Cách Rặn Đẻ Và Thở Đúng Cách Khi Sinh Em Bé Tự Nhiên

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Quá trình chuyển dạ đánh dấu thời điểm thiên thần nhỏ sắp chào đời sau “9 tháng 10 ngày ngọt ngào” trong bụng mẹ. Ngoài cảm giác hồi hộp, hạnh phúc khi sắp được gặp con yêu, không ít mẹ cảm thấy rất lo lắng, căng thẳng khi sắp phải “vượt cạn”. Tuy “mang nặng đẻ đau” là điều không thể tránh khỏi khi thực hiện thiên chức làm mẹ, nhưng để giúp các mẹ bớt đi nỗi lo và tự tin hơn trước khi “lâm bồn “ Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn mẹ cách rặn đẻ dễ dàng và hiệu quả nhất khi sinh em bé tự nhiên.

Cách Rặn Đẻ Và Thở Đúng Cách Khi Sinh Em Bé Tự NhiênCách Rặn Đẻ Và Thở Đúng Cách Khi Sinh Em Bé Tự Nhiên

Mặc dù thiên chức của phụ nữ là làm mẹ thế nhưng không phải bỗng nhiên họ biết cách đẻ sao cho đúng phương pháp. Việc rặn đẻ đúng cách trong quá trình chuyển dạ sinh con đóng vai trò rất quan trọng, không những làm giảm bớt sự vất vả trong ca sinh cho đội ngũ y bác sĩ đỡ đẻ mà còn giúp quá trình “vượt cạn” diễn ra nhanh chóng. Thai phụ sẽ không phải đối mặt với tình trạng mất sức, tổn thương đường sinh dục hoặc băng huyết sau sinh hay em bé cũng không bị ngạt khi phải ở trong bụng mẹ quá lâu.

Chính vì vậy, việc được hướng dẫn rặn đẻ đúng, kịp thời là rất cần thiết, cần được thực hiện sớm chứ không phải khi thai phụ bắt đầu vào cuộc sinh. Thở và rặn đẻ đúng với chu kỳ cơ gò tử cung sẽ giúp thai phụ giảm được mức độ đau, thai nhi chui ra nhanh hơn cũng như tiết kiệm được sức lực trong quá trình sinh. Vậy nên, tìm hiểu về cách thở và rặn đẻ đối với thai phụ là điều vô cùng cần thiết và quan trọng.

HƯỚNG DẪN CÁCH THỞ KHI SINH THƯỜNG

Trước khi đến với cách rặn và thở đúng, chúng ta cần hiểu biết về cơn co tử cung. Cơn co tử cung có tính chất chu kỳ và thường gồm 3 thì sau:

+ Thì co: Bụng của thai phụ thường có cảm giác cứng lên và cơn đau tăng dần

+ Thì kéo dài: Cảm giác đau đạt đỉnh điểm ở thì kéo dài.

+ Thì nghỉ: Cơn đau bụng sẽ giảm dần và có thể không còn cảm giác đau nữa. Đây chính là khoảng cách giữa các cơn gò tử cung và là thời điểm để thai phụ phục hồi sức lực chuẩn bị cho cơn đau tiếp theo.

Thai phụ cần tập trung dựa vào chu kỳ của cơn gò tử cung để thở đúng cách:

 

 

+ Lúc cảm thấy cơn đau, tức là có cơn co bắt đầu xuất hiện. Thai phụ nên thở nhanh dần, hít bằng mũi và thở ra bằng miệng. Đến khi cơn đau tăng dần, thai phụ sẽ thở nhanh và nông hơn, thở làm sao tạo được tiếng rít như tiếng huýt sáo nhỏ là được.

+ Khi cơn đau giảm dần thì thai phụ nên thở chậm hơn, sâu hơn, vừa thở vừa thư giãn, để lấy lại năng lượng chuẩn bị cho cơn co tử cung kế tiếp.

Các mẹ cũng có thể tham khảo thêm một số các bài tập sau đây để việc thở khi sinh được dễ dàng hơn.

Bài tập 1: Thở khi rặn đẻ

Thai phụ ngồi trên sàn, hai chân gấp lại thành hình chữ V ngược, hai bàn chân mở rộng đồng thời hai bàn tay luồn qua mặt ngoài đùi và ôm lấy đùi.

Khi được bác sĩ thông báo đã đến lúc và yêu cầu rặn thì thai phụ hãy hít một hơi thật dài, nín thở và ngậm hơi trong mồm, tiếp đó nhẩm chậm trong đầu từ 1 đến 7, đồng thời đưa hơi xuống kênh đẻ.

