Dấu Hiệu Bong Gân Mắt Cá Chân Và Cách Điều Trị

Mới nhất

Bong gân mắt cá chân là một trong những chấn thương thường gặp nhất. Bong gân là do căng hoặc rách dây chằng hỗ trợ mắt cá chân. Bong gân xảy ra phần lớn là ở dây chằng ATF (dây chằng mác sên trước) vì dây chằng này chạy dọc bên ngoài mắt cá chân.

Dấu Hiệu Bong Gân Mắt Cá Chân Và Cách Điều TrịDấu Hiệu Bong Gân Mắt Cá Chân Và Cách Điều Trị

CÁC DẤU HIỆU BỊ BONG GÂN MẮT CÁ CHÂN

- Nếu bị bong gân, mắt cá chân sẽ trở nên sưng, thường là ngay lập tức. Bạn nên kiểm tra hai bên mắt cá chân để xem mắt cá chân có sưng to không. Sưng và đau thường xuất hiện trong trường hợp bong gân hoặc gãy mắt cá chân.

- Chân hoặc mắt cá chân biến dạng và đau dữ dội thường là dấu hiệu gãy xương mắt cá chân. Trong trường hợp đó, bạn cần dùng nạng và đi khám bác sĩ ngay lập tức.

- Mắt cá chân bị bầm tím: Bong gân thường gây bầm tím. Kiểm tra mắt cá chân xem có dấu hiệu da đổi màu do bầm hay không.

- Bong gân mắt cá chân thường gây đau đớn. Bạn có thể chạm ngón tay vào vị trí chấn thương để xem có đau không.

- Đặt trọng lượng vừa phải lên mắt cá chân. Bạn có thể thử đứng lên và nhẹ nhàng đặt một phần trọng lượng cơ thể lên mắt cá chân bị chấn thương. Nếu thấy đau, đó có thể là dấu hiệu bong gân hoặc gãy mắt cá chân. Sử dụng nạng và đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Cảm nhận "sự lung lay" ở mắt cá chân. Mắt cá chân khi bị bong gân thường lỏng lẻo và không vững vàng.

- Trong trường hợp bong gân nghiêm trọng, bạn có thể không đặt được trọng lượng cơ thể lên mắt cá chân hay không thể đứng được. Đặt trọng lượng lên mắt cá chân hoặc đứng dậy có thể gây đau đớn. Vì vậy, bạn nên dùng nạng và đi khám bác sĩ ngay lập tức.

XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ BONG GÂN

  • Nhận biết bong gân cấp độ 1

 

 

- Bong gân mắt cá chân gồm 3 cấp độ. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Mức độ ít nghiêm trọng nhất là bong gân cấp độ 1.

- Đây là vết rách nhỏ không ảnh hưởng đến việc đứng hoặc đi lại. Mặc dù hơi bất tiện nhưng bạn vẫn có thể sử dụng mắt cá chân như bình thường.

- Bong gân cấp độ 1 có thể gây sưng nhỏ và hơi đau.

- Trong trường hợp bong gân cấp độ 1, tình trạng sưng thường khỏi sau vài ngày.

  • Nhận biết bong gân cấp độ 2.

- Bong gân cấp độ 2 là chấn thương mức độ vừa. Đây là tình trạng dây chằng hoặc nhiều dây chằng bị rách đáng kể nhưng không quá lớn.

- Khi bong gân cấp độ 2, bạn sẽ không thể sử dụng mắt cá chân như bình thường và khó khăn khi đặt trọng lượng lên mắt cá chân.

- Bạn sẽ thấy cơn đau ở mức độ vừa phải, sưng và bầm tím.

- Mắt cá chân sẽ hơi lỏng lẻo và trông như bị kéo về phía trước.

- Đối với bong gân cấp độ 2, bạn cần được chăm sóc y tế và dùng nạng, dụng cụ bảo vệ mắt cá chân trong một thời gian để có thể đi lại.

  • Nhận Biết Bong Gân Cấp Độ 3.

Bong gân cấp độ 3 là tình trạng dây chằng rách hoàn toàn và mất toàn bộ cấu trúc.

Khi bong gân cấp độ 3, bạn sẽ không thể đặt trọng lượng lên mắt cá chân và không thể đứng nếu không được giúp đỡ.

