Chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất với nhiều loại thực phẩm lợi sữa là một chế độ rất quan trọng đối với những mẹ bầu sau sinh nếu muốn duy trì nguồn sữa dồi dào đầy đủ chất dinh dưỡng cho con mình.
1. Quả Sung
Quả sung không những có tác dụng nhuận tràng mà quả sung còn có tác dụng kích sữa hiệu quả, nhất là sữa non. Mẹ có thể nấu canh, hầm hoặc luộc quả sung để ăn thường xuyên để kích thích sữa, đủ cho em bé bú.
2. Đu Đủ Chín
Nếu như món đu đủ xanh hầm móng giò khiến mẹ sợ hãi vì quá béo thì đu đủ chín sẽ là thực phẩm lợi sữa và giúp mẹ sau sinh thon gọn vóc dáng hơn rất nhiều. Ăn một vài miếng đu đủ chín mỗi ngày giúp mẹ bổ sung một lượng lớn vitamin, magie, sắt và kẽm. Cắt lát đu đủ đắp lên da mặt cũng là cách làm đẹp da vô cùng hiệu quả dành cho mẹ nào bị nổi mụn, sạm da sau sinh.
3. Rong Biển
Trong rong biển có chứa đạm, chất sắt và các yếu tố vi lượng rất tốt cho sức khỏe. Rong biển phù hợp cho những người đau mới dậy, người già yếu hoặc những bà mẹ mới sinh xong. Rong biển giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng và có tác dụng lợi sữa, chính vì vậy mà nhiều bà mẹ sau khi sinh chọn cách ăn rong biển để kích thích sữa ra nhiều hơn.
Các món chế biến từ rong biển như: canh rong biển, rong biển cuộn cơm…
4. Nước Chè Vằng
Nghiên cứu dược lý cho thấy rằng chè vằng có tác dụng kháng khuẩn, nhanh lành vết thưởng, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức, có tác dụng đối với bệnh nhân thiếu máu, vàng da. Đối với các sản phụ thì chè vằng còn được biết đến như một dược liệu giúp lợi sữa, phục hồi sau sinh, cho làn da hồng hào hơn. Các mẹ dùng 1-2 năm chè vằng khô, rửa sạch cho vào nồi đun sôi. Có thể uống thay nước hằng ngày, đối với chị em mới sinh nên uống khi nước còn đang nóng thì tốt hơn, nên các mẹ có thể nấu xong rồi cho vào bình thủy để dùng dần
5. Sữa Và Bia
Các mẹ có thể áp dụng cách pha sữa đặc có đường với 1/2 lon bia hoặc pha nửa lon bia với khoảng từ 3 - 4 thìa café sữa đặc để uống nhằm kích thích tuyến sữa.
Uống trước cữ bé bú ít nhất là 1 tiếng hay sau cữ bú của con, mẹ sẽ không lo mùi bia lẫn trong mùi sữa mẹ.
6. Nước 5 Loại Đậu Pha
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều các loại hỗn hợp 5 loại bột đậu (đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng) để pha nước uống.
Nếu muốn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm các mẹ có thể tự rang sơ và xay nhỏ các loại đậu rồi cho vào lọ kín để sử dụng dần.
Mỗi tối lấy 1 -2 nắm tay đậu đã rang cho vào bình giữ nhiệt (bình thủy), cho khoảng 1,5 lít nước sôi vào. Sáng hôm sau là có thể uống, dùng hết bình cho cả ngày, tối lại ủ bình khác.
6. Rau Ngót
Có lẽ rau ngót là thực phẩm lợi sữa đã quá quen thuộc với các chị em phụ nữ. Trong rau ngót chứa một hàm lượng sắt dồi dào, ngoài ra còn có nhiều đạm, chất xơ, vitamin A, C… Tuy nhiên rau ngót thực sự không tốt cho phụ nữ mang thai vì nó gây ra những cơn co thắt ở tử cung, dẫn đến khả năng sảy thai, sinh non.
Với rau ngót, mẹ có thể chế biến thành rau ngót luộc hoặc canh rau ngót nấu thịt bằm để đổi món trong tuần cho đỡ ngán.
7. Nước Lá Đinh Lăng
Lá đinh lăng cũng là loại nước giúp lợi sữa. Hàng ngày mua lá đinh lăng, rửa sạch rồi cho vào nước (đổ nước ngập lá) đun sôi sau đó chắt lấy nước và uống khi nước còn ấm.
Nếu chưa uống ngay mà nước bị nguội thì khi uống phải hâm nóng, không nên uống lạnh.