Bài tập 2: Thở ngắn – nhanh – nông

Khi cổ tử cung đã mở 8 – 10 cm, đầu thai nhi tụt xuống, làm chèn ép vào bàng quang, và trực tràng nên cảm giác đầu tiên của người mẹ là muốn rặn. Cơn đau dồn dập, rất mạnh trung bình khoảng 2-3 phút/cơn, cơn co kéo dài 50 – 55 giây. Khi này, thai phụ càng phải bình tĩnh hơn, thở để tránh rặn non có thể gây phù nề cổ tử cung gây khó khăn cho cuộc đẻ.

Khi cơn co bắt đầu, thai phụ tập trung thở 3 lần bằng hơi thở ngắn, đến hơi thở thứ 4 thì thổi mạnh. Lặp lại 4 lần như vậy, lần thứ 5 thì hít vào, thổi ra từ từ. Sau đó cân bằng khí.

Thai phụ luôn phải áp dụng tư thế ngồi nghỉ như sau: Hai chân khoanh tròn trước mặt, không chân nào đè vào chân nào, đầu, lưng thẳng, hai vai xuôi, hai tay đặt nhẹ lên gối và nên ngồi tập nơi yên tĩnh và thoáng khí.

Bài tập 3: Thở ngực nông

 

 

Khi cổ tử cung mở 6 – 8 cm, các cơn co lúc này diễn ra mau hơn, mạnh hơn, kéo dài hơn (40-50 giây/cơn), khoảng cách giữa các cơn khoảng 3 phút/ lần. Lúc này cơn đau tăng, nếu không ngồi được thì mẹ bầu có thể đứng.

+ Khi bắt đầu cơn đau, hãy hít một hơi thật sâu qua mũi rồi thở ra bằng miệng.

+ Sau đó thở ngắn qua miệng, nhịp thở ngắn dần theo mức tăng của cơn đau.

+ Khi cơn đau đạt đỉnh điểm hơi thở nhanh, gấp, nối tiếp nhau.

+ Khi cơn đau giảm, chuyển thở ngắn giống ban đầu.

+ Hết cơn đau, hít thật sâu rồi thổi ra và cân bằng khí.

Bài tập cân bằng khí: Lấy hai tay chụm lại đặt dọc trước mũi miệng thổi dài hơi và hít không khí trong tay mình. Khi tập thở kiểu này thai phụ sẽ cảm thấy hơi mệt, chóng mặt nhưng đây là hiện tượng sinh lí bình thường, không cần quá lo lắng.

Bài tập 4: Thở ngực chậm

Khi thấy cổ tử cung mở 2-6cm, cơn co diễn ra trong khoảng 20-25 giây, tần số thưa, khoảng cách giữa các cơn co dài (khoảng 4-5 phút xuất hiện một cơn), bạn hãy thở ngực chậm để giữ sức và lấy nhiều oxy cho hai mẹ con.

Bắt đầu cơn co, hãy hít thật sâu không khí qua mũi vào tận đáy phổi và thở ra bằng miệng để đẩy hết thán khí ra. Nếu thực hiện đúng, bạn sẽ thở khoảng 9-11 lần/phút.

HƯỚNG DẪN CÁCH RẶN KHI SINH THƯỜNG

 

 

Rặn đúng cách không chỉ giúp đẩy thai ra ngoài dễ dàng mà còn giúp thai phụ tiết kiệm sức lực. Nếu rặn không đúng thì quá trình sinh sẽ kéo dài khiến mẹ bị mất sức, bé có thể bị ngạt vì không kịp ra ngoài và cần phải có sự can thiệp của các phương pháp khác. Để rặn hiệu qủa, thai phụ nên lưu ý theo các hướng dẫn sau:

+ Khi sinh sản phụ sẽ cần nằm đầu cao một góc khoảng 45 độ, mông hơi nâng cao lên. Hai chân đạp vào 2 bàn đỡ và hai tay nắm chặt lấy 2 thành của bàn sinh.

+ Khi cảm nhận được cơn gò tử cung, mẹ cần hít sâu một hơi thật sâu rồi dồn hơi rặn mạnh để dồn hơi xuống vùng bụng dưới giúp đẩy bé ra.

Lưu ý khi thai phụ cảm thấy sắp hết hơi nhưng vẫn còn đau có thể hít vào một hơi khác và rặn tiếp tục cho đến khi không còn cảm thấy đau nữa. Khi rặn thai phụ phải cố gắng dồn hơi xuống bụng và không nên phát ra âm thanh.

