Bệnh xơ cứng bì là một căn bệnh không còn xa lạ với mọi người, đây là một bệnh tự miễn thường gặp ở phụ nữ khiến da bị cứng lại, mất độ đàn hồi. Bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ, khó khăn trong sinh hoạt mà còn có thể gây tổn thương các cơ quan nội tạng như thực quản, phổi, thận. Chính vì vậy mà ngoài chế độ dùng thuốc cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân. Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu các thực phẩm tốt cho bệnh nhân xơ cứng bì dưới đây nhé !
Xơ cứng bì (hay còn gọi – xơ cứng bì hệ thống tiến triển) là bệnh lý tự miễn, đặc trưng bởi tình trạng da dày và cứng. Đến nay căn nguyên của bệnh vẫn chưa được xác định rõ nên việc điều trị còn gặp nhiều bất lợi.
Ban đầu tổn thương khu trú ở da, sau đó có tiến triển và di chuyển đến các cơ quan khác như mạch máu và cơ quan nội tạng. Xơ cứng bì có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Vì chưa thể xác định nguyên nhân gây bệnh nên các phương pháp điều trị chỉ có khả năng cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa chuyển biến tiêu cực. Do đó bên cạnh các phương pháp chuyên sâu, bạn cần phối hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ quá trình chữa trị.
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHUNG CHO NGƯỜI BỆNH XƠ CỨNG BÌ
Xơ cứng bì là tình trạng hệ miễn dịch kích thích quá mức các tế bào sản xuất collagen, gây viêm và tích tụ collagen dư thừa. Bệnh gây cứng da, nặng hơn là xơ hóa các cơ quan nội tạng (xơ cứng bì toàn thân), như phổi, đường tiêu hóa và mạch máu. Mặc dù không có thực phẩm cụ thể hoặc chất dinh dưỡng có khả năng làm giảm sản xuất collagen, nhưng chế độ dinh dưỡng đúng cách có thể có tác động tích cực đến tình trạng bệnh, giúp chống lại mệt mỏi, viêm và rối loạn chức năng tiêu hóa ở người bệnh xơ cứng bì.
Khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng chung cho người bệnh xơ cứng bì như sau:
+ Chia nhỏ bữa, ăn thường xuyên sau mỗi 3 - 4 giờ. Nếu đã sút cân nghiêm trọng hoặc mỗi lần chỉ có thể ăn một lượng nhỏ, hãy ăn thường xuyên hơn, mỗi bữa cách nhau 2 giờ để tối đa hóa chất dinh dưỡng nạp vào
+ Chọn thực phẩm tươi, nguyên chất, chế biến lành mạnh. Không có chất bảo quản, thành phần nhân tạo hay dầu hydro hóa. Nếu chọn thực phẩm đóng hộp thì không nên có thành phần hóa học, danh sách các thành phần càng ngắn càng tốt;
+ Thêm các loại thảo mộc và gia vị giàu chất chống oxy hóa, chống viêm, như: Húng quế, hương thảo, kinh giới, quế, gừng, ớt bột, ớt, bột nghệ và bột cà ri;
+ Cắt giảm lượng đường bổ sung: Đường bổ sung khác với đường tự nhiên có trong trái cây, sữa và sữa chua. Nên kiểm tra danh sách thành phần và tránh các thuật ngữ chỉ đường bổ sung như sucrose, mía, fructose, si-rô gạo, mật ong, mật hoa, xi-rô ngô và xi-rô thực vật...
+ Cân nhắc bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất không kê đơn, chẳng hạn như: Kẽm, sắt, vitamin A, D, E và K, folate và B-12,... tùy vào loại chất dinh dưỡng cụ thể bị thiếu hụt. Bổ sung men vi sinh có thể giúp khôi phục chức năng đường ruột và giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng;
+ Uống nước lọc, tốt nhất là không chứa trong bình nhựa, thay vào đó là bình thủy tinh hoặc thép không gỉ. Mỗi ngày nên uống một lượng nước bằng nửa trọng lượng cơ thể, tức là hơn 2 lít nước ở người nặng 68kg.
+ Dùng các loại ngũ cốc nguyên hạt, đây là nguồn cung cấp tinh bột và năng lượng dồi dào cho cơ thể. Trong ngũ cốc nguyên hạt (ngũ cốc chưa qua chế biến) thường chứa nhiều nguyên tố vi lượng và chất chống oxy hóa. Các thành phần này có vai trò tăng độ bền mạch máu, làm sạch lòng mạch và ngăn ngừa tình trạng co cứng mạch.
+ Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3, đây là thành phần chống oxy hóa mạnh. Khi bổ sung thành phần này, các tác nhân tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa và hệ miễn dịch sẽ được ức chế. Ngoài ra, Omega 3 còn tham gia vào quá trình bảo vệ thành mạch, chống co thắt mạch máu và hạn chế hội chứng Raynaud ở người bị xơ cứng bì.
