Danh Sách Các Chất Trong Mỹ Phẩm Bà Bầu Nên Tránh

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.

Danh Sách Các Chất Trong Mỹ Phẩm Bà Bầu Nên TránhDanh Sách Các Chất Trong Mỹ Phẩm Bà Bầu Nên Tránh

Một sự thật là các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cá nhân chứa nhiều thành phần không tốt. Hàng ngày mỗi phụ nữ nạp trung bình 300-500 hoá chất vào người thông qua các loại nhu yếu phẩm, chăm sóc cá nhân, dưỡng da và trang điểm

Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện rằng cứ 1 trong 8 thành phần ( trong tất cả 82,000 thành phần sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân) là hóa chất công nghiệp nguy hiểm - tức là chiếm tới 12.5%.

Sau đây, Thuocthang.com.vn xin chia sẻ đến các mẹ những thành phần hóa mỹ phẩm cần tránh cho mẹ bầu hay đang cho con bú:

NHỮNG TÁC HẠI CỦA VIỆC DÙNG MỸ PHẨM KHI MANG THAI

Các loại mỹ phẩm dùng ngoài da, về lý thuyết, không thể ngấm vào máu và tác động tới thai nhi. Chúng chỉ có tác động tới vẻ bề ngoài chứ không ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.

Tuy nhiên, trong thực tế, các chất phụ gia trong mỹ phẩm như chất tạo mùi của nước hoa, aceton trong sơn và tẩy móng, amoniac trong các sản phẩm tạo kiểu tóc là những chất bốc hơi nhanh, dễ dàng ngấm qua đường hô hấp của thai phụ và ảnh hưởng đến thai nhi.

Bên cạnh đó, làn da của phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm hơn do sự thay đổi các loại hormone thai kỳ nên dễ kích ứng với các thành phần hóa chất có trong mỹ phẩm.

KINH NGHIỆM LỰA CHỌN MỸ PHẨM KHI MANG THAI MỘT CÁCH AN TOÀN

Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ bà bầu nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm vì giai đoạn này phôi thai mới hình thành nên dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Việc sử dụng mỹ phẩm không an toàn có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu nên tránh các sản phẩm sau đây: kem trị mụn, sơn móng thay, thuốc uốn nhuộm tóc vì chứa thành phần gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi.

Nên lựa chọn các sản phẩm làm đẹp có nguồn gốc tự nhiên như son dưỡng môi, mặt nạ, xà bông, nước hoa khô,…để yên tâm về nguồn gốc, thành phần.

 

 

Hạn chế trang điểm đậm nhất là đối với da và môi, tẩy trang cẩn thận sau khi trang điểm. Tốt nhất là sử dụng nước tẩy trang tự nhiên như nước vo gạo, sữa tươi.

Chị em cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng hợp lý giàu vitamin và khoáng chất từ trái cây, rau quả, sữa,…giups bạn có làn da đẹp tự nhiên mà không lạm dụng mỹ phẩm.

Trước khi sử dụng loại mỹ phẩm nào bà bầu nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc bác sĩ để biết được mình thích hợp với loại mỹ phẩm nào để an toàn cho mẹ và bé. Chủ yếu các loại mỹ phẩm cho bà bầu là các loại mỹ phẩm từ tự nhiên, các loại trái cây, rau củ,…

THÀNH PHẦN MỸ PHẨM CẦN TRÁNH KHI MANG THAI

Khi mang thai bạn cần thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm vì có một vài thành phần có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi. Khi mua mỹ phẩm hãy cẩn thận đọc thành phần và tránh dùng các loại có chứa thành phần dưới đây:

1. Retinoid (Retinol)

Retinoid rất có hiệu quả trong chống lão hóa, thường xuất hiện trong thành phần nhiều loại mỹ phẩm. Retinoid dạng viên uống còn được biết đến với tên Isotretinoin được sử dụng rộng rãi trong liệu trình điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên hàm lượng Vitamin A quá cao trong sản phẩm này có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Vì thế khi chọn mua mỹ phẩm hãy chọn các sản phẩm không có Retinoids.

