Món nộm với thịt bò mềm, vị đậm đà chua cay xen kẽ với vị thơm của rau, sả và các loại rau củ rất hấp dẫn vị giác. Nó là một lựa chọn vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn cho nhiều người.
Gỏi bò ( Nộm bò ) là một món khai vị nức danh mà chẳng ai có thể chối từ. Còn gì tuyệt hơn với hương vị chua, ngọt, cay, ngon đầy đủ như thế chứ. Vị bò mềm tan, đậm đà nhất định sẽ thu hút bạn cho xem. Cùng chuyên mục Món Ngon của Thuocthang.com.vn nắm ngay các bí quyết làm các món gỏi bò chua ngọt, đậm vị hấp dẫn tại nhà, để chiêu đãi người thân và bạn bè ngày Tết nhé !
GIỚI THIỆU GỎI BÒ
Gỏi dường như đã trở thành món khai vị khó lòng thay thế trong mỗi bữa tiệc, cuộc vui hay mâm cỗ của mọi người. Không chỉ nổi bật bởi vị ngon mà gỏi cũng đa dạng nhiều loại khác nhau nữa, sẵn sàng chinh phục bất kỳ vị giác của thực khách khó tính nào. Trong tất cả, phải kể đến món gỏi bò bóp thấu được mọi người yêu thích rất nhiều. Vị gỏi thanh mát, mặn ngọt đầy đủ, có cả độ giòn ngon của rau củ cũng như mềm thơm từ thịt bò, tạo nên một sự hòa quyện đặc sắc.
Nếu bạn quá nhớ nhung món gỏi bò bóp thấu thì đâu cần đợi đến những buổi tiệc, chỉ bằng những bước đơn giản chúng ta đã có thể thực hiện nó ngay tại nhà rồi! Vị bò mềm mại lại cộng thêm cái đậm đà, vị gỏi chua cay, ngọt mặn ăn cùng với cái chát nhẹ của chuối xanh, giòn thơm của hành tây và bánh phồng tôm nữa là “hết sẩy con bà bẩy” nhé! Muốn ăn thì lăn vào bếp để thực hành cách làm gỏi bò ngay thôi nào !
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM GỎI BÒ THƠM NGON LẠ MIỆNG
1. Cách Làm Gỏi Bò Bóp Thấu Ngon Chuẩn Vị
Chuẩn Bị Nguyên Liệu:
+ 500g thịt thăn bò
+ 2 quả chuối xanh
+ 2 quả khế xanh
+ 1 củ hành tây
+ 150g bắp chuối bào
+ 250g xoài xanh
+ 3 quả chanh
+ 2 củ hành khô, 3 củ tỏi, 3 quả ớt sừng
+ Vừng trắng, hành phi
+ Rau mùi, rau răm
+ Các gia vị khác: muối, đường, hạt nêm, tiêu xay, bột ngọt, dầu ăn
Lưu ý: Thịt bò sử dụng làm gỏi bạn hãy chọn phần thăn bò để có độ mềm và ngon nhé! Bạn có biết rằng thịt phần thăn có các sớ thịt nhỏ, ít mỡ nên rất mềm mại, không hề dai và ăn không bị ngấy nữa. Phần thịt này bạn đừng nấu quá kỹ vì chỉ cần chế biến cơ bản, đơn giản cũng đã toát ra hương vị thơm ngon đặc biệt rồi, nấu lâu sẽ làm thịt bị khô và dai đấy nhé!
Ngoài ra, đối với món gỏi thì bạn cần chú ý chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu từ các loại rau cho đến gia vị đi kèm nhé. Sự hòa quyện của tất cả thành phần trên mới tạo nên món ngon hoàn hảo được, thiếu một trong các yếu tố thôi sẽ không ra hương vị vẹn toàn của món gỏi bò bóp thấu đâu đấy !
Sơ Chế Nguyên Liệu:
+ Tỏi và hành khô bóc vỏ, sau đó băm nhuyễn tất cả.
