Mất nước là một trong những “kẻ thù” thầm lặng của sức khỏe. Chúng ta cần nước để duy trì các chức năng của cơ thể nhưng nhiều người không nhận biết được mình đang bị mất nước. Điều đó có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Vậy mất nước nguy hiểm như thế nào, các biểu hiện khác ra sao… Bài viết sau đây Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về tình trạng thường gặp này.
MẤT NƯỚC LÀ GÌ ?
Nước chiếm khoảng 75% cơ thể chúng ta, trong các tế bào, giữa các tế bào, trong mạch máu… Lượng nước cần thiết không giống nhau ở mỗi người. Trung bình, mỗi ngày một người trưởng thành cần uống 2 lít nước.
Hằng ngày, lượng nước trong cơ thể mất qua mồ hôi, nước mắt, nước bọt, hoạt động tiêu tiểu… Bình thường, lượng nước này được bù lại qua đường ăn uống.
Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày. Nếu lượng thiếu hụt không được bù đủ thì cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mất nước. Thiếu nước khiến các cơ quan không thể thực hiện các chức năng một cách bình thường. Từ đó, các triệu chứng sẽ xuất hiện từ nhẹ tới nặng, thậm chí có thể tử vong.
NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN CƠ THỂ MẤT NƯỚC ?
Hai nhóm nguyên nhân chính dẫn tới mất nước là do cung cấp không đủ và do mất nước quá nhiều.
- Do cung cấp không đủ nước cho cơ thể:
Đó có thể là những nguyên nhân rất quen thuộc. Ví dụ như bạn không thể uống đủ nước do quá bận bịu hoặc bị ốm. Bạn không muốn uống nước do đau họng, loét miệng, bệnh lý dạ dày… Hay đơn giản bạn không đem theo nước sạch khi đi leo núi, cắm trại…
- Do mất nước quá nhiều:
+ Tiêu chảy hoặc nôn ói: có thể gây ra mất nước và điện giải chỉ trong thời gian ngắn. Tiêu chảy còn là nguyên nhân gây mất nước dễ dẫn tới tử vong nhất, đặc biệt ở trẻ em và người già.
+ Sốt: sốt càng cao cơ thể càng nhanh mất nước.
+ Đổ mồ hôi quá mức: do các hoạt động thể lực, đặc biệt là các hoạt động ngoài trời. Ngoài ra, thời tiết nóng cũng góp phần khiến cho cơ thể mất nước nếu bạn không bổ sung lại một lượng nước thích hợp.
+ Tiểu nhiều: nếu ở mức độ đáng kể có thể dẫn tới mất nước. Tiểu nhiều có thể là biểu hiện của một bệnh lý. Đó có thể là bệnh đái tháo đường, đái tháo nhạt. Thuốc cũng có thể gây tiểu nhiều, như thuốc lợi tiểu, một số thuốc hạ áp, thuốc chống loạn thần…
+ Bỏng: làm mạch máu tổn thương, dẫn tới dịch bị rò rỉ khỏi lòng mạch vào mô xung quanh.
NHỮNG AI DỄ RƠI VÀO TÌNH TRẠNG NÀY ?
Bất cứ ai cũng có thể rơi vào tình trạng mất nước. Tuy nhiên, một số người có nguy cơ cao hơn, có thể kể đến như:
+ Trẻ em: có nhiều yếu tố khiến cho trẻ mất nước. Đó có thể là tình trạng tiêu chảy, nôn ói hoặc các bệnh lý gây sốt. Hơn nữa, trẻ nhỏ không thể nói ra cảm giác khát và không thể tự uống nước.
+ Người già: theo thời gian, khả năng dự trữ dịch của cơ thể giảm dần. Đồng thời, cảm giác khát cũng không còn nhạy cảm như thời trẻ. Người già còn có thể mắc các bệnh lý như đái tháo đường hay đang sử dụng một vài loại thuốc. Một số người già có thể còn gặp khó khăn trong việc tự uống nước.
+ Người mắc các bệnh mãn tính: như đái tháo đường, các bệnh lý của thận, các bệnh lý cần sử dụng thuốc lợi tiểu, bệnh xơ nang, nghiện rượu hoặc các bệnh lý của tuyến thượng thận.
