Các bài tập thể dục hoặc lao động thể chất kéo dài, đặc biệt là trong thời tiết nóng, có thể dẫn đến sự co cứng cơ. Một số loại thuốc và một số tình trạng bệnh nhất định cũng có thể là nguyên nhân gây sự co cứng cơ. Vậy triệu chứng co cứng cơ là gì? Có Chữa được không? Những thông tin sau Thuocthang.com.vn sẽ giúp ích được cho bạn.
CO CỨNG CƠ LÀ GÌ ?
Sự co cứng cơ hay là sự co đột ngột và không chủ ý của một hoặc nhiều cơ của bạn. Nếu bạn đã từng phải thức dậy vào ban đêm hoặc dừng lại đột ngột khi đang đi bộ do bị chuột rút, bạn sẽ biết rằng sự co cứng cơ có thể gây ra đau dữ dội như thế nào. Mặc dù nói chung sự co cứng cơ không gây nguy hại, nhưng chúng có thể làm cho các cơ bị ảnh hưởng tạm thời và không thể cử động được.
NGUYÊN NHÂN GÂY CO CỨNG CƠ
Co cứng cơ thường là biến chứng của chấn thương não hoặc tủy, đột quỵ hoặc bệnh não chu sinh và xơ cứng rải rác từng đám.
Bên cạnh đó, việc sử dụng cơ quá mức hay tình trạng mất nước, căng cơ hoặc người bệnh giữ nguyên một tư thế nhất định trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng co cứng cơ toàn thân. Nhưng có một số trường hợp không rõ nguyên nhân gây co cứng cơ. Hầu hết các tình trạng co cứng cơ không gây hại đến sức khỏe, tính mạng người bệnh, nhưng một số nguyên nhân gây ra co cứng cơ có thể liên quan đến một số tình trạng bệnh nền như sau:
+ Không cung cấp máu đầy đủ: Các động mạch đưa máu đến chân bị hẹp có thể dẫn đến tình trạng đau giống như bị chuột rút. Tình trạng co cứng cơ này sẽ gây ra biến chứng chèn ép dây thần kinh cột sống hoặc gây ra chuột rút ở chân. Nếu người bệnh càng đi bộ nhiều, thì tình trạng đau sẽ càng gia tăng. Để cải thiện tình trạng nên đi bộ với tư thế hơi cong về phía trước để trì hoãn sự xuất hiện các triệu chứng.
+ Thiếu các chất khoáng trong cơ thể: Nếu cơ thể quá ít kali, magie hoặc canxi trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày thì có thể là nguyên nhân gây co cứng cơ.
+ Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu(thuốc được kê toa khi bị tăng huyết áp) có thể làm giảm hấp thu các khoáng chất trong cơ thể, dẫn đến tình trạng co cứng cơ.
YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY CO CỨNG CƠ
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị co cứng cơ bao gồm:
+ Độ tuổi: Những người cao tuổi bị mất một lượng cơ nhất định, do đó phần cơ còn lại có thể phải tăng hoạt động quá mức.
+ Mất nước: Các vận động viên trở nên mệt mỏi và mất nước khi thường xuyên tham gia tập luyện các môn thể thao trong khí hậu nóng bức sẽ dễ phát triển chứng co cứng cơ.
+ Mang thai: Sự co cứng cơ cũng rất phổ biến khi đang trong thai kỳ.
+ Tình trạng y tế: Bạn có thể có nguy cơ cao bị co cứng cơ nếu bạn có các bệnh đái tháo đường, hoặc có rối loạn thần kinh, gan hoặc tuyến giáp.
CÁC TRIỆU CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN CO CỨNG CƠ
– Đau
– Cứng đờ
– Rung giật(clonus)
– Cơn co thắt các cơ gấp và duỗi (flexor and extensor spams)
– Điều hợp và kiểm soát các vận động tinh vi kém
– Biến dạng khớp
CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ CO CỨNG CƠ
Nếu bạn bị co cứng cơ khi đang vận động thì bạn cần ngừng vận động, cố gắng thả chùng chi bị bệnh để thư giãn bắp thịt đang bị co rút. Sau đó xoa bóp các cơ một cách nhẹ nhàng, có thể xoa một chút dầu nóng lên vùng da đang bị co cơ rồi mới xoa bóp.
Nếu bị co cứng cơ ở cẳng chân, bạn nên nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược, kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao, hướng về phía đầu gối.
