Vô sinh ở nam giới ngày một gia tăng, nên việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản ngày được quan tâm. Những trường hợp vô sinh, không có tinh trùng trong tinh dịch để điều trị cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ để lấy được tinh trùng. Một số biện pháp được áp dụng để lấy tinh trùng được cho là những vị cứu tinh cho cánh đàn ông muốn có con nhưng không thể lấy được tinh trùng bằng biện pháp tự nhiên.
MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC LẤY TINH TRÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ HIẾM MUỘN
Yếu tố nam giới chiếm khoảng 30-40% nguyên nhân gây vô sinh – xếp ngang hàng với nhóm vô sinh do nữ giới. Nguyên nhân có thể đến từ yếu tố tâm lý như rối loạn cương dương, không xuất tinh được…; các bệnh lý về hệ thống sinh tinh như viêm, dị tật cơ học, …; hay do di truyền …
Ở tự nhiên, để có thể mang thai, tinh trùng cần vượt qua một chặng đường tương đối “gian nan” khi phải “băng qua” âm đạo, bơi ngược qua lớp niêm mạc tử cung rồi chọn cho mình đúng bên vòi trứng có trứng rụng sau đó vượt qua nó. Chặng đường gian nan này đã làm giảm số lượng tinh trùng đáng kể và chỉ những tinh trùng khoẻ mạnh nhất mới tới được đích.
Hơn thế nữa, Tự nhiên lại yêu cầu không chỉ một mà phải cần cả triệu tinh trùng tới được đích bởi chúng phải đồng thời “tấn công” vào lớp vỏ trong suốt của trứng thì mới đủ để một tinh trùng may mắn lọt vào được vào trong và thụ tinh. Đây là cơ chế để Tự nhiên đảm bảo rằng chỉ có những tinh trùng tốt nhất mới có thể thụ tinh để sinh ra những thế hệ sau khoẻ mạnh nhất.
Chính vì vậy trước đây, điều trị cho các đối tượng bệnh nhân có ít tinh trùng, tinh trùng di động yếu và đặc biệt là nhóm không có tinh trùng trong tinh dịch – azoospermia – là thử thách vô cùng to lớn với các bác sĩ và ở nhiều trường hợp là bất khả thi. Sự phát minh ra kĩ thuật Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và đặc biệt là kĩ thuật Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) vào năm 1992 là một cuộc cách mạng – một phép màu cho nhóm bệnh nhân nói trên. Với trang thiết bị cần thiết và đội ngũ chuyên viên phôi có trình độ chuyên môn cao với mỗi noãn bào (trứng) việc thụ tinh nay chỉ còn cần một tinh trùng khoẻ mạnh duy nhất thay vì hàng triệu triệu tinh trùng như trong tự nhiên.
Điều này hàm ý rằng: chỉ cần một số lượng ít ỏi tinh trùng, thậm chí là một tinh trùng duy nhất – người bệnh đã có cơ hội được làm cha. Vấn đề duy nhất được đặt ra ở đây là: làm thế nào để tìm và lấy được những tinh trùng đó? Trong bài biết hôm nay, Thuocthang.com.vn sẽ giới thiệu đến bạn một số kỹ thuật lấy tinh trùng trong điều trị Vô Sinh hiếm muộn hiện nay.
CÁC KỸ THUẬT LẤY TINH TRÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ HIẾM MUỘN
Có nhiều kỹ thuật lấy tinh trùng được sử dụng trong thực tế. Với mỗi phương pháp lấy tinh trùng lại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, tùy vào thực tế tình trạng bệnh mà bác sĩ có những chỉ định lấy tinh trùng phù hợp nhất, giúp nâng cao hiệu quả và giảm nguy cơ tai biến.
1. Lấy Tinh Trùng Từ Mào Tinh Bằng Xuyên Kim Qua Da ( Percutaneous Epididymal Sperm Aspiration - PESA)
Tương tự như phương pháp lấy tinh trùng từ mào tinh hoàn bằng vi phẫu thuật thì phương pháp này cũng lấy tinh hoàn từ mào tinh. Nhưng khác ở chỗ phương pháp này sử dụng một kim nhỏ nên ít xâm lấn hơn so với MESA, có thể được thực hiện với gây tê tại chỗ, với tỷ lệ thành công khoảng 65%. Ưu điểm hơn so với MESA là ít xâm lấn, có thể thực hiện được nhiều lần, thực hiện đơn giản hơn và mẫu tinh trùng thu được thường ít lẫn máu, ít xác tế bào.