+ Rặn khi cơn co tử cung đang diễn ra mới mang lại hiệu quả cao. Sự kết hợp giữa lực của cơn gò tử cung, lực rặn của sản phụ và và lực đẩy của nhân viên y tế sẽ giúp bé ra đời tự nhiên một cách dễ dàng.

+ Giữa 2 cơn gò tử cung, mẹ nên thư giãn , hít vào thở ra đều đặn, nhịp nhàng để lấy sức chuẩn bị cho cơn gò kế tiếp.

NHỮNG LƯU Ý THAI PHỤ CẦN BIẾT KHI RẶN ĐẺ

 

 

- Ở người mới sinh con lần đầu (sinh con so), quá trình rặn sinh thường kéo dài từ 30 - 40 phút. Còn ở người sinh con rạ thì quá trình này có thể ngắn hơn và thường kéo dài từ 20 - 30 phút.

- Nếu đây là lần đầu sản phụ sinh thường, tầng sinh môn còn khá chắc nên bác sĩ sẽ phải cắt tầng sinh môn để giúp đường ra của em bé rộng hơn, bé dễ ra hơn và hạn chế tối đa các sang chấn ở vùng đầu. Ngoài ra, việc cắt tầng sinh môn cũng giúp tránh trường hợp tầng sinh môn bị rách, dẫn đến mất thẩm mỹ và tổn thương cơ vòng hậu môn của sản phụ.

- xác định đúng các cơn gò tử cung của mình : Thời gian sinh sẽ kéo dài tùy thuộc vào từng người. Tuy nhiên, thông thường quá trình sinh sẽ diễn ra trong khoảng 6 giờ đến 24 giờ. Thông thường khi bắt đầu chuyển dạ thì tần suất cơn gò khoảng 10 phút/lần, kéo dài chừng 10 -15 giây với mức độ đau vừa phải. Khi thấy có dấu hiệu trên 3 cơn co trong 10 phút và kéo dài 30 – 40 giây, thời điểm này mẹ bắt đầu được rặn. Việc xác định đúng các cơn gò tử cung của mình sẽ giúp mẹ bầu có thể điều hòa được nhịp thở đồng thời dồn sức rặn để quá trình sinh bé được nhanh và thuận lợi hơn.

- Tư thế khi sinh đóng vai trò quan trọng không kém trong việc giúp cho em bé ra đời suôn sẻ hơn. Khi nằm trên bàn sinh, mẹ bầu cần chú ý để đầu của mình hướng một góc 45 độ. Hai tay nắm chặt hai thanh càng trên bàn sinh để làm điểm tựa. Hai bàn chân đạp mạnh và đúng vào vị trí của bàn để chân ở hai bên phía dưới. Đây chính là tư thế chuẩn cho thai phụ khi sinh, giúp cho quá trình vượt cạn của mẹ bầu thành công hơn.

- Luôn giữ tâm lý thoải mái, điều hòa hơi thở khi rặn đẻ: Việc làm này sẽ giúp cuộc rặn đẻ thuận lợi hơn rất nhiều. Quá trình sinh nở là một hành trình hết sức tự nhiên, mọi đau đớn sẽ không quá to tát so với niềm hạnh phúc đón con yêu chào đời. Trong trường hợp mẹ bầu cảm thấy quá sức hãy lên tiếng yêu cầu bác sĩ trợ giúp, họ sẽ hướng dẫn lại thai phụ cách hít thở lấy hơi nhịp nhàng và hỗ trợ những điều cần thiết.

Trước khi sinh, thai phụ có thể luyện tập cách thở theo hướng dẫn bên trên và đừng nên quá căng thẳng, lo lắng mà hãy hít thở đều đặn và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tâm lý lo lắng, hồi hộp của các mẹ bầu khi chuẩn bị “lâm bồn” là rất bình thường. Tuy vậy, mẹ cũng đừng nên quá căng thẳng nhé! Giữ tâm lý vững vàng và hít thở, rặn đẻ đúng cách theo những hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp mẹ vượt cạn dễ dàng hơn. Chúc các mẹ bầu sớm “mẹ tròn con vuông” nhé!