+ Người làm việc ngoài trời, đặc biệt trong điều kiện nắng nóng như vận động viên marathon, đua xe đạp…
NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CƠ THỂ ĐANG BỊ MẤT NƯỚC
Khi cơ thể thiếu nước sẽ có những dấu hiệu sau:
- Tiểu ít, giảm lượng nước tiểu: Tùy vào lượng nước được cung cấp mà tần suất và lượng nước tiểu của mỗi người khác nhau. Nếu số lần đi tiểu trong ngày chỉ khoảng 2 - 3 lần hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ chính là biểu hiện của cơ thể đang bị thiếu nước.
- Nước tiểu có màu sẫm và đặc: Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, nước tiểu bình thường sẽ không có màu, trong suốt và lỏng. Ngược lại, khi cơ thể thiếu nước, nước tiểu sẽ có màu sẫm và đậm đặc hơn bình thường.
- Khô da: Khô da là dấu hiệu điển hình của tình trạng cơ thể bị thiếu nước, mất nước.
- Khô miệng, hôi miệng: Khi cơ thể bị thiếu nước sẽ giảm tiết nước bọt, khiến cho miệng bị khô và có mùi hôi.
- Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai: Cơ thể thiếu nước bao gồm cả não cũng không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để hoạt động, sẽ gây ra các triệu chứng đau đầu, đặc biệt là khi di chuyển cơ thể. Bên cạnh đó, hệ tuần hoàn cũng hoạt động kém hiệu quả hơn do thiếu nước sẽ dẫn đến chóng mặt, hoa mắt và ù tai.
- Đói và thèm đồ ngọt: Đói có thể là biểu hiện của cơ thể thiếu nước, bởi khi đó năng lượng dự trữ trong cơ thể gặp khó khăn trong việc được giải phóng, gây ra cảm giác đói, thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt - loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng.
- Táo bón: Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Để hệ tiêu hóa được hoạt động bình thường và khỏe mạnh, cơ thể cần cung cấp đủ nước. Do đó, táo bón là dấu hiệu “báo động” cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết.
- Huyết áp giảm, nhịp tim tăng: Cơ thể thiếu nước làm hạn chế sự lưu thông, tuần hoàn của máu, gây tụt huyết áp. Tăng nhịp tim là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu nước, mất nước nghiêm trọng.
- Mỏi cơ, chuột rút: Khi cơ thể bị thiếu một lượng nước, hoặc thiếu nước ảnh hưởng đến cân bằng điện giải trong cơ thể, làm thay đổi nồng độ các chất như natri, kali, ... có thể gây mỏi cơ, chuột rút.
CÁC BIẾN CHỨNG CÓ THỂ GẶP KHI CƠ THỂ MẤT NƯỚC
Mất nước có thể dẫn tới một loạt các hậu quả nghiêm trọng. Có thể kể tới như:
+ Tổn thương do nhiệt: có thể nhẹ như chuột rút cho tới nguy hiểm tính mạng như sốc nhiệt.
+ Các bệnh lý liên quan đến thận: tình trạng thiếu nước kéo dài làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu, hình thành sỏi thận, nặng nề nhất là suy thận.
+ Động kinh: mất nước dẫn tới mất và rối loạn cân bằng điện giải như natri, kali. Tình trạng này gây ra sự rối loạn trong dẫn truyền tín hiệu giữa các tế bào trong cơ thể. Hậu quả là các cơn co cơ không tự ý, một số trường hợp có thể mất ý thức.
+ Sốc giảm thể tích: là một trong những biến chứng nặng nề nhất, đe dọa tính mạng. Mất nước khiến thể tích dịch lưu thông trong lòng mạch giảm, dẫn tới huyết áp giảm. Khi đó, các cơ quan thiết yếu không đủ oxy và dưỡng chất để duy trì hoạt động.
CÁCH ĐIỀU TRỊ CƠ THỂ BỊ MẤT NƯỚC
Điều trị tốt nhất khi mất nước là bổ sung kịp thời lượng dịch và điện giải đã mất. Tùy theo lứa tuổi, độ nặng và nguyên nhân mà cách bổ sung cũng thay đổi.
+ Với trẻ nhỏ, có thể pha dung dịch tại nhà từ nước, muối và đường. Bắt đầu cho trẻ uống với muỗng (khoảng 5ml) mỗi 1 tới 5 phút tới khi trẻ không còn nhu cầu. Với trẻ không uống được hoặc trẻ rất nhỏ có thể cần truyền dịch đường tĩnh mạch.