Nếu bị co cứng cơ ở bắp đùi, bạn có thể nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia ấn đầu gối xuống.
Nếu bị co cứng cơ xương sườn, bạn cần hít thở sâu để thư giãn cơ hoành và cần xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực.
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM BÁC SĨ ?
Chứng co cứng cơ thường tự biến mất và hiếm khi đủ nghiêm trọng để đòi hỏi sự chăm sóc y tế.
Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ nếu sự co cứng cơ của bạn có:+ Gây ra sự khó chịu nghiêm trọng
+ Có liên quan đến phù chân, đỏ da hoặc thay đổi da
+ Có liên quan đến sự yếu cơ
+ Xảy ra thường xuyên
+ Không cải thiện khi sự tự chăm sóc
+ Không liên quan đến nguyên nhân rõ ràng, ví dụ như tập thể dục nặng
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CO CỨNG CƠ HIỆN NAY
Để điều trị cơ cứng cơ, việc kéo căng cơ thích hợp rất quan trọng trong thời gian phục hồi chức năng sau tổn thương neuron vận động trung ương và điều trị tiếp theo cho người bệnh. Mục đích của việc này là ngăn chặn sự co rút của cơ và khớp.
Bên cạnh đó, việc dùng thuốc cũng quan trọng trong điều trị co cứng cơ, tuy nhiên việc điều trị có thể sẽ làm tăng triệu chứng liệt vận động, nguyên nhân của triệu chứng liệt vận động là do sự tăng trương lực cơ duỗi có tác dụng hỗ trợ cho chi liệt ở các bệnh nhân. Các thuốc điều trị đó bao gồm:
+ Thuốc Dantrolence: Cơ chế của thuốc này là làm yếu cơ co cứng do ảnh hưởng đến vai trò của canxi. Tuy nhiên khi dùng thuốc này thì tránh những người bệnh có chức năng hô hấp kém hoặc bị bệnh cơ tim rất nặng. Liều điều trị thuốc Dantrolence khởi đầu là 25mg/ngày/ 1 lần). Sau 3 ngày tăng liều thêm 25mg, nhưng việc này sẽ tùy theo sự dung nạp thuốc của người bệnh, có thể dùng tối đa là 100 mg (ngày 4 lần). Tác dụng phụ của thuốc Dantrolence là tiêu chảy, buồn nôn, yếu chi, rối loạn chức năng gan, chóng mặt và ảo giác.
+ Thuốc Baclofen: Đây là thuốc có tác dụng điều trị các co cứng nếu nguyên nhân và nguồn gốc tủy hoặc đau do co cứng cơ gấp, cơ duỗi. Liều tối đa khi sử dụng thuốc Baclofen là 80mg/ngày; liều bắt đầu điều trị là 5mg hoặc 10mg, sử dụng ngày 2 lần. Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Baclofen là rối loạn dạ dày/ruột, cơ thể mệt mỏi, bồn chồn, lo lắng, lú lẫn, ảo giác.
+ Thuốc Diazepam: Loại thuốc này có thể hạn chế tình trạng co cứng của cơ. Cơ chế của thuốc này là do thuốc tác dụng lên neuron trung gian ở tủy và trung tâm trên tủy. Tuy nhiên điểm hạn chế của thuốc này là liều điều trị thường dung nạp kém và khác nhau ở từng người bệnh.
+ Thuốc Tizanidin, thuốc đồng vận α2 tiết adrenalin cũng có hiệu quả tương tự như các thuốc trên, tuy nhiên ưu điểm của loại thuốc này là dung nạp tốt hơn. Liều sử dụng thuốc này là hàng ngày tăng dần, liều tối đa là 8mg với ngày 3 lần. Khi sử dụng thuốc này, người bệnh thường mệt mỏi, khô miệng, hạ huyết áp.
+ Ngoài những phương pháp điều trị trên, co cứng cơ có thể điều trị bằng phương pháp phong bế điểm vận động bằng cách tiêm ở trong bao phenol vào cơ nhằm làm giảm sự co cứng ở một số cơ quan quan trọng trong cơ thể. Việc tiêm độc tố botulinum vào trong cơ có thể có tác dụng nhưng nếu tiêm vào trong bao phenol hoặc cồn tuyệt đối có thể có tác dụng ở các trường hợp nặng. Nhưng có một điểm cần lưu ý là phương pháp này không được tiến hành cho tới khi hội chứng co cứng cơ biểu hiện đầy đủ và khi sử dụng các phương pháp điều trị bằng thuốc kéo dài nhưng không mang lại kết quả khả quan hoặc người bệnh có nguy cơ cao.