Nguyễn Ngọc

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Đối với nhiều phụ nữ, trào ngược dạ dày là một trong những dấu hiệu mang thai sớm, bắt đầu vào khoảng tháng thứ hai. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi khi gặp phải tình trạng này bởi vị đắng hoặc chua ở trong khoang miệng gây không ít khó chịu. Bài viết sau, Thuocthang.com.vn sẽ chỉ ra những nguyên nhân khiến bà bầu bị trào ngược dạ dày cũng như cách cải thiện bằng những biện pháp tự nhiên.
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý do có sự lạc chỗ của tế bào nội mạc tử cung đến các cơ quan khác như buồng trứng, tử cung và vùng châu. Lạc nội mạc tử cung có thể khiến các cặp vợ chồng khó có con và việc điều trị cần phải có sự can thiệp từ các chuyên gia hỗ trợ sinh sản. Do đó, hiểu rõ các thông tin về bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung sẽ giúp các chị em chủ động hơn trong việc chuẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh được các biến chứng nghiêm trọng.
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý do có sự lạc chỗ của tế bào nội mạc tử cung đến các cơ quan khác như buồng trứng, tử cung và vùng châu. Lạc nội mạc tử cung có thể khiến các cặp vợ chồng khó có con và việc điều trị cần phải có sự can thiệp từ các chuyên gia hỗ trợ sinh sản. Do đó, hiểu rõ các thông tin về bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung sẽ giúp các chị em chủ động hơn trong việc chuẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh được các biến chứng nghiêm trọng.
Suy nhược cơ thể là bệnh lý gặp nhiều trong xã hội hiện đại ngày nay, nó có thể là hệ quả của việc mệt mỏi thường xuyên mà không được nghỉ ngơi, ăn uống điều độ. Tình trạng suy nhược kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây suy nhược cơ thể và dấu hiệu suy nhược cơ thể là gì? Cách điều trị nào hiệu quả? Các bạn hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Quá trình chuyển dạ đánh dấu thời điểm thiên thần nhỏ sắp chào đời sau “9 tháng 10 ngày ngọt ngào” trong bụng mẹ. Ngoài cảm giác hồi hộp, hạnh phúc khi sắp được gặp con yêu, không ít mẹ cảm thấy rất lo lắng, căng thẳng khi sắp phải “vượt cạn”. Tuy “mang nặng đẻ đau” là điều không thể tránh khỏi khi thực hiện thiên chức làm mẹ, nhưng để giúp các mẹ bớt đi nỗi lo và tự tin hơn trước khi “lâm bồn “ Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn mẹ cách rặn đẻ dễ dàng và hiệu quả nhất khi sinh em bé tự nhiên.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có khá nhiều địa chỉ phòng khám sản phụ khoa. Tuy nhiên, đâu mới là cơ sở y tế sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, tận tâm, dịch vụ chất lượng, chi phí hợp lý và thuận tiện di chuyển? Danh sách những địa chỉ Bệnh viện và phòng khám siêu âm thai tốt nhất ở Hà Nội dưới đây chính là lời giải đáp cho thắc mắc trên.
Để sinh ra được những thiên thần khỏe mạnh thì bản thân các bà, các mẹ phải thường xuyên đi khám thai định kì. Tuy nhiên, để lựa chọn được những phòng khám với chất lượng tốt thì không phải là điều dễ dàng. Những gợi ý dưới đây của Thuocthang.com.vn sẽ giúp các mẹ bầu lựa chọn được bác sĩ khám và siêu âm thai phù hợp, trải qua 1 thai kỳ khỏe mạnh, an tâm và thoải mái nhất.
Lựa chọn địa chỉ khám thai đặc biệt nhận được sự quan tâm từ các mẹ bầu cũng như các ông bố. Bởi việc này có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai. Để giúp các mẹ bầu dễ dàng hơn trong việc chọn lựa, Thuocthang.com.vn hôm nay xin giới thiệu đến bạn những địa chỉ phòng khám thai ở Sài Gòn uy tín hàng đầu qua bài viết dưới đây.
Lựa chọn phòng khám Bác Sĩ sản khoa giỏi, khám siêu âm thai tại TPHCM là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Bởi yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình mang thai, sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nhằm giúp bạn đọc dễ dàng lựa chọn được phòng khám có vị trí, dịch vụ và chi phí phù hợp, bài viết này Thuocthang.com.vn đã tổng hợp một số cơ sở y tế được nhiều người tin tưởng trong bài viết sau.
Đa phần phụ nữ khi mang thai ít nhiều cũng sẽ ảnh hướng đến ngoại hình, đặc biệt là làn da, bởi sự thay đổi đột ngột của những sắc tố da và nội tiết bên trong cơ thể. Làn da phụ nữ mang thai sẽ dễ bị nám, sạm, nổi mụn. Vì vậy mẹ bầu cần chăm sóc da cẩn thận để có được làn da khỏe đẹp. Sau đây thuocthang.com.vn xin giới thiệu đến các mẹ những cách chăm sóc da cơ bản cho mẹ bầu hãy cùng tham khảo nhé !
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Xoắn buồng trứng là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không phát hiện kịp thời, xoắn buồng trứng có thể dẫn tới hoại tử gây nhiễm trùng, nhiễm độc và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau. Do đó, hiểu rõ các thông tin về bệnh xoắn buồng trứng sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc chuẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh được các biến chứng nghiêm trọng.