2. Axit salicylic

Axit salicyclic có khả năng điều trị mụn trứng cá, tẩy tế bào chết và làm sạch lỗ chất lông, phầm lớn các sản phẩm sữa rửa mặt đều chứa chất này. Tuy nhiên lạm dụng axit salicylic dạng viên uống sẽ gây dị tật bẩm sinh, các bà mẹ hãy chỉ sử dụng một lượng nhỏ chất này và sử dụng ngoài da. Nếu muốn đàm bảo an toàn tuyệt đối cho con bạn, khi có nhu cầu tẩy tế bào chết trên mặt hay trên cơ thể hãy tránh các sản phẩm có chứa axit salicylic cũng như axit alpha và beta hydroxyl.

3. Parabens

 

 

Đây là một trong những chất hoá học được sử dụng dưới dạng chất bảo quản nhằm ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Người ta có thể sẽ tìm thấy Parabens trong lăn khử mùi, sữa tắm, sữa rửa mặt, thậm chí trong cả thức ăn và một số dược phẩm. Hoá chất này có thể dẫn tới nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.

Paraben là một chất bảo quản gây rối loạn sự cân bằng nội tiết, gây ung thư vú và làm biến đổi giới tính ở thai nhi.

4. Synthetic Color (Màu Tổng Hợp)

Nếu bạn nhìn vào nhãn dán có ghi FD &C hoặc D&C thì chính là viết tắt của màu tổng hợp. Chất tạo màu tổng hợp này hiện tại đang bị nghiêm cấm sử dụng tại Châu Âu. Tác hại của chất này có thể gây kích ứng da và tế bào ung thư.

5. Fragrance/ Parfume (Chất Tạo Mùi)

Để làm nên mùi hương của sản phẩm, hương liệu tổng hợp là thành phần khó tránh khỏi, nhất là trong các sản phẩm như dầu gội, sữa tắm, nước hoa, toner, serum, son, phấn, sữa rửa mặt…

Không chỉ là thành phần trong mỹ phẩm có thể gây hại cho bà bầu vì chúng có khả năng gây kích ứng da, làm khô và tăng tốc độ lão hóa da mà ngay cả những chị em không mang thai khi sử dụng trong thời gian dài cũng rất dễ gây ra những ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương, rối loạn nội tiết tố, tăng nguy cơ ung thư...

Đối với mẹ bầu sử dụng nhiều sản phẩm chứa hương liệu sẽ dễ dẫn đến tình trạng hen suyễn nặng ở trẻ, gây ra chứng nhức nửa đầu.

Mẹ bầu có thể nhận dạng chúng trên nhãn sản phẩm bằng các tên như Fragrance, perfume, parfum, essential oil blend, aroma.

Do đó, hầu hết các sản phẩm hữu cơ dành cho bà bầu đều sử dụng mùi hương tự nhiên của nhiên liệu mà không sử dụng hóa chất gây kích ứng, ảnh hưởng đến thai nhi.

6. Sodium Lauryl Sulfate (SLS) / Sodium Laureth Sulfate (SLES): Chất Tạo Bọt

 

 

Chất tạo bọt thường được sử dụng trong dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, mascara, mỹ phẩm trị mụn và đặc biệt trên các sản phẩm vệ sinh cá nhân. Chất SLS còn có khả năng tương tác và kết hợp với các hoá chất khác nhằm tạo ra Nitrosamine – một chất gây ung thư nguy hiểm. Nếu tiếp xúc nhiều với hoá chất này bà bầu có thể mắc hàng loại các vấn đề tổn thương liên quan tới phổi và thận.

7. Formaldehyde

Formaldehyde được tìm thấy nhiều trong sơn móng tay, sữa rửa mặt, dầu gội xả, chất tảy rửa, phấn mắt…Hoá chất này có thể tác động nghiêm trọng lên tế bào mũi. Gây ra ung thư mũi và vòm họng. Thậm chí, chúng còn là nguyên nhân gây ra phản ứng da và ảnh hưởng xấu tới hệ thống miễn dịch.