8. Nước Rau Má
Rau má là một loại rau thông dụng có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thế, Ngoài ra rau má còn là một loại thảo dược có tính bổ dưỡng rất cao, nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa, các tác dụng giữ ẩm. Rau má cũng có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn, lưu thông khí huyết, giúp da dẻ hồng hảo, trẻ lâu. Các mẹ có thể nấu nước rau má uống hàng ngày, nên phơi khô rau má để bảo quản được lâu và dùng dần. Hoặc có thể dùng rau má tươi để nấu canh với thịt bò, thịt gà, thịt nạc thăn…
9. Hạt Bí Đỏ
Để tăng lượng sữa đủ để bé bú có thể uống nước hạt bí đỏ, cách làm như sau: hạt bí đỏ bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài chỉ lấy phần nhân ở bên trong rồi giã nát, trộn với nước uống. Nên uống khi đói bụng và uống liên tục trong 4-5 ngày sẽ thấy công hiệu.
10. Quả Mướp
Quả mướp có tác dụng thông tuyến sữa vì mướp có vị thanh mát, tính bình. Có thể ăn một bát canh mướp trong bữa ăn có tác dụng lợi sữa hiệu quả.
11. Sữa Nóng
Chẳng cần sữa nhập ngoại hay đắt tiền, mẹ chỉ cần uống một cốc sữa đặc nóng trước khi cho con bú khoảng 15-20 phút, lượng sữa tiết ra nhanh chóng.
Uống sữa nóng sau sinh không chỉ lợi sữa mà còn giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng giúp cơ thể mẹ hồi phục nhanh hơn.
12. Nước Gạo Lứt Rang
Gạo lứt không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn giúp thanh lọc, giải độc cơ thể. Nước gạo lứt rang giúp các mẹ sau sinh thơm sữa, và sữa về nhiều hơn.
Trong gạo lứt còn nguyên vỏ có chứa nhiều các Vitamin B1, B2, B3, B5, B6 và các khoáng chất như canxi, sắt các nguyên tố vi lượng như Magiê, Selen, Glutathion (GSH), Kali và Natri tốt cho sự phát triển của bé.
13. Ngó Sen
Ngó sen giòn, ngọt và sẵn sàng làm người ta say mê ngay từ lần đầu tiên nếm thử. Nếu mẹ mới sinh em bé mà thèm ngó sen thì đừng ngần ngại nhé, vì ngó sen là một thực phẩm lợi sữa cực tốt, đồng thời giúp mẹ nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa, hồi phục sức khỏe và giảm cân rất tốt đó.
Những món ngon từ ngó sen dành cho mẹ trong thời gian ở cữ là ngó sen xào thịt lợn, thịt bò hoặc ngó sen nấu sườn non.
14. Nước Nụ Hoặc Lá Vối
Đây là thức uống khá phổ biến ở các vùng miền Bắc. Loại nước này giúp cơ thể giải nhiệt, thanh lọc gan, hơn nữa lại có tác dụng kích thích sữa ở mẹ sau sinh. Có thể uống nước nụ hoặc lá vối khi đã phơi khô hoặc còn tươi.
15. Thìa Là (Thì Là)
Thìa là thường chỉ dùng để làm gia vị trong nhiều món ăn. Thế nhưng với phụ nữ đang cho con bú thì lá thìa là còn có tác dụng giúp cho nguồn sữa trở nên dồi dào. Mẹ có thể nấu canh thìa là với thịt nạt, cà chua hoặc đun nấu nước hạt thìa là để uống.
Có thể loại nước uống này sẽ hơi khó uống vì mùi và hương vị đặc trưng của thì là. Tuy nhiên, nếu chịu khó uống khoảng 10 phút trước khi cho con bú, mẹ sẽ cảm nhận sữa về dồi dào hơn trông thấy. Thực hiện: Mua hạt hoặc lá về rửa sạch, hãm trong 10 phút như hãm trà, sau đó uống khi còn ấm
16. Nước Mè Đen
Mè đen và lá tằm khô xay nhuyễn trộn thêm một ít đường hòa tan với nước sôi sau 10 phút thì mẹ có thể dùng được. Với những mẹ bầu thiếu sữa chỉ cần dùng 4 ngày là lượng sữa sẽ nhiều lên đáng kể.
Ngoài ra với mè đen mẹ cũng có thể làm muối mè để ăn cũng có lợi ích giống như vậy.
17. Chuối
Hoa chuối, quả chuối đều là những món lợi sữa, giảm cân mà mẹ nên sử dụng. Nếu ăn quả chuối, mẹ nên chọn loại chuối sứ, vỏ sần, dùng ăn trực tiếp hoặc ăn cùng sữa chua. Còn hoa chuối có thể luộc, nấu canh sườn non, nấu với nước hầm xương ống.
