Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý do có sự lạc chỗ của tế bào nội mạc tử cung đến các cơ quan khác như buồng trứng, tử cung và vùng châu. Lạc nội mạc tử cung có thể khiến các cặp vợ chồng khó có con và việc điều trị cần phải có sự can thiệp từ các chuyên gia hỗ trợ sinh sản. Do đó, hiểu rõ các thông tin về bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung sẽ giúp các chị em chủ động hơn trong việc chuẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh được các biến chứng nghiêm trọng.
LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG LÀ GÌ ?
Lạc nội mạc tử cung là một tình trạng bệnh lý do mô nội mạc tử cung lạc chỗ tại nhiều cơ quan như mô cơ tử cung, buồng trứng hoặc trong ổ bụng. Lạc nội mạc tử cung có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Mô nội mạc tử chịu trách nhiệm cho kinh nguyệt, bao gồm cả khi bong ra và gây chảy máu. Điều này xảy ra khi bạn có kinh. Khi một người phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, mô này sẽ phát triển ở những nơi mà chúng không nên xuất hiện. Ví dụ như tại buồng trứng, ruột hoặc mô lót khung xương chậu.
Khi có mô nội mạc tử cung ở các vùng khác trên cơ thể, điều này có thể gây nên tình trạng mô sẽ bị bong ra và chảy máu giống như trong tử cung. Nhưng lượng máu này sẽ không được tổng xuất ra ngoài âm đạo như hành kinh bình thường mà chúng có thể bị tích tụ lại trong cơ thể khiến các mô xung quanh có thể bị viêm và sưng phù. Theo thời gian, máu và mô phát triển thành u nang, mô sẹo. Và vị trí hay gặp lạc nội mạc tử cung là ở buồng trứng.
ẢNH HƯỞNG CỦA LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG LÊN SINH SẢN
Phần mô nội mạc tử cung lạc ngoài tử cung có thể là lành tính (không phải ung thư), nhưng nó có khả năng gây ảnh hưởng lên cơ quan sinh sản, khiến chức năng sinh sản gặp vấn đề bởi:
+ Khi mô nội mạc tử cung xuất hiện và bao lấy buồng trứng, nó ngăn chặn quá trình rụng trứng.
+ Mô nội mạc tử cung có thể là vật cản cơ học ngăn tinh trùng tiến tới ống fallop.
+ Mô nội mạc tử cung có thể cản trở trứng đã thụ tinh di chuyển từ ống fallop xuống tử cung.
+ Một cuộc phẫu thuật có thể giúp bệnh nhân giải quyết vấn đề, nhưng lạc nội mạc tử cung lại khiến bệnh nhân khó thụ thai theo nhiều cách khác:
+ Nó khiến cơ thể thay đổi về nội tiết tố.
+ Nó có thể khiến hệ miễn dịch tấn công, phá hủy phôi thai.
+ Nó có thể ảnh hưởng tới lớp nội mạc của tử cung, khiến trứng khó làm tổ.
CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG GÂY VÔ SINH
Triệu chứng phổ biến nhất của lạc nội mạc tử cung là đau, bao gồm đau vùng chậu và đau bụng. Ước tính khoảng một phần ba đến một nửa số phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung cho biết họ khó có thai. Vô sinh do lạc nội mạc tử cung có thể liên quan đến một số nguyên nhân, trong đó có ảnh hưởng của buồng trứng và ống dẫn trứng.
Trứng phải đi từ buồng trứng, qua ống dẫn trứng và đến tử cung để thụ tinh trước khi làm tổ vào niêm mạc tử cung. Nếu một phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung trong niêm mạc ống dẫn trứng, mô có thể ngăn trứng di chuyển đến tử cung.
Lạc nội mạc tử cung có thể làm hỏng trứng của phụ nữ hoặc tinh trùng của đàn ông. Mặc dù các bác sĩ không biết chính xác lý do tại sao điều này xảy ra, nhưng một giả thuyết cho rằng, lạc nội mạc tử cung gây ra gia tăng hiện tượng viêm hơn trong cơ thể.
CHẨN ĐOÁN LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG Ở BỆNH NHÂN VÔ SINH
Một số bác sĩ có thể khuyên bạn nên đến gặp chuyên gia vô sinh trước khi nghĩ đến việc cố gắng mang thai.
Một chuyên gia vô sinh có thể tiến hành xét nghiệm máu, chẳng hạn như xét nghiệm hormon chống đa thai (AMH). Thử nghiệm này phản ánh nguồn cung cấp trứng còn lại của bạn. Một thuật ngữ khác để chỉ nguồn cung cấp trứng là “dự trữ buồng trứng”. Phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung bằng phẫu thuật có thể làm giảm dự trữ buồng trứng, vì vậy bạn có thể muốn xem xét xét nghiệm này khi nghĩ đến các phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung.
Cách duy nhất để chẩn đoán lạc nội mạc tử cung là phẫu thuật để xác định các khu vực có nội mạc tử cung. Tuy nhiên, những cuộc phẫu thuật này có thể để lại sẹo ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Nếu bạn đang mong muốn có thai, bạn nên gặp bác sĩ phụ khoa hoặc chuyên gia sinh sản để được tư vấn. Trong một số trường hợp, chuyên gia sinh sản có thể khuyên bạn nên phẫu thuật để loại bỏ những khối u đang ngăn cản người phụ nữ mang thai.
Nhưng nếu bạn đã quan hệ tình dục không an toàn với đối tác của mình trong sáu tháng và vẫn chưa có thai, hãy liên hệ với bác sĩ. Nếu bạn chưa được chẩn đoán mắc bệnh lạc nội mạc tử cung nhưng đang gặp một số triệu chứng của tình trạng này, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra, chẳng hạn như xét nghiệm máu và khám sức khỏe, để xác định xem có bất kỳ can thiệp ban đầu nào mà họ có thể đề xuất hay không. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia vô sinh.