+ Với người lớn, các trường hợp mất nước nhẹ tới vừa, có thể bù dịch bằng uống nhiều nước hoặc các dung dịch khác. Chú ý khi tiêu chảy, các loại nước trái cây hay nước ngọt nên hạn chế vì có thể làm nặng hơn tình trạng này. Tránh các đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà, sô-đa… Khi bù dịch qua đường uống thất bại, cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để bù dịch qua đường tĩnh mạch.
Điều trị nguyên nhân nếu có. Có thể cần tới các thuốc như hạ sốt, giảm nôn ói.
MẤT NƯỚC CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO THÌ NÊN GẶP BÁC SĨ ?
Cơ thể mất nước là tình trạng khá phổ biến, do đó người bệnh thường bỏ qua. Mất nước có thể gây nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu bị mất nước kèm theo các triệu chứng sau, người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ:
+ Sốt, ớn lạnh.
+ Bị tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày.
+ Tiểu ít, lượng nước tiểu giảm.
+ Mệt mỏi, khả năng tập trung kém.
+ Nhận thức suy giảm, thường xuyên lơ mơ, ngất.
+ Bị đau vùng bụng hoặc ngực.
CÁCH PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG CƠ THỂ BỊ MẤT NƯỚC
+ Uống đủ nước, ăn những loại thức ăn chứa nhiều nước, nhất là vào mùa hè. Nhu cầu nước mỗi người không giống giống nhau. Mặc dù vậy, các chuyên gia khuyên không nên đợi tới khi khát mới uống nước. Tốt hơn là uống từng ngụm nhỏ, một cách đều đặn. Khi thời tiết không quá nóng, nước ấm là sự lựa chọn tốt hơn.
+ Bổ sung nước nhiều hơn bình thường khi gặp các vấn đề như tiêu chảy, nôn ói.
+ Với các công việc nặng, đặc biệt nếu ở ngoài trời, nên uống nước trước và trong khi làm. Có thể đánh giá cơ thể đủ nước nếu nước tiểu loãng, vàng trong.
+ Khi thời tiết lạnh cũng cần bổ sung nước vì lúc này không khí thường khô hơn, dẫn tới mất nước qua hơi ẩm.
+ Người già mắc các bệnh lý dù nhẹ như cảm cúm, viêm phế quản, nhiễm trùng bàng quang nên uống nhiều nước hơn thường ngày dù chưa biểu hiện triệu chứng của mất nước.
Mất nước có thể gây nguy hiểm tính mạng như dẫn tới sốc nhiệt, tụt huyết áp. Do đó, quan trọng nhất là nên uống đủ nước, đặc biệt là khi hoạt động nặng trong điều kiện nắng nóng. Đồng thời, cần chú ý những biểu hiện mất nước sớm ở những đối tượng nguy cơ như trẻ em, người già để có thể xử trí kịp thời.
Hoàng Quyên
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
Bánh tráng nướng là món ăn vặt yêu thích của người dân Đà Lạt và du khách khi đến với thành phố sương mù này. Một món ăn đường phố bình dị nhưng đầy sức hút. Từng chiếc bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, quyện cùng hương thơm của trứng, pate, mỡ hành và các loại topping khác tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Bánh ngải mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Nguyên. Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng. Vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, quyện cùng hương thơm nồng nàn của lá ngải tạo nên một món ăn dân dã mà đầy tinh tế.
Ẩm thực Yên Bái nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Trong đó, măng vầu cuốn thịt là một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Những bài tập thể dục buổi sáng cho người cao tuổi như đạp xe đạp, đi bộ, dưỡng sinh... giúp rèn luyện sức khỏe, tránh những bệnh lý nguy hiểm và vấn đề tăng cân không còn khó khăn như trước nữa.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Cây cát lồi là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Từ lâu đã được các thầy thuốc Đông Y khuyên dùng. Vậy cây cát lồi trị bệnh gì? công dụng của cây cát lồi là gì? Mời bạn đọc cùng Thuocthang.com.vn xem qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm.
Ngộ độc thuốc là tình trạng bệnh lý cấp cứu thường gặp , nguyên nhân chủ yếu do người bệnh chủ động dùng thuốc điều trị không có chỉ định của bác sĩ, dùng quá liều chỉ định; hoặc dùng nhầm thuốc. Ngộ độc thuốc có thể để lại các di chứng không hồi phục và tử vong nếu không xử trí kịp thời. Vì vậy Khi nghi ngờ ai bị ngộ độc thuốc, cần nhanh chóng sơ cứu và đưa đến bệnh viện ngay lập tức.