8. DEA/TEA/MEA

DEA (Diethanolamine), TEA (Triethanolamine) và MEA (Monoethanolamine) là các nhóm chất nhũ hóa được dùng để tạo bọt và độ mịn cho các sản phẩm như kem dưỡng, sữa rửa mặt, dầu gội đầu, sữa tắm, bọt cạo râu, kem đánh răng, kem nền, kem chống nắng, sản phẩm trang điểm...

Tuy nhiên chúng được xếp vào thành phần mỹ phẩm có hại cho bà bầu có thể gây nhiễm độc cho cơ thể, ung thư.

Nhận diện trên nhãn sản phẩm: Triethanolamine, diethanolamine, DEA, TEA, cocamide DEA, cocamide MEA, DEA-cetyl phosphate, DEA oleth-3 phosphate, lauramide DEA, linoleamide MEA, myristamide DEA, oleamide DEA, stearamide MEA, TEA-lauryl sulfate.

9. BHA (Butylatd Hydroxyanisole) Và BHT (Butylated Hydroxytoluene)

Đây cũng là 2 trong số các thành phần bảo quản thường thấy trong các sản phẩm làm đẹp dạng tổng hợp nhất là trong kem dưỡng ẩm và son môi.

Tuy nhiên, BHA và BHT là thành phần trong mỹ phẩm có hại cho bà bầu và những ai sử dụng liên tục trong thời gian dài.

Cụ thể, BHA và BHT có thể làm rối loạn nội tiết tố dẫn đến tăng nguy cơ ung thư, kích ứng da (nhất là da mẹ bầu).

10. Phthalates

 

 

Nhóm hoá chất này có thể được tìm thấy trong sơn móng tay, đồ xịt tóc, sữa dưỡng hoặc nước hoa. Đây là hoá chất giúp tăng tính linh hoạt và mềm mại của chất dẻo. Nếu sử dụng lâu ngày và thường xuyên chúng có thể góp phần gây ra rối loạn nội tiết tố. Tăng nguy cơ ung thư vú, dị tật thai nhi …

Mẹ bầu nên chú ý chọn sữa tắm, dầu gội đầu hay lăng khử mùi không chứa các hoá chất

11. Triclosan

Triclosan là thành phần có trong kem đánh răng, xà phòng kháng khuẩn và chất khử mùi. Khi sử dụng rộng rãi chất này có nguy cơ gây rối loạn tuyến giáp và cơ quan sinh sản, thậm chí làm dị ứng da.

Hóa chất chống nắng: Benzophenone, PABA, Avobenzone, Homosalate and Ethoxycinnmate

Giống như tên gọi, mẹ bầu cần nên hết sức cẩn thận khi dùng kem chống nắng. Bởi một số các hoá chất độc hại được sử dụng trong loại kem này nhằm giảm sự tác động của tia cực tím. Tuy nhiên chúng có thể gây ra tổn thương tế bào, ung thư và rối loạn nội tiết.

12. Benzoy peroxide

Benzoy peroxide thường được sử dụng trong các loại mỹ phẩm trị mụn. Tuy nhiên đây cũng là thành phần có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi. Nếu việc thay đổi nội tiết khi mang thai khiến bạn nổi nhiều mụn hơn, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được kê các loại thuốc trị mụn phù hợp. Đồng thời nên để bác sĩ sản khoa của mình kiểm tra các loại thuốc này một lần nữa để đảm bảo không có các thành phần có hại.

13. Tinh Dầu Nguyên Chất

Tinh dầu nguyên chất được chiết xuất 100% từ các loại cây cỏ, nhưng không có nghĩa là nó lành tính. Các mẹ bầu thích dùng mỹ phẩm thiên nhiên, mỹ phẩm handmade có chứa tinh dầu nguyên chất. Phải cực kỳ chú ý tới vấn đề này.

Tinh dầu nguyên chất có nồng độ rất đậm đặc. Ví dụ như 1 giọt tinh dầu hoa cúc cũng có tác dụng bằng 50 chén trà hoa cúc. Vì thế mà nó đem lại nhiều hậu quả khó lường cho phụ nữ mang thai. Một số loại tinh dầu nguyên chất khá phổ biến như tinh dầu tràm trà, tinh dầu oải hương và tinh dầu hương thảo. Đều bị các bác sĩ khuyến nghị không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai. Đó là lý do mà các bà mẹ tương lai không nên dùng nước hoa. Không nên dùng nến thơm hay các loại tinh dầu xông hương.