CÁC GIAI ĐOẠN LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ VÔ SINH
Bác sĩ có thể đã đề cập với bạn các giai đoạn của bệnh lạc nội mạc tử cung. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ xem xét vị trí, số lượng và độ sâu của mô lạc nội mạc để phân giai đoạn lạc nội mạc tử cung.
Có 4 giai đoạn, được đánh giá theo mức độ nghiêm trọng với giai đoạn 1 là lạc nội mạc tử cung nhẹ và tiến đến giai đoạn 4 là nghiêm trọng. Người lạc nội mạc ở giai đoạn 1 hoặc 2 ít có nguy cơ bị vô sinh hơn người ở giai đoạn 3 và 4.
Việc xác định giai đoạn của lạc nội mạc tử cung cũng có thể giúp bác sĩ đưa ra kế hoạch điều trị. Ví dụ, một phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung giai đoạn 2 có thể thụ thai theo phương pháp tự nhiên nhưng đối với trường hợp đang ở giai đoạn 3, bạn nên tiến hành phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Tuy nhiên, giai đoạn lạc nội mạc tử cung cũng không thể dự đoán liệu phương pháp điều trị sinh sản sẽ thành công ít hay nhiều. Lạc nội mạc tử cung giai đoạn 2 vẫn có thể trải qua nhiều lần thụ tinh trong ống nghiệm thất bại. Ngược lại, lạc nội mạc tử cung giai đoạn 4 vẫn có khả năng thụ thai ngay trong chu kỳ điều trị đầu tiên.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÔ SINH LIÊN QUAN ĐẾN LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc mang thai do lạc nội mạc tử cung, bạn có thể cần gặp bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn. Chuyên gia này có thể làm việc với bác sĩ để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh lạc nội mạc tử cung và những gì góp phần gây vô sinh ở bạn.
Ví dụ về phương pháp điều trị vô sinh liên quan đến lạc nội mạc tử cung bao gồm:
+ Đông lạnh trứng: Lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến dự trữ buồng trứng, vì vậy một số bác sĩ có thể khuyên bạn nên bảo quản trứng ngay bây giờ trong trường hợp bạn muốn mang thai sau này.
+ Bơm tinh trùng: Đây là một lựa chọn cho những phụ nữ có ống dẫn trứng bình thường, lạc nội mạc tử cung nhẹ và bạn tình có tinh trùng chất lượng tốt.
+ Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hỗ trợ sinh sản như Clomiphene. Những loại thuốc này giúp sản xuất 2-3 trứng trưởng thành. Hoặc có thể chỉ định tiêm progestin.
+ Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): Phương pháp điều trị này bao gồm lấy trứng từ bạn và tinh trùng từ bạn đời của bạn. Sau đó trứng được thụ tinh bên ngoài cơ thể và làm tổ vào tử cung.
Tỷ lệ thành công của thụ tinh ống nghiệm là 50% đối với những phụ nữ không bị lạc nội mạc tử cung. Nhưng nhiều phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung đã mang thai thành công nhờ phương pháp thụ tinh ống nghiệm. IVF thường được khuyến nghị cho những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung từ trung bình đến nặng hoặc những phụ nữ có cơ thể không phản ứng với các phương pháp điều trị khác.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG CƠ HỘI MANG THAI KHI BỊ LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG ?
Hiện tại, chưa có bằng chứng nào về việc dùng thuốc có thể cải thiện cơ hội mang thai của phụ nữ. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc, chẳng hạn như progestin, đây là một hormon giúp ức chế sự rụng trứng nhằm giảm các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung.
Bạn cần có một lối sống lành mạnh nhất có thể trong lúc đang bị lạc nội mạc tử cung và mong muốn mang thai. Điều này có thể làm giảm đáp ứng viêm trong cơ thể và chuẩn bị giúp thai nhi phát triển và khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
Một số cách có thể giúp bạn cải thiện bao gồm:
+ Duy trì cân nặng hợp lý.
+ Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh giàu rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và protein.
+ Thực hiện các bài tập thể dục vừa phải hàng ngày (ví dụ như đi bộ, nâng tạ và tham gia một lớp thể dục nhịp điệu).
+ Bạn cần lưu ý rằng tuổi tác có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có thai. Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên sẽ có nguy cơ bị vô sinh và sảy thai cao hơn phụ nữ trẻ tuổi.
Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh thường gặp ở nữ giới nếu không được thăm khám điều trị sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Vì thế việc thăm khám và phát hiện sớm các bệnh phụ khoa rất quan trọng.
Hoàng Quyên
Ngoài việc chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, thì bạn cũng cần chọn những loại nước uống tốt khi mang thai bởi cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường.
Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. để cân nặng có thể trở về con số lý tưởng thì mẹ bỉm cần có chế độ ăn uống và tập luyện.
Trong thai kỳ, acid folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ, tủy sống và chống các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy việc bổ sung acid folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.
Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu. Có tới 80% những bà mẹ bầu có triệu chứng bị đau lưng khi mang thai. Hầu hết các trường hợp đều chỉ xuất hiện triệu chứng đau lưng thoáng qua rồi sẽ mất đi dần, thế nhưng cũng có những trường hợp các cơn đau kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó chịu.
Khi mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua biến động cho toàn bộ cơ thể và hệ thống tĩnh mạch, và Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất với nhiều loại thực phẩm lợi sữa là một chế độ rất quan trọng đối với những mẹ bầu sau sinh nếu muốn duy trì nguồn sữa dồi dào đầy đủ chất dinh dưỡng cho con mình.
Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, các bà bầu thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.
Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.