+ Thịt bò được rửa sạch qua nước và để ráo. Sau đó, bạn thái mỏng thịt bò theo sớ rồi ướp thịt bò với 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê hạt tiêu, ½ muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê dầu ăn và phần hành, tỏi đã băm nhuyễn. Trộn đều hỗn hợp và đợi 30 phút để thịt bò ngấm gia vị.
Lưu ý: Bạn đừng quên cho vào phần thịt 1 muỗng cà phê dầu ăn đấy nhé! Dầu ăn sẽ giúp phần thịt của bạn thấm gia vị đều và nhanh hơn, có độ bóng và dậy mùi thơm hấp dẫn. Chỉ với mẹo nhỏ này thì thịt bò không mất quá nhiều thời gian đã vô cùng thấm vị rồi !
+ Hành tây lột vỏ, rửa sạch sau đó cắt mỏng. Đừng quên ngâm phần hành đã cắt vào nước đá để bớt độ cay, hăng và giữ độ giòn nhé !
+ Ngâm phần bắp chuối bào vào nước lạnh đã pha ½ thìa canh nước cốt chanh. Ngâm từ 8 – 10 phút sau đó lấy ra, để ráo nước. Nước cốt chanh sẽ giúp bắp chuối không bị đen do mủ nếu đã được bào mà chưa sử dụng ngay, độ trắng vốn có được giữ lại không chỉ giúp bắp chuối ngon hơn mà còn tăng thẩm mỹ cho món gỏi.
+ Chuối xanh và khế xanh bạn gọt bỏ phần gân, rửa sạch và cắt thành khoanh tròn mỏng. Ngâm ngay vào nước đã pha một ít muối để chuối và khế không bị thâm, giảm được độ chát. Sau đó vớt lên, vắt và để ráo nước.
+ Xoài xanh rửa sạch, gọt vỏ và bào sợi.
+ Rang thơm vừng trắng.
+ Rau mùi, rau răm nhặt bỏ cọng hư, rửa sạch và cắt thành khúc vừa ăn.
+ Ớt sừng xẻ dọc, bỏ hạt, thái nhỏ.
Cách thực hiện:
+ Bắc chảo lên bếp, cho ½ muỗng canh dầu ăn vào, chờ dầu nóng sau đó bạn cho phần thịt bò đã ướp vào chảo, xào đến khi thịt vừa chín tới (khoảng 2-3 phút với lửa lớn).
+ Tiếp đó, cho phần thịt bò đã xào ra bát để bớt nguội, thêm vào thịt 2 muỗng cà phê nước cốt chanh để thịt mềm và đảm bảo độ chua ngon đúng vị nhé.
+ Trộn các nguyên liệu: Cho bắp chuối, khế, xoài và chuối xanh vào bát lớn. Thêm vào đó các gia vị gồm: ½ thìa canh đường, nước cốt 1 quả chanh, 1 thìa cà phê hạt tiêu xay, rồi cho phần thịt bò xào chín tới vào. Bóp đều hỗn hợp và để 20 phút để thấm vị.
+ Bạn cho rau thơm, rau răm vào trộn đều. Bày ra đĩa và cuối cùng cho vừng rang, hành phi và ớt sừng lên trên là đã hoàn thành món ăn rồi đấy!
Cách làm nước mắm ăn kèm gỏi bò bóp thấu
Món gỏi sẽ dậy mùi và thơm ngon hơn rất nhiều nếu ăn cùng với nước chấm. Hãy pha chế theo tỉ lệ dưới đây để có chén nước chấm chua ngọt ngon “thần sầu” luôn nhé!
Công thức gồm 1 muỗng canh đường cùng với 2 muỗng canh nước mắm và 1 muỗng canh nước cốt chanh. Khuấy đều lên để hòa tan đường, thêm vào chút tỏi ớt băm nữa là hoàn hảo.
Yêu cầu tiêu chuẩn bò bóp thấu
Không hề khó để có được món gỏi bò bóp thấu thơm ngon như ý phải không nào? Chỉ cần bạn chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cùng một chút thời gian là đã hoàn thành rồi nè. Món gỏi ngon đạt chuẩn phải đầy đủ vị chua, chát từ rau cũng như độ mềm từ thịt thăn bò. Hãy nhớ đừng quá “mạnh tay” với đường và muối cho món gỏi của mình nhé. Vị béo thơm của vừng rang và giòn giòn của hành phi cũng làm món ăn hấp dẫn hơn rất nhiều.
