Quá trình chuyển dạ đánh dấu thời điểm thiên thần nhỏ sắp chào đời sau “9 tháng 10 ngày ngọt ngào” trong bụng mẹ. Ngoài cảm giác hồi hộp, hạnh phúc khi sắp được gặp con yêu, không ít mẹ cảm thấy rất lo lắng, căng thẳng khi sắp phải “vượt cạn”. Tuy “mang nặng đẻ đau” là điều không thể tránh khỏi khi thực hiện thiên chức làm mẹ, nhưng để giúp các mẹ bớt đi nỗi lo và tự tin hơn trước khi “lâm bồn “ Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn mẹ cách rặn đẻ dễ dàng và hiệu quả nhất khi sinh em bé tự nhiên.
Mặc dù thiên chức của phụ nữ là làm mẹ thế nhưng không phải bỗng nhiên họ biết cách đẻ sao cho đúng phương pháp. Việc rặn đẻ đúng cách trong quá trình chuyển dạ sinh con đóng vai trò rất quan trọng, không những làm giảm bớt sự vất vả trong ca sinh cho đội ngũ y bác sĩ đỡ đẻ mà còn giúp quá trình “vượt cạn” diễn ra nhanh chóng. Thai phụ sẽ không phải đối mặt với tình trạng mất sức, tổn thương đường sinh dục hoặc băng huyết sau sinh hay em bé cũng không bị ngạt khi phải ở trong bụng mẹ quá lâu.
Chính vì vậy, việc được hướng dẫn rặn đẻ đúng, kịp thời là rất cần thiết, cần được thực hiện sớm chứ không phải khi thai phụ bắt đầu vào cuộc sinh. Thở và rặn đẻ đúng với chu kỳ cơ gò tử cung sẽ giúp thai phụ giảm được mức độ đau, thai nhi chui ra nhanh hơn cũng như tiết kiệm được sức lực trong quá trình sinh. Vậy nên, tìm hiểu về cách thở và rặn đẻ đối với thai phụ là điều vô cùng cần thiết và quan trọng.
HƯỚNG DẪN CÁCH THỞ KHI SINH THƯỜNG
Trước khi đến với cách rặn và thở đúng, chúng ta cần hiểu biết về cơn co tử cung. Cơn co tử cung có tính chất chu kỳ và thường gồm 3 thì sau:
+ Thì co: Bụng của thai phụ thường có cảm giác cứng lên và cơn đau tăng dần
+ Thì kéo dài: Cảm giác đau đạt đỉnh điểm ở thì kéo dài.
+ Thì nghỉ: Cơn đau bụng sẽ giảm dần và có thể không còn cảm giác đau nữa. Đây chính là khoảng cách giữa các cơn gò tử cung và là thời điểm để thai phụ phục hồi sức lực chuẩn bị cho cơn đau tiếp theo.
Thai phụ cần tập trung dựa vào chu kỳ của cơn gò tử cung để thở đúng cách:
+ Lúc cảm thấy cơn đau, tức là có cơn co bắt đầu xuất hiện. Thai phụ nên thở nhanh dần, hít bằng mũi và thở ra bằng miệng. Đến khi cơn đau tăng dần, thai phụ sẽ thở nhanh và nông hơn, thở làm sao tạo được tiếng rít như tiếng huýt sáo nhỏ là được.
+ Khi cơn đau giảm dần thì thai phụ nên thở chậm hơn, sâu hơn, vừa thở vừa thư giãn, để lấy lại năng lượng chuẩn bị cho cơn co tử cung kế tiếp.
Các mẹ cũng có thể tham khảo thêm một số các bài tập sau đây để việc thở khi sinh được dễ dàng hơn.
Bài tập 1: Thở khi rặn đẻ
Thai phụ ngồi trên sàn, hai chân gấp lại thành hình chữ V ngược, hai bàn chân mở rộng đồng thời hai bàn tay luồn qua mặt ngoài đùi và ôm lấy đùi.
Khi được bác sĩ thông báo đã đến lúc và yêu cầu rặn thì thai phụ hãy hít một hơi thật dài, nín thở và ngậm hơi trong mồm, tiếp đó nhẩm chậm trong đầu từ 1 đến 7, đồng thời đưa hơi xuống kênh đẻ.
Bài tập 2: Thở ngắn – nhanh – nông
Khi cổ tử cung đã mở 8 – 10 cm, đầu thai nhi tụt xuống, làm chèn ép vào bàng quang, và trực tràng nên cảm giác đầu tiên của người mẹ là muốn rặn. Cơn đau dồn dập, rất mạnh trung bình khoảng 2-3 phút/cơn, cơn co kéo dài 50 – 55 giây. Khi này, thai phụ càng phải bình tĩnh hơn, thở để tránh rặn non có thể gây phù nề cổ tử cung gây khó khăn cho cuộc đẻ.