+ Tình trạng sưng, đau trở nên nghiêm trọng.

+ Quanh xương mác sẽ sưng đáng kể (hơn 4 cm).

+ Xét nghiệm y tế có thể phát hiện thấy bàn chân và mắt cá chân có thể biến dạng thấy rõ hoặc gãy xương mác ngay dưới đầu gối.

+ Bong gân cấp độ 3 cần được bác sĩ chăm sóc ngay lập tức.

Nhận Biết Dấu Hiệu Gãy Xương.

 

 

- Gãy xương là chấn thương ở xương, đặc biệt phổ biến ở người khỏe mạnh chấn thương mắt cá chân do di chuyển tốc độ cao, và chấn thương nhỏ do ngã ở người lớn tuổi. Triệu chứng thường giống với bong gân mắt cấp độ 3. Gãy xương cần được chụp X-quang và điều trị chuyên nghiệp.

- Mắt cá chân bị gãy sẽ rất đau đớn và không vững vàng.

- Gãy xương nhỏ có triệu chứng giống bong gân nhưng chỉ có chuyên gia y tế mới có thể chẩn đoán hoặc sàng lọc thông qua chụp X-quang.

- Tiếng răng rắc lại thời điểm chấn thương có thể là bằng chứng gãy xương mắt cá chân.

- Bàn chân hoặc cổ chân biến dạng thấy rõ, ví dụ như bàn chân nằm ở tư thế hoặc góc bất thường, là dấu hiệu chắc chắn của gãy xương hoặc trật khớp mắt cá chân.

CÁCH ĐIỀU TRỊ BONG GÂN MẮT CÁ CHÂN HIỆU QUẢ NHẤT

  • Đi Khám Bác Sĩ

Dù bong gân ở cấp độ nào thì tốt nhất bạn cũng nên đi khám bác sĩ để tìm cách điều trị tốt nhất nếu tình trạng sưng, đau kéo dài hơn một tuần.

Nếu nhận thấy dấu hiệu gãy xương và/hoặc bong gân cấp độ 2 hoặc 3, bạn cần đi khám bác sĩ ngay. Nói cách khác, bạn nên đi khám bác sĩ nếu không thể đi lại (hoặc khó đi lại), cảm giác tê ở mắt cá chân, đau dữ dội, nghe tiếng răng rắc tại thời điểm chấn thương. Bạn cần được chụp X-quang và xét nghiệm chuyên nghiệp để xác định phương pháp điều trị.

Bong gân mức độ nhẹ có thể khỏi khi bạn tự chăm sóc. Tuy nhiên, bong gân không lành hoàn toàn có thể dẫn đến sưng, đau kéo dài. Ngay cả khi chỉ bong gân cấp độ 1, bạn cũng nên đi khám bác sĩ để được tư vấn.

  • Để Mắt Cá Chân Được Nghỉ Ngơi.

Trong khi chờ đi khám bác sĩ, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà bằng phương pháp RICE (Rest - Nghỉ ngơi, Ice - Chườm đá, Compression - Băng nẹp, và Elevation - Nâng cao chân). Đây là từ viết tắt của bốn hành động điều trị. Đối với bong gân cấp độ 1, bạn có thể chỉ cần điều trị bằng phương pháp RICE. Bước đầu tiên là để mắt cá chân nghỉ ngơi.

Tránh cử động mắt cá chân và cố định mắt cá chân nếu có thể.

Nếu có sẵn bìa cứng, bạn có thể thiết kế băng nẹp tạm thời để bảo vệ chân khỏi bị chấn thương thêm. Cố gắng nẹp mắt cá chân lại để mắt cá chân nằm yên đúng vị trí.

  • Chườm Đá.

 

 

Chườm đá lên mắt cá chân có thể giúp giảm sưng và cảm giác khó chịu. Tìm vật lạnh chườm lên mắt cá chân càng sớm càng tốt.

Đặt đá viên vào túi rồi nhẹ nhàng chườm lên khớp. Phủ khăn lên để tránh nguy cơ gây bỏng lạnh cho da.

Có thể dùng túi đậu đông lạnh để chườm lên mắt cá chân.

Chườm mắt cá chân khoảng 15-20 phút một lần, mỗi 2-3 tiếng một lần. Tiếp tục chườm trong vòng 48 tiếng.