18. Lá Mít
Lá mít thường không được dùng làm thực phẩm nhưng với mẹ bầu nước lá mít lại là thức uống tốt cho bầu sữa. Mẹ nên uống nước lá mít mỗi ngày để lượng sữa được cải thiện rõ rệt.
Sản phụ sau khi sinh nếu ít sữa, dùng lá mít tươi (30-40g/ngày) nấu nước uống giúp tiết ra sữa hoặc tăng tiết sữa. Có thể lấy quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm. Bài thuốc có tác dụng bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa. Mỗi liệu trình 3-5 ngày
19. Khoai Lang
Khoai lang có thể sử dụng phần lá hoặc phần củ, cả hai đều có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng cho mẹ.
Đối với lá khoai lang, mẹ có thể xào với một chút dầu, nấu canh hoặc luộc. Vị chát chát, ngọt ngọt của ngọn khoai lang không chỉ kích thích vị giác mà còn giúp mẹ nhuận tràng, lợi sữa và giảm cân hiệu quả.
Còn đối với củ khoai lang, mẹ nên luộc, hấp thay vì rán, vì đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến mẹ tăng cân. Những người bình thường có thể ăn khoai lang hoàn toàn nếu muốn giảm cân, nhưng mẹ buộc phải ăn bổ sung thêm cơm để đủ dinh dưỡng tiết sữa cho con.
20. Cá
Nhiều người cho rằng khi mới sinh cần kiêng tanh vì vậy loại bỏ cá ra khỏi danh sách thực đơn của mình. Điều này hoàn toàn sai lầm. Trong các loại cá nhất là cá hồi chứa hàm lượng DHA, Omega 3 lớn rất tốt cho sự phát triển về trí não, thị lực, tim mạch, chống oxy hóa ở trẻ. Mặt khác, các chất này còn giúp mẹ lợi sữa, giảm stress, mệt mỏi sau sinh vô cùng hiệu quả.
21. Thịt Bò Thăn – Lợi Sữa Chẳng Lo Tăng Cân
Thịt bò giàu đạm và vitamin B12 giúp bổ máu, tăng dẫn truyền thần kinh và phục hồi sức khỏe sau sinh cho phụ nữ. Ăn nhiều thịt bò sẽ giúp mẹ có lượng sữa dồi dào cho con, bổ sung năng lượng mà không lo bị tăng cân. Nhiều quan niệm cho rằng phụ nữ sinh mổ ăn thịt bò sẽ bị sẹo lồi là không có cơ sở.
Thịt bò xứng đáng được xếp vào danh sách những thực phẩm lợi sữa, giảm cân sau sinh, nhưng nên dùng thịt bò thăn hoặc phi lê thay vì thịt bò ba chỉ có nhiều mỡ. Mẹ có thể chế biến các món thịt bò hầm khoai tây, thịt bò hấp, thịt bò xào, cháo thịt bò để đổi món trong tuần.
22. Thịt Lợn Nạc
Tương tự như thịt bò, thịt lợn nạc cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, tốt cho cả mẹ và em bé. So với thịt bò, thịt lợn thông dụng, giá rẻ hơn nên dễ bổ sung vào chế độ ăn uống hơn.
Các món từ thịt lợn nạc rất đa dạng, đơn giản nhất là món luộc cũng đã đủ thơm ngon, nếu phức tạp hơn có thể xào, xay nhỏ làm chả, nấu canh với các loại rau.
Mrs Hoàng Quyên
Ngoài việc chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, thì bạn cũng cần chọn những loại nước uống tốt khi mang thai bởi cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường.
Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. để cân nặng có thể trở về con số lý tưởng thì mẹ bỉm cần có chế độ ăn uống và tập luyện.
Trong thai kỳ, acid folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ, tủy sống và chống các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy việc bổ sung acid folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.
Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu. Có tới 80% những bà mẹ bầu có triệu chứng bị đau lưng khi mang thai. Hầu hết các trường hợp đều chỉ xuất hiện triệu chứng đau lưng thoáng qua rồi sẽ mất đi dần, thế nhưng cũng có những trường hợp các cơn đau kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó chịu.
Khi mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua biến động cho toàn bộ cơ thể và hệ thống tĩnh mạch, và Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, các bà bầu thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.
Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo do sự thay đổi sinh lý ở nữ giới. Hiện tượng này lặp đi lặp lại mỗi tháng trong giai đoạn dậy thì và mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hằng tháng dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục. Để hiểu rõ hơn kinh nguyệt là gì? Cơ chế hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu nội dung bài viết sau đây nhé!