Khi cơn co bắt đầu, thai phụ tập trung thở 3 lần bằng hơi thở ngắn, đến hơi thở thứ 4 thì thổi mạnh. Lặp lại 4 lần như vậy, lần thứ 5 thì hít vào, thổi ra từ từ. Sau đó cân bằng khí.
Thai phụ luôn phải áp dụng tư thế ngồi nghỉ như sau: Hai chân khoanh tròn trước mặt, không chân nào đè vào chân nào, đầu, lưng thẳng, hai vai xuôi, hai tay đặt nhẹ lên gối và nên ngồi tập nơi yên tĩnh và thoáng khí.
Bài tập 3: Thở ngực nông
Khi cổ tử cung mở 6 – 8 cm, các cơn co lúc này diễn ra mau hơn, mạnh hơn, kéo dài hơn (40-50 giây/cơn), khoảng cách giữa các cơn khoảng 3 phút/ lần. Lúc này cơn đau tăng, nếu không ngồi được thì mẹ bầu có thể đứng.
+ Khi bắt đầu cơn đau, hãy hít một hơi thật sâu qua mũi rồi thở ra bằng miệng.
+ Sau đó thở ngắn qua miệng, nhịp thở ngắn dần theo mức tăng của cơn đau.
+ Khi cơn đau đạt đỉnh điểm hơi thở nhanh, gấp, nối tiếp nhau.
+ Khi cơn đau giảm, chuyển thở ngắn giống ban đầu.
+ Hết cơn đau, hít thật sâu rồi thổi ra và cân bằng khí.
Bài tập cân bằng khí: Lấy hai tay chụm lại đặt dọc trước mũi miệng thổi dài hơi và hít không khí trong tay mình. Khi tập thở kiểu này thai phụ sẽ cảm thấy hơi mệt, chóng mặt nhưng đây là hiện tượng sinh lí bình thường, không cần quá lo lắng.
Bài tập 4: Thở ngực chậm
Khi thấy cổ tử cung mở 2-6cm, cơn co diễn ra trong khoảng 20-25 giây, tần số thưa, khoảng cách giữa các cơn co dài (khoảng 4-5 phút xuất hiện một cơn), bạn hãy thở ngực chậm để giữ sức và lấy nhiều oxy cho hai mẹ con.
Bắt đầu cơn co, hãy hít thật sâu không khí qua mũi vào tận đáy phổi và thở ra bằng miệng để đẩy hết thán khí ra. Nếu thực hiện đúng, bạn sẽ thở khoảng 9-11 lần/phút.
HƯỚNG DẪN CÁCH RẶN KHI SINH THƯỜNG
Rặn đúng cách không chỉ giúp đẩy thai ra ngoài dễ dàng mà còn giúp thai phụ tiết kiệm sức lực. Nếu rặn không đúng thì quá trình sinh sẽ kéo dài khiến mẹ bị mất sức, bé có thể bị ngạt vì không kịp ra ngoài và cần phải có sự can thiệp của các phương pháp khác. Để rặn hiệu qủa, thai phụ nên lưu ý theo các hướng dẫn sau:
+ Khi sinh sản phụ sẽ cần nằm đầu cao một góc khoảng 45 độ, mông hơi nâng cao lên. Hai chân đạp vào 2 bàn đỡ và hai tay nắm chặt lấy 2 thành của bàn sinh.
+ Khi cảm nhận được cơn gò tử cung, mẹ cần hít sâu một hơi thật sâu rồi dồn hơi rặn mạnh để dồn hơi xuống vùng bụng dưới giúp đẩy bé ra.
Lưu ý khi thai phụ cảm thấy sắp hết hơi nhưng vẫn còn đau có thể hít vào một hơi khác và rặn tiếp tục cho đến khi không còn cảm thấy đau nữa. Khi rặn thai phụ phải cố gắng dồn hơi xuống bụng và không nên phát ra âm thanh.+ Rặn khi cơn co tử cung đang diễn ra mới mang lại hiệu quả cao. Sự kết hợp giữa lực của cơn gò tử cung, lực rặn của sản phụ và và lực đẩy của nhân viên y tế sẽ giúp bé ra đời tự nhiên một cách dễ dàng.
+ Giữa 2 cơn gò tử cung, mẹ nên thư giãn , hít vào thở ra đều đặn, nhịp nhàng để lấy sức chuẩn bị cho cơn gò kế tiếp.
NHỮNG LƯU Ý THAI PHỤ CẦN BIẾT KHI RẶN ĐẺ
- Ở người mới sinh con lần đầu (sinh con so), quá trình rặn sinh thường kéo dài từ 30 - 40 phút. Còn ở người sinh con rạ thì quá trình này có thể ngắn hơn và thường kéo dài từ 20 - 30 phút.