Ăn kèm với món gỏi bò bóp thấu có thể là bánh tráng nướng hoặc bánh phồng tôm chiên nhé! Cái giòn thơm của chúng kết hợp cùng gỏi chua ngọt thì còn gì bằng. Đây không chỉ là món ngon cho những dịp đặc biệt, nếu bạn muốn “đổi gió” cho mâm cơm cũng như món nhậu lai rai cho chồng thì cực kỳ phù hợp đấy nhé!
2. Cách Làm Gỏi Bắp Bò Bóp Thấu Biến Tấu Độc Đáo
Nguyên liệu chuẩn bị:
+ Thịt bắp bò: 0.5kg
+ Khế xanh, chuối xanh mỗi loại 3 quả
+ Cà rốt cỡ nhỏ: 1 củ bào sợi
+ Hành tây: ½ củ thái lát
+ Giấm gạo nếp
+ Lạc rang
+ 1 nhúm húng quế.
Nước trộn gỏi gồm các nguyên liệu: đường, nước mắm, chanh hoặc quất. Bạn trộn theo công thức sau. Cho 4 thìa mắm ngon cùng với 4 thìa đường và 1 thìa nước cốt chanh vào khuấy đều. Nếm sao cho có đủ độ chua ngọt là được. Có thể cho thêm ớt băm vào nhé!
Chi tiết các bước thực hiện:
– Chuối tước vỏ, bỏ 2 đầu thái mỏng và ngâm vào nước muối loãng. Khế xanh bỏ cạnh thái hình ngôi sao. Bạn có thể ngâm cả khế vào chung với chuối cho bớt chua và thâm.
– Hành tây đã thái đem ngâm vào nước đá cho bớt hăng mà lại giòn. Cà rốt trọn với đường cho mềm, đỡ hăng.
– Nhúng thịt bò vào nước giấm sôi chừng 45 giây cho bò tái. Không nên để chín quá. Như vậy thì bò không ngọt mà lại dai. Sau đó vớt ra và để ráo nước. Cách nhúng giấm này giúp thịt bò bớt mùi gây. Cho rau húng thái nhỏ vào tô đựng thịt bò.
– Chuối, hành và khế đem vắt hết nước sau đó cho vào tô thịt bò. Đổ nước sốt vào và trộn cho đều. Nếm lại cho vừa miệng 1 lần nữa. Để nguyên cho thịt bò ngấm trong vòng 15p. Khi trộn bạn nên làm nhẹ tay để rau không bị nát.
– Trình bày ra đĩa và rắc lạc rang lên. Ăn kèm món này với bánh tráng hoặc phồng tôm rất ngon nhé!
- Về nước mắm ăn chung với gỏi, chúng ta có thể làm như cách bên trên đã hướng dẫn nhé !
Vậy là xong cách làm bò bóp thấu rồi đấy! Rất nhanh chóng và đơn giản đúng không cả nhà? Mất chưa tới 30p là bạn đã hoàn thành món nhậu ngon tuyệt cho ông xã. Vậy còn đợi gì nữa mà không bắt tay vào làm ngay nhỉ?
3. Cách Làm Gỏi Bắp Bò Rau Mầm Lạ Miệng, Ngon Tuyệt
Gỏi bắp bò rau mầm dễ làm lại nhiều chất. Những ngày thời tiết nóng bức, ăn nhiều rau sẽ giúp bạn bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng và giải nhiệt cho cơ thể. Cải mầm là món rau khá lạ và rất ngon khi chế biến với thịt bò.
Cách 1:
Nguyên liệu:
+ 400g thịt bò ngon
+ 100g cải mầm
+ 1 củ hành tây, ½ dùng để xào, ½ dùng để trộn gỏi
+ 1 muỗng cà phê tỏi bằm nhuyễn
+ Cà rốt bào sợi, ớt đỏ cắt lát mỏng+ Gia vị: bột bắp, dầu hào, đường, nước mắm, bột nêm
Thực hiện
+ Bò cắt lát mỏng, ướp dầu hào, nước mắm, bột nêm khoảng 15 phút, trước khi xào cho chút bột bắp để thịt bò được sánh.