Băng Nẹp Mắt Cá Chân.

Đối với bong gân cấp độ 1, băng nẹp mắt cá chân bằng băng đàn hồi có thể giúp cố định và giảm nguy cơ chấn thương thêm.

Quấn băng quanh mắt cá chân theo "hình số 8".

Không quấn quá chặt để tránh làm mắt cá chân sưng thêm. Quấn băng sao cho có thể chèn một ngón tay vào giữa băng quấn với da.

Nếu nghi ngờ bị bong gân cấp độ 2 hoặc 3, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn trước khi băng nẹp.

Nâng Cao Bàn Chân.

Nâng chân cao hơn tim. Đặt bàn chân lên hai chiếc gối. Cách này giúp giảm tuần hoàn máu đến bàn chân và giúp giảm sưng.

Nâng cao chân kết hợp cùng trọng lực giúp giảm sưng và giảm đau.

Dùng dụng cụ hỗ trợ đi lại hoặc cố định mắt cá chân. Bác sĩ có thể khuyến nghị dùng dụng cụ y tế để giúp bạn đi lại xung quanh và/hoặc cố định mắt cá chân.

Ví dụ: Bạn có thể cần nạng, gậy chống hoặc chân đỡ. Có thể dựa vào khả năng thăng bằng để lựa chọn ra dụng cụ an toàn nhất.

Tùy mức độ chấn thương mà bác sĩ có thể khuyến nghị dùng băng quấn hoặc dụng cụ băng mắt cá chân để cố định mắt cá chân. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình có thể đặt mắt cá chân vào trong khuôn cố định.

Lưu Ý:

+ Bạn phải để mắt cá chân lành hoàn toàn sau khi bị bong gân. Nếu không, mắt cá chân sẽ lại bị bong gân, dẫn đến đau và sưng dai dẳng không khỏi.

+ Cảm thấy lạnh ở chân, hoàn toàn tê dại ở bàn chân hoặc cảm giác căng ở chân do sưng có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức vì bạn có thể phải được phẫu thuật khẩn cấp nếu bị tổn thương dây thần kinh và động mạch hoặc hội chứng chèn ép khoang.