Hầu như phương pháp lấy tinh trùng từ mào tinh bằng xuyên kim qua da này không có biến chứng, nếu có thì thường nhẹ và có thể hết sau vài ngày. Sau khi chọc hút tinh trùng có thể bìu bị sưng nhẹ trong vài ngày hoặc có khi bị tụ máu tại bìu nhưng thường nhẹ và hết sau vài ngày.
2. Lấy Tinh Trùng Từ Mào Tinh Bằng Vi Phẫu Thuật (MESA)
Lấy tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu thuật là phương pháp tìm và lấy tinh trùng bằng phẫu thuật ở mào tinh. Đây là phương pháp đầu tiên được áp dụng thành công ở những người không tinh trùng trong tinh dịch do bất sản hai ống dẫn tinh bẩm sinh.
Tỷ lệ thành công trong việc thu được tinh trùng bằng MESA thường từ 90% trở lên.Khi thực hiện kỹ thuật này, người bệnh được gây mê và tinh hoàn sẽ được bộc lộ, sau đó tinh trùng từ các ống tuyến trong mào tinh sẽ được thu thập.
Biến chứng có thể xảy ra sau phương pháp MESA là nhiễm trùng vết mổ do quá trình chăm sóc không đảm bảo vô khuẩn. Cần vệ sinh sạch vết mổ, thay băng ngày 2 lần và rửa từ 2 đến 3 lần bằng dung dịch sát khuẩn, kết hợp với kháng sinh.
3. Lấy Tinh Trùng Từ Tinh Hoàn Bằng Chọc Hút (Testicular Sperm Aspiration- TESA)
Kỹ thuật này là sử dụng một kim đâm xuyên qua da vào mô tinh hoàn và hút tinh trùng ra ngoài. Đây là kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, ít xâm lấn và có thể không cần gây mê toàn thân, tỷ lệ thu được tinh trùng ở những người sinh tinh trùng bình thường trên 80%.
Sau khi hút tinh trùng bằng phương pháp TESA, người bệnh thường chỉ cần dùng giảm đau thông thường trong những ngày đầu, không cần dùng kháng sinh. Với phương pháp này, biến chứng ít khi xảy ra và thường nhẹ.
4. Lấy Tinh Trùng Từ Tinh Hoàn Bằng Vi Phẫu Tinh Hoàn (Testicular Sperm Extraction-TESE)
Kỹ thuật này được ưu tiên thực hiện ở những người bệnh có rối loạn quá trình sinh tinh, đã làm chọc hút mào tinh nhưng không thu được tinh trùng. So với phương pháp chọc hút tinh trùng từ mô tinh hoàn thì phương pháp này xâm lấn nhiều hơn, tuy nhiên tỷ lệ thu được tinh trùng rất cao, đặc biệt ở những trường hợp rối loạn sinh tinh thì phương pháp này được ưu tiên sử dụng hơn TESA, ngoài ra có thể trữ lạnh mẫu mô tinh hoàn để sử dụng sau này.
Sau khi thực hiện kỹ thuật, nam giới được chăm sóc vết thương, thay băng hàng ngày, đồng thời cần sử dụng kháng sinh để phòng ngừa bội nhiễm vi khuẩn và thuốc giảm đau thông thường được sử dụng trong những ngày đầu.
Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi thực hiện TESE như sưng bìu, nhiễm khuẩn vết mổ, viêm mào tinh hoàn có thể xảy ra sau khi lấy tinh trùng.
Thông thường tùy từng trường hợp bệnh nhân để bác sĩ lựa chọn cách lấy tinh trùng phù hợp nhằm tăng tỷ lệ lấy được tinh trùng. Để tăng hiệu quả và tỷ lệ thành công của các phương pháp này, người bệnh nên thực hiện tại các cơ sở chuyên khoa có uy tín, bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm.
