Đối với nhiều phụ nữ, trào ngược dạ dày là một trong những dấu hiệu mang thai sớm, bắt đầu vào khoảng tháng thứ hai. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi khi gặp phải tình trạng này bởi vị đắng hoặc chua ở trong khoang miệng gây không ít khó chịu. Bài viết sau, Thuocthang.com.vn sẽ chỉ ra những nguyên nhân khiến bà bầu bị trào ngược dạ dày cũng như cách cải thiện bằng những biện pháp tự nhiên.
NGUYÊN NHÂN BÀ BẦU BỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY
Trào ngược dạy dày xảy ra khi van giữa dạ dày và thực quản không thể ngăn axit dạ dày quay trở lại thực quản. Khi mang thai, hormone progesterone làm cho van giãn ra, tăng tần suất trào ngược dạ dày, đồng thời tạo điều kiện khiến axit dạ dày đi vào thực quản và kích thích niêm mạc.
Tình trạng khó tiêu và trào ngược dạ dày thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ 3 bởi thai nhi đè lên ruột và dạ dày, khiến thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản. Bên cạnh nguyên nhân chính như trên thì vẫn còn một số lý do khác khiến bạn gặp phải tình trạng này, chẳng hạn như:
+ Thừa cân
+ Ăn quá nhiều
+ Stress khi mang thai
+ Ăn ngay trước khi đi ngủ
+ Bận quần áo ôm sát và chật
+ Uống thức uống chứa caffein và đồ uống có ga
+ Ăn một số thực phẩm dễ gây trào ngược như như hành tây, sô cô la, bạc hà, thực phẩm giàu chất béo, trái cây họ cam quýt, tỏi, thực phẩm cay, cà chua hoặc các sản phẩm từ cà chua.
CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY Ở BÀ BẦU
Triệu chứng trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai có thể kéo dài trong suốt thai kỳ và có thể diễn biến nặng hơn trong tam ca thứ nguyệt thứ hai và thứ ba. Các triệu chứng trào ngược của mẹ bầu cũng gần giống với những người khác như:
– Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trào ngược dạ dày, xuất hiện nhiều khi mẹ ăn no hoặc nằm ngủ.
– Thường xuyên buồn nôn ói: khi bị trào ngược, mẹ bầu rất hay buồn nôn, nôn hoặc nghẹn thức ăn.
– Đau ngực: do axit trào ngược sẽ kích thích đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản và gây ra cảm giác đau tức.
– Nuốt khó: bệnh càng nặng lượng axit trào ngược lên càng nhiều gây sưng đỏ, phù nề niêm mạc thực quản. Do đó, làm việc nuốt của mẹ bầu khó khăn hơn.
– Giọng khản, ho nhiều: lúc này dây thanh quản của mẹ bị sưng do tiếp xúc nhiều với axit dạ dày, tăng nguy cơ bị khản giọng, lâu ngày sẽ chuyển thành ho.
– Miệng tiết nhiều nước bọt: đây là phản xạ bình thường của miệng khi axit chua trào lên, để trung hòa lượng axit.
– Ngoài ra mẹ bầu còn gặp các triệu chứng khác như là: chán ăn, sụt cân nhanh, thiếu máu hoặc xuất huyết đường tiêu hóa.
NHỮNG TÁC HẠI CỦA MẸ BẦU BỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY
Trào ngược dạ dày là một trong những vấn đề không hiếm gặp trong quá trình thai nghén. Bệnh lý không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu nếu được phát hiện sớm và chú ý chăm sóc. Trào ngược dạ dày có khả năng tái phát cao và là tác nhân gây ra các bệnh khác như viêm phổi, viêm xoang,… khi bệnh có xu hướng chuyển biến nặng.
Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày trầm trọng là tác nhân gây ra bệnh liên quan đến thực quản nguy hiểm như:
– Viêm loét dạ dày, thực quản: dịch axit nhiều gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày, thực quản, gây viêm loét, sưng tấy. Từ đây có thể làm co rút thực quản, gây nên hiện tượng hẹp thực quản, thực quản có sẹo.