19/05/2018

Vô sinh ở nam giới ngày một gia tăng, nên việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản ngày được quan tâm. Những trường hợp vô sinh, không có tinh trùng trong tinh dịch để điều trị cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ để lấy được tinh trùng. Một số biện pháp được áp dụng để lấy tinh trùng được cho là những vị cứu tinh cho cánh đàn ông muốn có con nhưng không thể lấy được tinh trùng bằng biện pháp tự nhiên.

19/05/2018
Thời điểm phát hiện mình mang thai các chị em chắc chắn sẽ tò mò không biết thai được bao nhiêu tuần tuổi và cách tính tuổi thai cho bà bầu thế nào để tính được ngày dự sinh một cách chính xác nhất. Mặc dù tuổi thai đến khi sinh sẽ có sự chênh lệch đôi chút nhưng nó cũng giúp chị em chuẩn bị sẵn sàng tâm lý trước khi lâm bồn.
19/05/2018

Tâm lý của các cặp vợ chồng khi khi chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ ra đời đều rất tò mò và háo hức muốn biết liệu bé yêu nhà mình là hoàng tử hay công chúa. Vậy thai bao nhiêu tuần thì biết giới tính? Nhiều mẹ bầu cũng băn khoăn liệu mang thai 12 tuần đã có thể nhận biệt giới tính thai nhi hay chưa và thường tự dự đoán bằng những “mẹo” dân gian. Tuy vậy, những quan niệm dân gian này đôi khi cũng không hoàn toàn chính xác.

19/05/2018

Bước vào giai đoạn chuẩn bị làm mẹ, bạn cần chuẩn bị cho mình những kiến thức thật tốt, thật vững vàng. Một trong những bước đầu tiên về kiến thức làm mẹ là bạn phải xác định và nhận biết những dấu hiệu rụng trứng là gì để đảm bảo việc thụ thai như ý muốn. Để hiểu rõ hơn về những dấu hiệu đó, Thuocthang.com.vn xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Xem nhiều

Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.

 

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo do sự thay đổi sinh lý ở nữ giới. Hiện tượng này lặp đi lặp lại mỗi tháng trong giai đoạn dậy thì và mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hằng tháng dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục. Để hiểu rõ hơn kinh nguyệt là gì? Cơ chế hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu nội dung bài viết sau đây nhé!

Nếu mẹ bầu sinh con bằng phương pháp mổ chắc hẳn sẽ rất đau và mất sức, do đó cần bổ sung chất dinh dưỡng giúp mẹ nhanh lấy lại sức khỏe, lượng sữa chảy về dồi dào. Vì thế mẹ nên tham khảo một số kiến thức hay về cách ăn uống hợp lý, nguồn thực phẩm nào tốt cho sức khỏe cho mẹ lẫn bé. Dưới đây Wiki Cách Làm sẽ mách nhỏ một số bí quyết hay về việc sau khi sinh mổ nên ăn gì và kiêng gì để mẹ và bé luôn khỏe mạnh và vết thương ở bụng nhanh lành mà không để lại sẹo.

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ có nhiều thay đổi như nổi mụn, giãn tĩnh mạch ở mặt và ngực, rám má, rạn da, tóc mọc nhanh, dày lên hoặc ngược lại, tóc bị rụng nhiều và mỏng đi...

 

Hồi hộp, lo lắng không biết thai nhi trong bụng có phát triển khỏe mạnh hay không là tâm trạng chung của các mẹ khi mang thai. Các bác sỹ đã chỉ ra rằng, các mẹ bầu không cần siêu âm quá nhiều, cũng đừng quá lo lắng mà chỉ cần theo dõi những dấu hiệu cơ thể mình là cũng có thể biết được em bé trong bụng có phát triển khỏe mạnh hay không.

Bài viết dưới đây sẽ điểm danh các dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển rất tốt trong 3 tháng đầu, các mẹ bầu hãy ghi nhớ để theo dõi nhé!

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.