- Nếu đây là lần đầu sản phụ sinh thường, tầng sinh môn còn khá chắc nên bác sĩ sẽ phải cắt tầng sinh môn để giúp đường ra của em bé rộng hơn, bé dễ ra hơn và hạn chế tối đa các sang chấn ở vùng đầu. Ngoài ra, việc cắt tầng sinh môn cũng giúp tránh trường hợp tầng sinh môn bị rách, dẫn đến mất thẩm mỹ và tổn thương cơ vòng hậu môn của sản phụ.
- xác định đúng các cơn gò tử cung của mình : Thời gian sinh sẽ kéo dài tùy thuộc vào từng người. Tuy nhiên, thông thường quá trình sinh sẽ diễn ra trong khoảng 6 giờ đến 24 giờ. Thông thường khi bắt đầu chuyển dạ thì tần suất cơn gò khoảng 10 phút/lần, kéo dài chừng 10 -15 giây với mức độ đau vừa phải. Khi thấy có dấu hiệu trên 3 cơn co trong 10 phút và kéo dài 30 – 40 giây, thời điểm này mẹ bắt đầu được rặn. Việc xác định đúng các cơn gò tử cung của mình sẽ giúp mẹ bầu có thể điều hòa được nhịp thở đồng thời dồn sức rặn để quá trình sinh bé được nhanh và thuận lợi hơn.
- Tư thế khi sinh đóng vai trò quan trọng không kém trong việc giúp cho em bé ra đời suôn sẻ hơn. Khi nằm trên bàn sinh, mẹ bầu cần chú ý để đầu của mình hướng một góc 45 độ. Hai tay nắm chặt hai thanh càng trên bàn sinh để làm điểm tựa. Hai bàn chân đạp mạnh và đúng vào vị trí của bàn để chân ở hai bên phía dưới. Đây chính là tư thế chuẩn cho thai phụ khi sinh, giúp cho quá trình vượt cạn của mẹ bầu thành công hơn.
- Luôn giữ tâm lý thoải mái, điều hòa hơi thở khi rặn đẻ: Việc làm này sẽ giúp cuộc rặn đẻ thuận lợi hơn rất nhiều. Quá trình sinh nở là một hành trình hết sức tự nhiên, mọi đau đớn sẽ không quá to tát so với niềm hạnh phúc đón con yêu chào đời. Trong trường hợp mẹ bầu cảm thấy quá sức hãy lên tiếng yêu cầu bác sĩ trợ giúp, họ sẽ hướng dẫn lại thai phụ cách hít thở lấy hơi nhịp nhàng và hỗ trợ những điều cần thiết.
Trước khi sinh, thai phụ có thể luyện tập cách thở theo hướng dẫn bên trên và đừng nên quá căng thẳng, lo lắng mà hãy hít thở đều đặn và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tâm lý lo lắng, hồi hộp của các mẹ bầu khi chuẩn bị “lâm bồn” là rất bình thường. Tuy vậy, mẹ cũng đừng nên quá căng thẳng nhé! Giữ tâm lý vững vàng và hít thở, rặn đẻ đúng cách theo những hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp mẹ vượt cạn dễ dàng hơn. Chúc các mẹ bầu sớm “mẹ tròn con vuông” nhé!
Nguyễn Ngọc
Ngoài việc chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, thì bạn cũng cần chọn những loại nước uống tốt khi mang thai bởi cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường.
Vi chất dinh dưỡng có vai trò thiết yếu trong sản xuất năng lượng, tham gia hoạt động của nhiều cơ quan và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Các chất dinh dưỡng được cung cấp từ nguồn thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày. Có những chất dinh dưỡng tuy cơ thể chỉ cần một số lượng rất nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai và sự phát triển của trẻ.
Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu. Có tới 80% những bà mẹ bầu có triệu chứng bị đau lưng khi mang thai. Hầu hết các trường hợp đều chỉ xuất hiện triệu chứng đau lưng thoáng qua rồi sẽ mất đi dần, thế nhưng cũng có những trường hợp các cơn đau kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó chịu.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Những kinh nghiệm nhận biết dấu hiệu có thai theo dân gian mặc dù chưa được khoa học chứng minh nhưng Với kinh nghiệm của các bà các mẹ ngày xưa, Nhận biết những dấu hiệu có thai theo dân gian được cho là phương pháp cực kỳ chính xác.
Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, các bà bầu thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.
Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.
Tâm lý của các cặp vợ chồng khi khi chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ ra đời đều rất tò mò và háo hức muốn biết liệu bé yêu nhà mình là hoàng tử hay công chúa. Vậy thai bao nhiêu tuần thì biết giới tính? Nhiều mẹ bầu cũng băn khoăn liệu mang thai 12 tuần đã có thể nhận biệt giới tính thai nhi hay chưa và thường tự dự đoán bằng những “mẹo” dân gian. Tuy vậy, những quan niệm dân gian này đôi khi cũng không hoàn toàn chính xác.