện cơ và cân bằng lượng nước. Nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng chuối có nhiều chất dopamin, là một hoóc môn quan trọng giúp nâng cao tâm trạng.
2. Khoai Lang Và Khoai Tây
Một củ khoai lang nướng chứa 542 mg kali (12% nhu cầu mỗi ngày) trong khi khoai tây cung cấp tới 941 mg kali. Cả 2 loại củ này rất tốt cho sức khỏe vì chúng còn cung cấp cho cơ thể hàm lượng vitamin A rất cao.
3. Bí Đỏ
Theo Prevention, nếu cơ thể cần kali, bạn nên tiêu thụ loại thực phẩm hữu ích này. Một bát bí đỏ nhỏ cung cấp tới 582 mg khoáng chất cần thiết.
4. Dưa Hấu
Ăn 2 miếng dưa hấu nhỏ mỗi ngày, cơ thể sẽ nhận được 641 mg kali (tương đương 14%). Dưa hấu cũng là nguồn lycopene dồi dào, chất tạo màu thực vật tự nhiên có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh ung thư nhất định.
5. Đậu Đen Và Đậu Trắng
Đậu đen có hàm lượng chất xơ và protein rất cao, đồng thời cũng là nguồn kali dồi dào. Một chén đậu đen đã nấu chín có khoảng 739 mg kali.
Đáng ngạc nhiên hơn, một chén đậu trắng có thể cung cấp tới 1/4 hàm lượng kali cần thiết mỗi ngày cho cơ thể: 1.180 mg. Một chén đậu trắng cũng chứa 20 g proten và 13 g chất xơ.
6. Sữa Chua
Ăn một cốc sữa chua mỗi ngày sẽ dung nạp cho cơ thể khoảng 573 mg kali. Thêm vào đó, nó cũng cung cấp tới 50% nhu cầu canxi cần thiết hàng ngày.
7. Củ Cải Đường
Nếu bạn đã từng ăn củ cải đường và bỏ đi phần lá, thì ngay sau bài viết này, bạn nên thay đổi lại cách nhìn nhận của mình.vitamin...Rau củ cải đường khi nấu chín, có vị hơi đắng, nhưng lại xứng đáng có mặt trên vị trí bàn ăn nhà bạn vì nó đóng góp tới 664mg kali trong nửa chén rau.
Củ cải đường chống oxi hóa, cũng là một nguồn cung cấp tuyệt vời folate dù sống hay đã nấu chín.
8. Cá Hồi
Cá hồi chứa kali, các vitamin, khoáng chất, protein và axit béo omega-3. Lợi ích của các axit béo thiết yếu này là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, trong khi đó nó cũng giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm, huyết áp cao, đau khớp và các chứng bệnh kinh niên như eczema.
9. Cá
Các loại các thịt như cá bơn hay cá ngừ chứa 500mg kali trong 100g. Kali có rất nhiều trong cá và hải sản, hãy thường xuyên bổ sung chúng vào chế độ ăn của bạn.
Bằng chứng cho thấy thường xuyên ăn cá làm tăng tuổi thọ của bạn, nhờ một phần lớn các chất béo lành mạnh có trong cá tươi làm giảm nguy cơ tử vong do mắc bệnh tim lên tới 35%.Đây là một nghiên cứu đã được trường đại học Harvard kiểm chứng.
10. Mận Khô
Theo một cuộc khảo sát, người ăn 10 quả mận khô mỗi ngày sẽ có bộ khung xương chắc khỏe hơn. Mận khô là một trong những thực phẩm giàu kali không thua kém gì các món khác nhưng có thể nhiều người còn chưa biết. Trong 1/2 cốc mận khô mang đến 700mg kali. Ăn mận khô liên tục và đều đặn rất tốt cho sức khỏe.
11. Nước Dừa
Cứ 100g nước dừa chứa 250mg kali, Nước dừa tốt hơn bất kỳ đồ uống thể thao nào để chống lại chuột rút cơ bắp và mất nước – nó chứa các chất điện giải tự nhiên như magiê, canxi, natri và mangan cùng với một liều kali lành mạnh để giúp bạn phục hồi nhanh chóng.
12. Cải Cầu Vồng
Cải cầu vồng cũng có mặt trong danh sách các loại thực phẩm giàu kali. 36g cải cầu vồng đã nấu chín có chứa tới 961mg (20% DV) kali đấy. Bạn có thể chế biến món rau này để cơ thể có đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, sắt và vitamin A, C, K.