– Tiền ung thư thực quản: nguy cơ xảy ra nếu mẹ bầu bị trào ngược dạ dày ở tất cả các lần mang thai. Sự tiếp xúc lặp đi lặp lại với axit sẽ làm tế bào lót ở vùng thấp thực quản bị đổi màu, lâu ngày phát triển thành ung thư thực quản.
Như vậy, khi nhận thấy những triệu chứng của trào ngược dạ dày mẹ bầu nên đi khám để xác định tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị sớm, phù hợp với thể trạng.
CÁCH CHỮA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ NHẤT CHO PHỤ NỮ MANG THAI
Việc sử dụng thuốc kháng axit không kê đơn có thể giúp làm giảm chứng trào ngược dạ dày nhưng mẹ bầu phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Một số loại thuốc chứa hàm lượng natri cao, có thể gây ra sự tích tụ chất lỏng trong các mô cơ thể. Thêm vào đó, cũng có vài loại thuốc có chứa nhôm, đây là khoáng chất được đánh giá không an toàn cho phụ nữ mang thai.
Việc ngăn ngừa bà bầu bị trào ngược dạ dày là cách tốt nhất để điều trị, bạn có thể tham khảo một số cách như sau:
1. Điều Trị Bằng Thay Đổi Lối Sống
Phương pháp chữa bệnh trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai bằng thay đổi lối sống luôn được ưu tiên sử dụng để làm giảm triệu chứng khó chịu của bệnh, đồng thời không gây ảnh hưởng xấu, tác động đến sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, việc thay đổi lối sống này cần thực hiện kiên trì, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời thường xuyên báo cáo triệu chứng bệnh để kịp thời có can thiệp nếu cần thiết.
Thay đổi lối sống theo các bước sau:
+ Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, không ăn quá no.
+ Ăn chậm, nhai kỹ.
+ Tránh ăn các đồ chiên, cay nóng, giàu chất béo, trái cây chứa nhiều vitamin C, thuốc lá, rượu bia... hoặc bất cứ thực phẩm nào có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới, tăng nguy cơ ợ nóng.
+ Uống ít nước trong khi ăn, nên uống nước vào giữa các bữa ăn.
+ Giữ tư thế đứng ít nhất 3 tiếng sau ăn.
+ Đi bộ giúp mẹ bầu vận động và có thể tiêu hóa tốt hơn.
+ Chỉ nằm sau khi ăn được hơn 2 giờ, nằm cao đầu hoặc đặt gối dưới vai để ngăn chặn acid dạ dày trào ngược. Ngoài ra, nằm nghiêng sang bên trái cũng giúp thực quản cao hơn dạ dày, giúp hạn chế được chứng trào ngược.
+ Mặc quần áo rộng, thoải mái vì quần áo bó sát có thể làm tăng áp lực lên dạ dày.
+ Duy trì cân nặng phù hợp trong thai kỳ.
+ Nên ăn sữa chua hoặc uống một ly sữa để giảm triệu chứng trào ngược tức thì, ngoài ra uống một ít mật ong pha với trà hoa cúc cũng có hiệu quả tương tự.
+ Ăn nhiều rau giúp tránh táo bón.
2. Các Phương Pháp Điều Trị Khác
Nếu trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai có triệu chứng nặng, bác sĩ có thể chỉ định cho phép sử dụng các thuốc điều trị giảm triệu chứng trào ngược. Các thuốc này có thể giúp sản phụ hạn chế tình trạng trào ngược, tuy nhiên cần đảm bảo không gây tác dụng phụ tới thai nhi hoặc có thể kiểm soát.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai bị trào ngược dạ dày không được tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh hoặc dùng thuốc dân gian theo lời mách bảo. Sử dụng thuốc điều trị trong giai đoạn mang thai cần hết sức cẩn trọng vì có thể gây nguy hiểm đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.
Ngoài ra, cũng có một số lựa chọn khác cho chữa bệnh trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai như châm cứu, tập yoga hay phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh. Trước khi lựa chọn phương pháp điều trị nào, sản phụ cũng cần nên trao đổi với bác sĩ khám bệnh để có tư vấn phù hợp.
Trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai dù không quá nguy hiểm song gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, khi có dấu hiệu trào ngược dạ dày, sản phụ nên sớm đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn điều trị.