+ Đặt chảo trên bếp đợi chảo nóng mới cho dầu vào, đợi dầu sôi cho thịt bò vào đảo nhanh tay, (để cho lửa phụt lên mới ngon). Nếu thấy thịt bò dính quá, có thể cho thêm ít nước, xào cho tới khi thịt bò se lại, trút ½ hành tây, nêm thêm gia vị cho vừa miệng. Tắt bếp, trút thịt ra đĩa.
Cải mầm: rửa sạch để ráo, trộn chung cải mầm với cà rốt + ớt đỏ + dầu ăn + nước mắm + đường, đảo đều, cho lên dĩa.
Khi ăn cho thịt bò lên trên, rắc thêm mè hay đậu phộng rang tùy thích. Ăn kèm bánh phồng tôm chấm nước mắm chua ngọt.
Cách 2:
Nguyên liệu (4 phần)
- 150 gr phi-lê bò
- 1 củ cà rốt, 100 gr rau mầm, 150 gr bông cải xanh, trắng
- 1 quả cà chua, 3 củ hành tím. Giấm, đường, bột nêm, dầu trộn xà-lách, tỏi xay, dầu ăn.
Thực hiện
- Bước 1: Rửa sạch thịt bò, để nguyên miếng, ướp với 1 thìa súp bột nêm và 1 thìa súp dầu. Gọt vỏ cà rốt, bào mỏng.
Rửa sạch rau mầm, để ráo. Hành tím cắt khoanh, cà chua thái múi cau, bông cải cắt miếng vừa ăn, chần sơ qua nước sôi.
- Bước 2: Pha nước trộn: 4 thìa súp giấm, 2 thìa súp đường, 2 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa súp dầu trộn xà lách, 2 thìa cà phê tỏi xay.
- Bước 3: Cho bò vào lò nướng hoặc bỏ vào chảo chiên chín tái, thái miếng mỏng vừa ăn.
Trộn rau mầm, bông cải, cà rốt, cà chua, hành tím với nước trộn, bày ra đĩa rồi xếp thịt bò lên mặt. Dọn kèm với nước tương và ớt thái lát.
Cách 3:
Chuẩn bị: (4 phần)
- Thịt bò mềm, thái mỏng: 200 gr
- Cải mầm: 200 gr
- Cà chua bi: 100 gr
- Hành tây: 1 củ
- Giấm, đường: 2 thìa súp
- Dầu ô liu (hoặc dầu ăn): 1 thìa súp
- Tỏi bằm, tiêu, muối, bột nêm: mỗi thứ một ít.
Thực hiện:
+ Ướp thịt bò với bột nêm, tiêu, tỏi bằm, dầu ăn.
+ Bắc chảo dầu nóng xào thịt bò vừa chín tới.
+ Cà chua bi chẻ đôi, hành tây thái khoanh mỏng. Hòa tan hỗn hợp dầu, giấm, đường
với chút muối, tiêu sao cho có vị chua ngọt vừa ăn.
+ Trộn cải mầm, cà chua bi và hành tây, chế hỗn hợp dầu giấm vừa mới pha vào và trộn đều. Cho cải mầm ra đĩa, trên mặt xếp thịt bò rồi chế nước trộn dầu giấm còn lại lên sau cùng.
4. Cách Làm Gỏi Bắp Bò Ớt Chuông
Gỏi bắp bò ớt chuông không quá cầu kỳ trong chế biến, không ngán bởi vị thanh nhẹ, chua ngọt…, rất phù hợp dùng làm món ăn nhẹ, hay dùng để đãi khách nhấm rượu trong những ngày Tết.
Nguyên liệu:
+ Bắp bò tươi
+ Hành tây
+ Ớt ngọt Đà Lạt (nên chọn quả màu đỏ, và vàng cho đẹp mắt)
+ Chanh tươi (nếu có chanh vàng thì càng tốt)
+ Sả, gừng
+ Vừng, lạc
+ Nước mắm ngon, đường, dấm, gia vị, dầu mè, rau mùi
Cách Làm:
+ Bắp bò rửa sạch, cho vào nồi luộc cùng chút muối và chút gừng đập dập
+ Luộc bắp bò vừa chín tới, gắp ra đĩa. Dùng khăn mỏng thấm cho ráo nước.