13. Nước Cà Rốt Ép
Mỗi cốc nước ép cà rốt có chứa 500mg kali, sử dụng cách ép là phương pháp hiệu quả nhất để nhận được tối đa kali trong cà rốt. Bên cạnh lợi ích về kali, cà rốt và các loại trái cây và rau quả có màu vàng rất tốt cho mắt của bạn.
14. Ngao
Cứ mỗi 100g ngao có chứa khoảng 534mg kali và có nồng độ vitamin B12 cao nhất trong bất kì loại thực phẩm nào
15. Nước Cam
Một cốc nước cam cung cấp 355 mg kali. Đây là một trong những thực phẩm bổ sung sức khỏe nên có trên bàn ăn sáng của bạn.
16. Quả Lựu
Hạt lựu và nước ép của nó là nguồn trái cây tuyệt vời chứa kali. Lựu cũng chứa nhiều chất xơ, vitamin C và vitamin K. Nước ép lựu cũng được cho là nước trái cây tốt nhất trên thế giới.
17. Quả Bơ
Bơ chắc chắn là một trong những thực phẩm giàu kali, những người ăn bơ có chế độ ăn uống lành mạnh hơn, cũng như tăng lượng chất dinh dưỡng và giảm khả năng phát triển hội chứng chuyển hóa.
KHI NÀO BẠN CẦN BỔ SUNG KALI?
Ngoài việc bổ sung lượng kali trong chế độ ăn uống của bạn, nồng độ kali trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm: chức năng thận, hormone, do thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Những người dùng thuốc lợi tiểu thiazide để điều trị cao huyết áp có thể cần nhiều kali hơn. Đó là bởi vì thuốc lợi tiểu thiazid làm giảm lượng kali có trong cơ thể. Steroid và thuốc nhuận tràng cũng là nguyên nhân giảm lượng kali trầm trọng.
Ngoài ra, khi bạn sử dụng các thuốc khác dùng để hạ huyết áp, bao gồm thuốc ức chế beta và thuốc ức chế ACE, các loại thuốc này sẽ làm tăng mức kali trong cơ thể bạn. Nếu chức năng thận suy giảm thì có thể bạn cần phải hạn chế lượng kali hàng ngày.
Bạn nên hỏi bác sĩ về tất cả các loại thuốc có ảnh hưởng đến lượng kali trong cơ thể để biết điều chỉnh lại chế độ ăn uống nhé.
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ thiết kế cho mình và gia đình những bữa ăn giàu dưỡng chất và kali để có sức khỏe tốt mỗi ngày.
Hoàng Quyên
80% hệ thống miễn dịch của chúng ta đều tập trung ở гυộƚ. Vì vậy thải độc ruột rất quan trọng. Nếu cơ thể chúng ta giải độc đúng cách và lượng vi khuẩn có lợi ở гυộƚ được cân bằng thì chúng ta sẽ có siêu năng lực tự nhiên để chống lại bệnh tật.
Các nhà nghiên cứu khuyến khích nên ăn thực phẩm thực vật trong thời kỳ thanh niên vì nó có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở tuổi trung niên.
Để hạn chế tình trạng lây bệnh trong mùa dịch bệnh như hiện nay, mọi người thường có thói quen mua và tích trữ thực phẩm trong thời gian dài để hạn chế ra đường và tiếp xúc nơi đông người. Thế nhưng, việc mua và trữ thực phẩm trong mùa dịch sao cho an toàn? Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!
Trong giá đỗ rất giàu vitamin (đặc biệt là vitamin C), khoáng chất, amino acid, protein và các chất có nguồn gốc thực vật (phytochemicals) - những chất cần để mầm cây phát triển, cũng là những chất bổ dưỡng cho con người. Vì thế, giá đỗ là loại rau phổ biến và được rất nhiều người Việt ưa chuộng. Bạn có thể ăn giá sống, làm nước giá đỗ để uống hoặc chế biến nhiều món ăn ngon từ nguyên liệu này như giá xào, canh giá đỗ, dưa giá đỗ muối...
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Món nộm với thịt bò mềm, vị đậm đà chua cay xen kẽ với vị thơm của rau, sả và các loại rau củ rất hấp dẫn vị giác. Nó là một lựa chọn vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn cho nhiều người.
Một ngày, bạn nhìn vào tủ lạnh và thấy đống hoa quả vừa mua cách đây không lâu trở nên héo úa hoặc thậm chí là không thể ăn được nữa ? Đây không phải là lần đầu và đến bây giờ, bạn vẫn chưa biết cách làm thế nào để bảo quản chúng luôn tươi như lúc mới mua về ?
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.