Nguyễn Ngọc
Bệnh đau dạ dày được coi là căn bệnh phổ biến ngày nay, gây ra những cơn đau âm ỉ, cùng với tình trạng khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn. Khi mắc bệnh, người bệnh cần dùng thức ăn giảm tiết dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày và bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất từ rau củ quả. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý một số loại trái cây không tốt cho bệnh dạ dày.
Viêm túi thừa có thể dẫn tới tình tràng chảy máu, áp xe… và nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Điều này khiến cho không ít người hoang mang, lo lắng không biết bệnh xuất phát từ đâu? Cách điều trị như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây của Thuocthang.com.vn để có cái nhìn chính xác nhất nhé!
Viêm túi thừa có thể dẫn tới tình tràng chảy máu, áp xe… và nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Điều này khiến cho không ít người hoang mang, lo lắng không biết bệnh xuất phát từ đâu? Cách điều trị như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây của Thuocthang.com.vn để có cái nhìn chính xác nhất nhé !
Dạ dày khỏe, bạn có thể ăn bất kỳ thứ gì, nhưng nếu chúng có vấn đề, hãy biết ăn uống cẩn thận. Việc chọn sai thực phẩm có thể gây khó chịu hoặc làm cho tình trạng bệnh thêm nặng, bởi Axit nhiều trong dạ dày rất khó chịu và tạo ra cảm giác nóng rát ở dạ dày. Nhiều axit có thể gây hại niêm mạc dạ dày và thực quản.
Cây lá khôi còn có tên gọi khác là cây độc lực, cây khôi nhung, hay cây khôi tía, đơn tướng quân, thuộc họ đơn nem Myrsinaceae, được biết đến rất nhiều ở Việt Nam. Đây là một loài cây ưa bóng, thường mọc ở sâu trong các rừng rậm. Ở Việt Nam, loại cây này thường mọc ở các tình miền núi nhiều rừng rậm như Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ, An, Cao Bằng,…
Bệnh viêm dạ dày là một trong những bệnh lý về dạ dày chiếm tỷ lệ cao hiện nay. Đây là bệnh không quá khó chữa nhưng nếu không tìm đúng phương pháp điều trị, bệnh dễ tái phát và có thể trở thành mãn tính. Chế độ ăn uống có thể gây ảnh hưởng lớn tình trạng bệnh. Sau đây là những thực phẩm mà người bị bệnh viêm dạ dày cần hạn chế, tránh để bệnh trở nặng hơn
Dạ dày khỏe, bạn có thể ăn bất kỳ thứ gì, nhưng nếu chúng có vấn đề, hãy biết ăn uống cẩn thận. Việc chọn sai thực phẩm có thể gây khó chịu hoặc làm cho tình trạng bệnh thêm nặng, bởi Axit nhiều trong dạ dày rất khó chịu và tạo ra cảm giác nóng rát ở dạ dày. Nhiều axit có thể gây hại niêm mạc dạ dày và thực quản.
Bệnh viêm dạ dày là một trong những bệnh lý về dạ dày chiếm tỷ lệ cao hiện nay. Đây là bệnh không quá khó chữa nhưng nếu không tìm đúng phương pháp điều trị, bệnh dễ tái phát và có thể trở thành mãn tính. Chế độ ăn uống có thể gây ảnh hưởng lớn tình trạng bệnh. Sau đây là những thực phẩm mà người bị bệnh viêm dạ dày cần hạn chế, tránh để bệnh trở nặng hơn
Bệnh viêm dạ dày là một trong những bệnh lý về dạ dày chiếm tỷ lệ cao hiện nay. Đây là bệnh không quá khó chữa nhưng nếu không tìm đúng phương pháp điều trị, bệnh dễ tái phát và có thể trở thành mãn tính. Chế độ ăn uống có thể gây ảnh hưởng lớn tình trạng bệnh. Sau đây là những thực phẩm mà người bị bệnh viêm dạ dày cần hạn chế, tránh để bệnh trở nặng hơn
Có rất nhiều loại thuốc tây để điều trị chứng bệnh đau dạ dày, thế nhưng không phải thuốc nào cũng có thể dùng được.