+ Phẫu thuật cũng được lựa chọn để điều trị co cứng cơ. Các phương pháp phẫu thuật là cắt gân khép hoặc gân gót, cắt dây thần kinh để người bệnh dễ dàng cử động hơn.
Các phương pháp điều trị trên sẽ tùy vào mức độ, sự ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho người bệnh. Do vậy, người bệnh cần đến bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu của co cứng cơ.
Hoàng Quyên
Khi nói đến y học dân gian tại Việt Nam, cây xương sáo (Cissus nodosa) trở thành một phần quan trọng của bảo tồn và chăm sóc sức khỏe xương khớp. Với lá và thân cây xanh mát, cây xương sáo không chỉ là một nguồn cung cấp chất chống viêm hiệu quả mà còn chứa đựng nhiều khoáng chất quan trọng, làm nền tảng cho những bài thuốc dân gian truyền thống.
Bác sĩ cao khả anh có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh ngoại tổng quát, liên quan đến các bộ phận: Hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ chấn thương chỉnh hình, cột sống, hệ Cơ - Xương - Khớp.
Khi nhắc đến bọ cạp chúng ta thường rất sợ hãi bởi nếu vô tình bị chúng cắn nhẹ sẽ bị sốt nhiều ngày nặng có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên Theo các chuyên gia nghiên cứu thì bò cạp có thể dung để điều trị rất hiệu quả các bệnh thấp khớp, viêm mãn tính, liệt nữa người, tê bì chân tay, đột quỷ, uốn ván …
Đỗ trọng là một trong những vị thuốc quý trong Đông y. Đỗ trọng sở hữu nhiều công dụng nổi bật, chẳng hạn như cải thiện tình trạng liệt dương, hư thận, thoát vị đĩa đệm hoặc tê bì gân xương,… Bên cạnh đó ngày nay mọi người thường dùng để đỗ trọng để ngâm rượu.
Hạt gấc (mộc miết tử) là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Vị thuốc này có vị đắng, tính ôn, tác dụng giảm đau và chống viêm. Đặc biệt, hạt gấc ngâm rượu mang tới cho người dùng vô số tác dụng chữa bệnh, nhất là những bệnh lý liên quan tới xương khớp.
Đối với các bạn bị gãy xương phải nhờ đến sự hỗ trợ của những dụng cụ nẹp xương đều sẽ thắc mắc về thời gian rút dụng cụ nẹp xương. Khi các bác sĩ rút dụng cụ nẹp xương cho bạn cũng có nghĩa là vết thương của bạn đã được cải thiện và sắp đến thời kỳ hồi phục hoàn toàn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích xung quanh vấn đề này.
Bong gân mắt cá chân là một trong những chấn thương thường gặp nhất. Bong gân là do căng hoặc rách dây chằng hỗ trợ mắt cá chân. Bong gân xảy ra phần lớn là ở dây chằng ATF (dây chằng mác sên trước) vì dây chằng này chạy dọc bên ngoài mắt cá chân.
Xương khớp là căn bệnh mà ai cũng không thể tránh khỏi đặc biệt với lứa tuổi trung niên trở ra. Sinh hoạt, tập luyện, trái gió trở trời, tuổi tác cao, bệnh tật … khiến các khớp xương sưng viêm và đau nhức. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có rất nhiều cách khắc phục tình trạng này.
Cách ngâm rượu chuối hột không hề khó, chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu cần thiết và qua vài bước đơn giản bạn có ngay bình rượu chuối đúng chuẩn giúp trị nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có bệnh xương khớp. Hãy theo dõi thông tin trong bài viết để biết chuối hột ngâm rượu có tác dụng gì và cách ngâm cũng như sử dụng sao cho đúng cách.
Đối với các bạn bị gãy xương phải nhờ đến sự hỗ trợ của những dụng cụ nẹp xương đều sẽ thắc mắc về thời gian rút dụng cụ nẹp xương. Khi các bác sĩ rút dụng cụ nẹp xương cho bạn cũng có nghĩa là vết thương của bạn đã được cải thiện và sắp đến thời kỳ hồi phục hoàn toàn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích xung quanh vấn đề này.