+ Bắp bò để nguội, thái mỏng
+ Hành tây thái mỏng. Thái xong, rửa lại hành khoảng 3-4 lần bằng nước lã. Sau đó, ngâm hành vào một tô đầy nước lạnh có pha chút dấm (hoặc chanh). Làm như vậy giúp hành giòn và hết mùi hăng. Ngâm khoảng 10 phút, vớt ra để ráo.
+ Dùng đũa trộn đều hành với gia vị + chanh (dấm) + đường.
+ Ớt Đà Lạt thái chỉ. Rửa qua nước lạnh, để ráo. Trộn đều với gia vị + chanh (dấm) + đường.
+ Vừng, lạc rang thơm, bỏ vỏ, giã dập.
+ Sả thái nhỏ, gừng đập dập. Nếu có chanh vàng, có thể lấy vỏ chanh vàng thái nhỏ để trộn cùng cho thơm.
+ Pha nước mắm bóp gỏi: Nước mắm ngon + đường + gia vị + chanh + dấm + sả + gừng + vỏ chanh vàng.
+ Bóp đều bắp bò đã thái với hỗn hợp nước mắm đã pha. Cho thêm chút dầu mè vào, trộn đều cho thơm.
+ Đổ hành, ớt đà lạt đã ngâm từ trước vào, dùng đũa trộn đều.
Gắp ra đĩa, rắc lạc, vừng lên trên, trang trí rau mùi cho đẹp.
Món gỏi bắp bò không quá cầu kỳ trong chế biến, không ngán bởi vị thanh nhẹ, chua ngọt…, rất phù hợp dùng làm món ăn nhẹ, hay dùng để đãi khách nhấm rượu trong những ngày Tết.
5. Cách Làm Gỏi Thịt Bò Dưa Leo
Nguyên liệu:
Thịt bò loại thăn mềm: 200g, dưa leo: 2 quả, cà chua bi: 5 quả, hành tím: nửa củ, ớt tươi: 1 quả, mùi ta: 1 mớ, nước mắm: 1 thìa canh, nước cốt chanh: 1 thìa canh, tương ớt: nửa thìa canh, hạt nêm: nửa thìa canh, hạt tiêu: 1/4 thìa canh, đường: một thìa canh.
Cách làm:
- Bò rửa sạch, thái lát vừa, giần qua, ướp với hạt nêm và hạt tiêu.
- Nướng sơ qua, lưu ý chỉ nướng chín vừa.
- Hành tây thái mỏng ngâm dấm, đường.
- Dưa leo bỏ ruột, thái chéo trộn đều với thịt bò và hành tây, cà chua bi.
- Cho thêm rau mùi ta thái nhỏ, nước mắm, nước cốt chanh, tương ớt và một chút đường. Lưu ý trộn nhẹ tay và đều.
- Cảm quan: Thịt bò khi ăn có vị chua ngọt, dưa leo giòn, thơm, ngấm vị, hành tây không bị hăng.
6. Cách Làm Gỏi Rau Cần Thịt Bò Ngon Miệng Đầu Tuần
Với cách chế biến đơn giản, nguyên liệu dễ tìm bạn có thể trổ tài món gỏi rau cần thơm ngon, lạ miệng. Món ăn ngon, chua chua, ngọt ngọt sẽ rất ngon mà không sợ ngán.
Gỏi có thể sử dụng như món khai vị hoặc ăn kèm với cơm và các món mặn, để đổi món, hôm nay cả nhà hãy làm món. Gỏi rau cần thịt bò chua chua ngọt ngọt ngon, thịt bò thì mềm mềm thơm thơm ngon ơi là ngon này nhé.