+ Lựa chọn các thực phẩm chứa nitrit oxit: Bệnh nhân xơ cứng bì thường dễ mắc hội chứng Raynaud – hiện tượng động mạch co thắt làm giảm dòng máu nuôi mô của các cơ quan. Vì vậy khi bổ sung thực phẩm chứa nitrit oxit, lưu lượng máu đến mô tế bào sẽ tăng lên đáng kể đồng thời hạn chế các đợt bùng phát của hội chứng này.
+ Cân nhắc loại bỏ thực phẩm khó tiêu khỏi chế độ ăn uống, như sản phẩm có chứa lúa mì hoặc sữa (đường sữa), để giải quyết các triệu chứng về tiêu hóa (ợ hơi, đầy bụng, khó chịu, tiêu chảy và / hoặc táo bón).
+ Không sử dụng thực phẩm nhiều Dầu mỡ, bởi dầu mỡ không chỉ gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa và làm tăng nồng độ cholesterol trong cơ thể mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Các axit béo trong dầu có khả năng gây rối loạn chuyển hóa, khiến tình trạng dày và cứng da trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó bạn cần tránh các loại thực phẩm như xúc xích chiên, khoai tây chiên, đồ ăn nhanh, bắp rang bơ,… Ngoài ra các thực phẩm này còn có khả năng kích thích phản ứng viêm ở khớp và gây ra triệu chứng đau nhức.
+ Không sử dụng Đồ uống chứa cồn (rượu, bia,…) vì có khả năng gây hư hại mạch máu, ảnh hưởng đến sức đề kháng và gây rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Sử dụng rượu bia trong thời gian dài còn làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Raynaud ở bệnh nhân xơ cứng bì.
CHẾ ĐỘ ĂN GIÚP KIỂM SOÁT CÁC TRIỆU CHỨNG DO XƠ CỨNG BÌ
Với những bệnh nhân xơ cứng bì đã gặp phải các triệu chứng về đường tiêu hóa (trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng kém hấp thu, táo bón, khó nuốt,…), bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Trào Ngược, Ợ Nóng
Nên chia nhỏ các bữa ăn và dùng thường xuyên, đều đặn trong cả ngày để tránh đầy bụng. Tránh ăn trong vòng 2 - 3 giờ trước khi đi ngủ, cũng như không dùng các thực phẩm làm nặng thêm triệu chứng, như:
+ Trái cây họ cam quýt
+ Sản phẩm làm từ cà chua;
+ Các món chiên rán nhiều dầu mỡ hoặc cay
+ Tỏi, hành và ớt sống;
+ Bạc hà, Bông cải xanh, Đậu
+ Đồ uống có ga, Rượu, cafe
Giảm cân cũng có thể giúp cải thiện tình trạng trào ngược, ợ nóng ở những người đầy đặn. Ngoài ra, nên dùng thêm một cái gối khi ngủ để nâng cao đầu và thân mình, giúp ngăn chặn trào ngược axit dạ dày vào đường thở.
2. Tiêu Hóa Kém, Táo Bón
Một số người gặp vấn đề tiêu hóa dù có ăn đủ các loại thực phẩm, nhưng lại không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng đúng cách. Điều này dẫn đến thiếu hụt vitamin và khoáng chất, hoặc các triệu chứng khác. Bệnh nhân xơ cứng bì toàn thân ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nên:
+ Tập thể dục, chẳng hạn như đi bộ, để thúc đẩy di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa;
+ Tiêu thụ nhiều chất xơ với ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả;
+ Uống bổ sung men vi sinh hàng ngày, hoặc ăn sữa chua có lợi khuẩn thường xuyên;
+ Tăng cường chất lỏng, uống nhiều nước.
3. Viêm Nhiễm
- Bổ sung chất chống oxy hóa với các loại trái cây và rau quả có màu đậm, đặc biệt là xanh đậm, vàng đậm, cam, đỏ, tím và xanh dương.
- Lựa chọn các loại cá béo, hạt và quả óc chó giàu axit béo omega-3;
- Ăn thực phẩm nhiều vitamin E, như các loại hạt và dầu ô liu;
- Cân nhắc dùng thêm viên Vitamin D3 1000 IU (cholecalciferol) cùng với bữa ăn để hấp thu tốt hơn.
4. Mệt Mỏi, Uể Oải
- Chia nhỏ bữa ăn, thường xuyên nạp năng lượng để không bị hạ đường huyết;
- Tăng cường bổ sung chất lỏng;
- Tập thể dục với cường độ vừa phải, thời gian từ 30 - 60 phút mỗi ngày, với các môn như đi bộ, đạp xe, bơi lội, pilates hoặc yoga;
- Ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm;
- Hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung chất sắt. Nên uống thuốc sắt cùng với nước ép có chứa vitamin C để hấp thụ tốt hơn.