14. Hydroquinone

 

 

Những phụ nữ đang sử dụng các loại kem dưỡng trắng da, kem làm mờ vết thâm. Cần đặc biệt chú ý kiểm tra xem sản phẩm có chứa hydroquinone hay không. Đây là một trong những thành phần bị xếp vào nhóm không tốt cho phụ nữ có thai, và không được các bác sĩ khuyên dùng.

15. Tazorac, Accutane

Hai chất này cũng là dẫn xuất của vitamin A, có thể được bổ sung vào một số loại mỹ phẩm. Tuy nhiên lại có thể gây ra dị tật thai nhi. Bạn cần đọc thật kỹ nhãn mỹ phẩm, nếu có chứa 1 trong 2 thành phần này thì nên bỏ ngay.

16. Aluminum Chloride Hexahydrate (Muối Nhôm)

Rất nhiều các loại lăn khử mùi trên thị trường hiện nay đều chứa thành phần này. Cơ quan FDA của Mỹ đã khuyến cáo phụ nữ có thai không nên sử dụng bất cứ sản phẩm mỹ phẩm nào có chứa muối nhôm. Bạn có thể tự làm cho mình một loại lăn khử mùi đơn giản với bột ngô và baking soda, giúp hút mồ hôi mà không độc hại.

17. Kim Loại Nặng: Chì, Thủy Ngân, Cadmium, Asen, Nickel (Kẽm) Và Nhiều Loại Khác

Có thể sẽ tìm thấy trong những mỹ phẩm như son môi, chì kẻ viền môi, chì kẻ mắt, chì kẻ chân mày, kem dưỡng ẩm, mascara, dưỡng ẩm trẻ em và phấn màu mắt. Ngoài ra, còn có lượng nhỏ trong thức ăn, nước uống, không khí, bụi bẩn và thuốc lá...

Nguyên nhân gây nên vấn đề sức khỏe khác nhau: ung thư, rối loạn sinh sản và phát triển, vấn đề thần kinh. Mất trí nhớ, tâm trạng thất thường, rối loạn thần kinh, cơ và khớp. Vấn đề về tim mạch, hệ xương, máu, hệ miễn dịch, thận, đau đầu, nôn, buồn nôn và tiêu chảy. Phá hoại phổi, chứng viêm da do tiếp xúc, tóc yếu và rụng tóc.

Chì gây hại thần kinh, dễ dàng xâm nhập vào não bào thai.

Thủy ngân phá hoại thận và hệ thần kinh, và có thể cản trở sự phát triển não bộ của thai nhi và trẻ em. Cadmium, Nickel và Arsenic có khả năng gây ung thư.

18. TALC

 

 

Hay còn gọi là bột phấn (đá khoáng được nghiền mịn có chứa amiang) có khả năng hút nước, chống ẩm, do đó chúng thường xuất hiện trong các sản phẩm như phấn rôm, phấn phủ, phấn nền, phấn trang điểm…

Song mẹ bầu cần cẩn trọng vì đây chính là tác nhân gây rối loạn chức năng hô hấp, các bệnh viêm phổi, ung thư buồng trứng, đặc biệt nếu trẻ sơ sinh hít phải phấn chứa Talc có thể gây tử vong.

Do đó, đây là thành phần trong mỹ phẩm có thể gây hại cho bà bầu, mẹ bỉm sữa cần được lưu ý.

19. Amoniac

Là thành phần thường xuất hiện trong thuốc nhuộm tóc để giúp màu bền hơn. Tuy nhiên việc sử dụng nhiều có thể dẫn đến co thắt cổ tử cung làm sảy thai, gây dị tật thai nhi.

20. Petrolatum Jelly

Đây là thành phần thường được thấy trong các sản phẩm sáp dưỡng môi có công dụng khóa ẩm. Song đây lại là thành phần trong mỹ phẩm có hại cho bà bầu khi sử dụng lâu dài có thể gây đột biến gen, vô sinh...