Nhìn chung, chọn lựa kỹ thuật nào là tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, khả năng phẫu thuật của phẫu thuật viên và các trang thiết bị sẵn có tại mỗi trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm. Hiện tại có hai phương pháp được áp dụng nhiều nhất là PESA VÀ TESE. Hy vọng những kiến thức này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình thụ tinh nhân tạo này cũng như có thêm kiến thức trong việc điều trị vô sinh hiến muộn.
Tấn Phát
Xoắn buồng trứng là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không phát hiện kịp thời, xoắn buồng trứng có thể dẫn tới hoại tử gây nhiễm trùng, nhiễm độc và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau. Do đó, hiểu rõ các thông tin về bệnh xoắn buồng trứng sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc chuẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh được các biến chứng nghiêm trọng.
Quá trình chuyển dạ đánh dấu thời điểm thiên thần nhỏ sắp chào đời sau “9 tháng 10 ngày ngọt ngào” trong bụng mẹ. Ngoài cảm giác hồi hộp, hạnh phúc khi sắp được gặp con yêu, không ít mẹ cảm thấy rất lo lắng, căng thẳng khi sắp phải “vượt cạn”. Tuy “mang nặng đẻ đau” là điều không thể tránh khỏi khi thực hiện thiên chức làm mẹ, nhưng để giúp các mẹ bớt đi nỗi lo và tự tin hơn trước khi “lâm bồn “ Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn mẹ cách rặn đẻ dễ dàng và hiệu quả nhất khi sinh em bé tự nhiên.
Tâm lý của các cặp vợ chồng khi khi chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ ra đời đều rất tò mò và háo hức muốn biết liệu bé yêu nhà mình là hoàng tử hay công chúa. Vậy thai bao nhiêu tuần thì biết giới tính? Nhiều mẹ bầu cũng băn khoăn liệu mang thai 12 tuần đã có thể nhận biệt giới tính thai nhi hay chưa và thường tự dự đoán bằng những “mẹo” dân gian. Tuy vậy, những quan niệm dân gian này đôi khi cũng không hoàn toàn chính xác.
Bước vào giai đoạn chuẩn bị làm mẹ, bạn cần chuẩn bị cho mình những kiến thức thật tốt, thật vững vàng. Một trong những bước đầu tiên về kiến thức làm mẹ là bạn phải xác định và nhận biết những dấu hiệu rụng trứng là gì để đảm bảo việc thụ thai như ý muốn. Để hiểu rõ hơn về những dấu hiệu đó, Thuocthang.com.vn xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo do sự thay đổi sinh lý ở nữ giới. Hiện tượng này lặp đi lặp lại mỗi tháng trong giai đoạn dậy thì và mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hằng tháng dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục. Để hiểu rõ hơn kinh nguyệt là gì? Cơ chế hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu nội dung bài viết sau đây nhé!
Nếu mẹ bầu sinh con bằng phương pháp mổ chắc hẳn sẽ rất đau và mất sức, do đó cần bổ sung chất dinh dưỡng giúp mẹ nhanh lấy lại sức khỏe, lượng sữa chảy về dồi dào. Vì thế mẹ nên tham khảo một số kiến thức hay về cách ăn uống hợp lý, nguồn thực phẩm nào tốt cho sức khỏe cho mẹ lẫn bé. Dưới đây Wiki Cách Làm sẽ mách nhỏ một số bí quyết hay về việc sau khi sinh mổ nên ăn gì và kiêng gì để mẹ và bé luôn khỏe mạnh và vết thương ở bụng nhanh lành mà không để lại sẹo.
Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ có nhiều thay đổi như nổi mụn, giãn tĩnh mạch ở mặt và ngực, rám má, rạn da, tóc mọc nhanh, dày lên hoặc ngược lại, tóc bị rụng nhiều và mỏng đi...
Hồi hộp, lo lắng không biết thai nhi trong bụng có phát triển khỏe mạnh hay không là tâm trạng chung của các mẹ khi mang thai. Các bác sỹ đã chỉ ra rằng, các mẹ bầu không cần siêu âm quá nhiều, cũng đừng quá lo lắng mà chỉ cần theo dõi những dấu hiệu cơ thể mình là cũng có thể biết được em bé trong bụng có phát triển khỏe mạnh hay không.
Bài viết dưới đây sẽ điểm danh các dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển rất tốt trong 3 tháng đầu, các mẹ bầu hãy ghi nhớ để theo dõi nhé!