5. Suy Giảm Tuần Hoàn Máu / Hội Chứng Raynaud
- Tập thể dục giúp tăng lưu thông máu;
- Bệnh nhân xơ cứng bì toàn thân có loét ngón tay cần ăn các nguồn protein động vật, giàu kẽm và sắt, (như thịt bò và thịt lợn) để đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
6. Dạ Dày, Căng Cứng
Ăn thực phẩm giàu vitamin E như:
+ Các loại hạt;
+ Mầm lúa mì;
+ Cải dầu;
+ Ô liu;
+ Dầu đậu phộng.
+ Xem xét bổ sung 5 mg (5000 mcg) biotin mỗi ngày để nuôi dưỡng da và móng tay.
7. Khó Nhai Hoặc Nuốt
Một số bệnh nhân ăn ít hơn do khó nhai hoặc nuốt, dần dần gây sút cân và suy dinh dưỡng quá mức. Trong trường hợp này, người bệnh xơ cứng bì nên:
+ Uống sinh tố hoặc nước ép trái cây và rau quả tươi;
+ Hỗn hợp trái cây, sữa chua, sữa tươi, ngũ cốc ăn sáng và / hoặc bột whey protein;
+ Nguồn protein mềm và ẩm, như: Phô mai, trứng hấp, sữa chua, cá, súp thịt gà, thịt xay, mì ống...
8. Sút Cân
Giảm cân đáng kể trong khoảng 3 - 6 tháng có thể là dấu hiệu cho thấy lượng dinh dưỡng và calo không đủ. Để phục hồi cân nặng và tình trạng dinh dưỡng, bệnh nhân nên cân nhắc:
+ Gặp bác sĩ để điều trị tình trạng vi khuẩn đường ruột (hoặc dạ dày) phát triển quá mức;
+ Thêm chất béo lành mạnh vào chế độ ăn uống: Dầu ô liu, cải dầu, dầu đậu phộng, các loại hạt, bơ thực vật, quả bơ, cá béo và salad trộn;
+ Sinh tố trái cây, sữa chua và sữa tươi, bơ đậu phộng, ngũ cốc ăn liền và / hoặc bột whey protein;
+ Xem xét dùng thức uống giàu protein giữa các bữa ăn, tần suất 1 - 3 lần mỗi ngày;
+ Các bữa ăn nhỏ cách nhau mỗi 2 giờ để tối đa hóa lượng calo và chất dinh dưỡng.
Ngay cả khi cố gắng tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, bệnh nhân xơ cứng bì toàn thân vẫn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn. Điều quan trọng đối với mỗi người bệnh xơ cứng bì là phải theo dõi tình trạng dinh dưỡng thường xuyên, đồng thời tiêu thụ thực phẩm lành mạnh trong suốt cả ngày và bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ tất cả các nhóm thực phẩm khác nhau.
Xơ cứng bì gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng lao động của người bệnh. vì vậy, bệnh cần được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và theo dõi lâu dài, kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Việc thiết lập chế độ dinh dưỡng còn phụ thuộc vào tình trạng riêng của từng người bệnh. Vì vậy bạn nên chủ động tìm gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.
Hoàng Quyên
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
Bánh tráng nướng là món ăn vặt yêu thích của người dân Đà Lạt và du khách khi đến với thành phố sương mù này. Một món ăn đường phố bình dị nhưng đầy sức hút. Từng chiếc bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, quyện cùng hương thơm của trứng, pate, mỡ hành và các loại topping khác tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Bánh ngải mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Nguyên. Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng. Vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, quyện cùng hương thơm nồng nàn của lá ngải tạo nên một món ăn dân dã mà đầy tinh tế.
Ẩm thực Yên Bái nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Trong đó, măng vầu cuốn thịt là một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Những bài tập thể dục buổi sáng cho người cao tuổi như đạp xe đạp, đi bộ, dưỡng sinh... giúp rèn luyện sức khỏe, tránh những bệnh lý nguy hiểm và vấn đề tăng cân không còn khó khăn như trước nữa.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Cây cát lồi là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Từ lâu đã được các thầy thuốc Đông Y khuyên dùng. Vậy cây cát lồi trị bệnh gì? công dụng của cây cát lồi là gì? Mời bạn đọc cùng Thuocthang.com.vn xem qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm.
Ngộ độc thuốc là tình trạng bệnh lý cấp cứu thường gặp , nguyên nhân chủ yếu do người bệnh chủ động dùng thuốc điều trị không có chỉ định của bác sĩ, dùng quá liều chỉ định; hoặc dùng nhầm thuốc. Ngộ độc thuốc có thể để lại các di chứng không hồi phục và tử vong nếu không xử trí kịp thời. Vì vậy Khi nghi ngờ ai bị ngộ độc thuốc, cần nhanh chóng sơ cứu và đưa đến bệnh viện ngay lập tức.