21. Silicone

Được tìm thấy trong kem nền, kem lót, phấn trang điểm, kem che khuyết điểm vì chúng có khả năng che phủ cực tốt giúp da láng mịn, mượt mà.

Tuy nhiên nếu mẹ bầu có ý định mua các sản phẩm trên cần cẩn trọng với hóa chất này.

Chúng có khả năng làm tắc nghẽn lỗ chân lông, làm tăng tiết bã nhờn, sinh mụn, hấp thụ lượng lớn có thể gây ung thư và ảnh hưởng đến thai nhi.

Đặc biệt chúng thường xuất hiện dưới các tên như Dimethicone, Cyclomethicone, Cyclotetrasiloxane.

CÁC LOẠI MỸ PHẨM BÀ BẦU NÊN DÙNG:

Nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để chăm sóc da trong thời kỳ này là cách tốt nhất để tránh những hiểm họa tiềm ẩn từ hóa mỹ phẩm và đảm bảo sức khỏe cho bạn.

Với tiêu chí mang lại những sản phẩm an toàn cho người dùng với nguồn gốc tự nhiên CỎ MỀM tiên phong với những sản phẩm làm đẹp với thành phần 100% tự nhiên an toàn cho người sử dụng, phù hợp với chị em đang mang thai.

Sản phẩm SON MÔI: được làm từ 100% thành phần thuần khiết từ thiên nhiên, son phù hợp cho mẹ bầu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với các thành phần như: Dầu cám gạo, dầu quả bơ, dầu hạnh nhân, bơ shea, sáp ong, sáp candelila, vitamin E, màu khoáng hồng/bột matcha, hương dâu/ hương bạc hà. Không chất bảo quản.

Sản phẩm CHĂM SÓC DA: bộ chăm sóc da của CỎ MỀM giúp làm sạch da, cung cấp dưỡng chất cần thiết cho da giúp làn da sáng hồng hơn.

Sản phẩm CHĂM SÓC TÓC: Tạm biệt nấm da đầu, gàu và rụng tóc sản phẩm chăm sóc tóc từ CỎ MỀM giúp làm sạch gàu, nấm da đầu đồng thời giúp giảm dần rụng tóc, nuôi dưỡng tóc chắc khỏe.

Kỳ Duyên

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Ngoài việc chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, thì bạn cũng cần chọn những loại nước uống tốt khi mang thai bởi cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường.

19/05/2018

Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. để cân nặng có thể trở về con số lý tưởng thì mẹ bỉm cần có chế độ ăn uống và tập luyện.

19/05/2018

Trong thai kỳ, acid folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ, tủy sống và chống các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy việc bổ sung acid folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.

19/05/2018

Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu. Có tới 80% những bà mẹ bầu có triệu chứng bị đau lưng khi mang thai. Hầu hết các trường hợp đều chỉ xuất hiện triệu chứng đau lưng thoáng qua rồi sẽ mất đi dần, thế nhưng cũng có những trường hợp các cơn đau kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó chịu.

19/05/2018

Khi mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua biến động cho toàn bộ cơ thể và hệ thống tĩnh mạch, và Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Xem nhiều

Chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất với nhiều loại thực phẩm lợi sữa là một chế độ rất quan trọng đối với những mẹ bầu sau sinh nếu muốn duy trì nguồn sữa dồi dào đầy đủ chất dinh dưỡng cho con mình.

Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, các bà bầu thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.

 

Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.

Khi mang thai nội tiết tố thay đổi làm cơ thể mẹ bầu tiết ra lượng mồi hôi khiến làn da mặt của mẹ trở nên nhờn và khô sần thiếu sức sống, đây được coi là một trong những tác nhân gây ra mụn. Để cải thiện tình trạng này, cách tốt nhất ngoài việc ăn uống những chất dinh dưỡng giàu vitamin và chất xơ mẹ bầu nên sự dụng sản phẩm sữa rửa mặt để giúp làn da mặt thêm căng bóng và trắng hồng.
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.