Nguyên liệu:
+ 150g thịt bò phi lê
+ 200g rau cần cạn
+ 1 củ hành tây
+ 3 củ hành tím
+ Rau răm
+ 1 trái ớt sừng cắt sợi
+ 2 muỗng mè rang
+ Ăn kèm: bánh đa chiên
+ Gia vị: muối, đường, nước mắm, tương ớt, tỏi băm, ớt băm, bột ngọt, giấm gạo lên men
Cách làm:
- Thịt bò cắt lát mỏng, trụng sơ với nước giấm đường, vớt ra để nguội.
- Rau cần nhặt rửa sạch, chỉ lấy 1 ít phần lá non. Hành tây cắt sợi nhuyễn. Hành tím bào mỏng. Rau răm nhặt sạch. Ngâm rau cần, hành tím, hành tây và rau răm với 1 chén nước, ½ chén giấm gạo lên men, 3 thìa cà phê đường, 1/2 muỗng bột ngọt khoảng 15 phút, vớt ra để ráo.
- Pha nước trộn gỏi: trộn đều 2 thìa cà phê giấm gạo lên men với 1.5 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê nước mắm, 1 muỗng tỏi băm, 1 muỗng ớt băm, 1 thìa cà phê tương ớt và ít muối.
- Trộn tất cả nguyên liệu với nước trộn gỏi.
Xếp món ăn ra dĩa, rắc mè rang và ớt sừng cắt sợi lên trên, dùng kèm bánh đa chiên.
Lưu ý:
+ Trụng thịt bò trong nước có pha giấm giúp thịt bò không bị khô, giữ được chất ngọt và màu sắc đẹp hơn.
+ Có thể ngâm rau răm bằng nước vo gạo cho rau sạch.
Gỏi là một món rất dễ ăn, bắt vị mà còn cung cấp đầy đủ các giá trị dinh dưỡng bên trong thành phần của nó. Vì vậy, còn chần chừ gì mà không “lăn vào bếp” để thử sức với cách làm gỏi bò bóp thấu theo công thức mà Thuocthang.com.vn đã giới thiệu phải không nào? Một chút mới lạ cho mâm cơm hay bàn tiệc cuối tuần chắc chắn sẽ giúp bạn ghi điểm với gia đình đấy nhé! Chúc các bạn một ngày vui vẻ và đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục Món Ngon của Thuocthang.com.vn để “bỏ túi” thêm nhiều bí quyết nấu ăn ngon nữa nhé .
Mrs.Hoàng Quyên
80% hệ thống miễn dịch của chúng ta đều tập trung ở гυộƚ. Vì vậy thải độc ruột rất quan trọng. Nếu cơ thể chúng ta giải độc đúng cách và lượng vi khuẩn có lợi ở гυộƚ được cân bằng thì chúng ta sẽ có siêu năng lực tự nhiên để chống lại bệnh tật.
Các nhà nghiên cứu khuyến khích nên ăn thực phẩm thực vật trong thời kỳ thanh niên vì nó có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở tuổi trung niên.
Để hạn chế tình trạng lây bệnh trong mùa dịch bệnh như hiện nay, mọi người thường có thói quen mua và tích trữ thực phẩm trong thời gian dài để hạn chế ra đường và tiếp xúc nơi đông người. Thế nhưng, việc mua và trữ thực phẩm trong mùa dịch sao cho an toàn? Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!
Trong giá đỗ rất giàu vitamin (đặc biệt là vitamin C), khoáng chất, amino acid, protein và các chất có nguồn gốc thực vật (phytochemicals) - những chất cần để mầm cây phát triển, cũng là những chất bổ dưỡng cho con người. Vì thế, giá đỗ là loại rau phổ biến và được rất nhiều người Việt ưa chuộng. Bạn có thể ăn giá sống, làm nước giá đỗ để uống hoặc chế biến nhiều món ăn ngon từ nguyên liệu này như giá xào, canh giá đỗ, dưa giá đỗ muối...
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Một ngày, bạn nhìn vào tủ lạnh và thấy đống hoa quả vừa mua cách đây không lâu trở nên héo úa hoặc thậm chí là không thể ăn được nữa ? Đây không phải là lần đầu và đến bây giờ, bạn vẫn chưa biết cách làm thế nào để bảo quản chúng luôn tươi như lúc mới mua về ?
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.