Hoàng Quyên

Tin liên quan
Bệnh viêm cột sống dính khớp (AS) là một dạng viêm khớp gây ra những cơn đau dữ dội, đồng thời hạn chế khả năng vận động. Tập vật lý trị liệu là một trong những biện pháp điều trị viêm cột sống dính khớp mà bạn nên biết.
Theo giáo viên Yoga, các bài tập Yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ được xem là một trong những cách điều trị bệnh bằng phương pháp tự nhiên hiệu quả. Khi áp dụng các bài tập Yoga phù hợp, nó sẽ hỗ trợ bạn giảm đau nhức cổ gáy, điều trị thoái hóa đốt sống cổ tốt và đồng thời giúp cải thiện vóc dáng đẹp hơn.
Theo giáo viên Yoga, các bài tập Yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ được xem là một trong những cách điều trị bệnh bằng phương pháp tự nhiên hiệu quả. Khi áp dụng các bài tập Yoga phù hợp, nó sẽ hỗ trợ bạn giảm đau nhức cổ gáy, điều trị thoái hóa đốt sống cổ tốt và đồng thời giúp cải thiện vóc dáng đẹp hơn.
Trước một vụ tai nạn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động,... việc cứu giúp nạn nhân là vô cùng cần thiết và phải được tiến hành khẩn trương. Nhưng đôi khi, trong lúc vội vã, chúng ta thường quên hoặc không biết rằng, những động tác cứu giúp không đúng có thể làm nặng thêm những tổn thương cho bệnh nhân, đặc biệt là chấn thương cột sống. 
Căng cơ là tình trạng xảy ra khi các thớ cơ bị căng giãn hơn mức bình thường và vượt quá mức giới hạn chịu đựng của cơ. Căng cơ thường gặp ở cổ, thắt lưng, tay và chân, đặc biệt là đối với người tập thể thao.
Đau khớp bả vai là triệu chứng bệnh lý khá phổ biến, thường xảy ra ở nhiều người. Đau khớp bả vai có thể xuất hiện ở bên trái hoặc bên phải, thậm chí là cả 2 bên. Bài viết hôm nay Thuocthang.com.vn xin sẽ chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức về tình trạng đau ở khớp bả vai và những nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Đau nhức xương khớp khiến người bệnh phải sống chung với sự đau đớn, khó chịu và tự ti. Thay vì chủ quan, chậm trễ thăm khám khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng. Các bạn nên chủ động thăm khám, điều trị để sớm khắc phục. Thuốc trị đau nhức xương khớp là giải pháp đơn giản, hữu ích nhất mà các bạn có thể lựa chọn.
Những vẫn đề về đôi chân luôn là nỗi lo cho các mẹ khi sinh con, có thể chân lành lặn không bị sao, đi lại được những thật đau lòng khi con mình có những bước đi khác người, không giống như bao trẻ khác, nói chính xác hơn là tật chân bị vòng kiềng từ xưa tới nay rất thường xuyên xảy ra, chính vì thế mà ất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng cho tương lai của con mình với một đôi chân đi vòng kiềng thế kia
Những vẫn đề về đôi chân luôn là nỗi lo cho các mẹ khi sinh con, có thể chân lành lặn không bị sao, đi lại được nhưng thật đau lòng khi con mình có những bước đi khác người, không giống như bao trẻ khác, nói chính xác hơn là tật chân bị vòng kiềng từ xưa tới nay rất thường xuyên xảy ra, chính vì thế mà rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng cho tương lai của con mình với một đôi chân đi vòng kiềng thế kia
Thoái hoá khớp (THK) bàn tay là một trong các bệnh khớp thường gặp ở người cao tuổi từ 60 – 65 tuổi. Tuy nhiên, từ độ tuổi 55 đã bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp. Tỉ lệ Thoái hóa khớp tăng dần theo tuổi, cao hơn ở nhóm tuổi từ 60 trở lên và cao nhất ở nhóm 70 – 79 tuổi. Tuổi cao là yếu tố nguy cơ cao nhất của THK, vì lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp bị giảm sút, sự lão hoá sụn càng rõ, làm cho sụn kém chịu đựng được các yếu tố tác động có hại lên khớp.
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.

19/05/2018

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.

19/05/2018

Viêm kết mạc là bệnh lành tính, gây đỏ ở mắt và thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên bệnh dễ lây lan đến những người xung quanh, vì thế mỗi người cần hiểu rõ về bệnh, cách xử lý và phòng tránh bệnh kịp thời.

19/05/2018

Bệnh nhân mới đây bị nhiễm virus corona (COVID-19) là một em bé 3 tháng tuổi. Thông tin này khiến các bậc cha mẹ lo lắng tìm hiểu cách phòng ngừa cho trẻ, đặc biệt là sau kỳ nghỉ dài trẻ sẽ phải đến trường. Vậy đâu là phương pháp quả nhất để bảo vệ các em trước mùa dịch bệnh COVID-19. Mời các bậc phụ huynh cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho trẻ em hiệu quả nhất hiện nay, để có các biện pháp hạn chế đối đa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ nhé!

19/05/2018

Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..

Xem nhiều

Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng. 

Tuổi dậy thì không chỉ khiến bạn gái thay đổi về tâm lý, vẻ bề ngoài mà cả nội tiết tố bên trong cơ thể. Cộng thêm áp lực học hành căng thẳng khiến những nốt mụn “đáng ghét” bắt đầu trỗi dậy. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Cùng tìm hiểu các thông tin về mụn để chọn đúng thuốc đặc trị mụn hiệu quả nhất, phù hợp với làn da và lứa tuổi của mình.

Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Bệnh cảm là một bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể nên rất dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Ở người già bệnh cảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, sau đây Thuocthang.com.vn xin chia sẽ đến bạn Những cách trị cảm nhanh cho người già hiệu quả nhất, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải những thông tin về các trường hợp tử vong do rắn độc cắn. Như các bạn đã biết, rắn là 1 loài động vật khá nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ cho những người không may, không chú ý mà tới gần nó, nhất là vào buổi đêm tối khiến cho mọi người xung quanh lúng túng, không biết xử trí ra sao. Người khi bị rắn cắn nếu không không may bị rắn độc cắn mà không giữ được bình tĩnh sẽ dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 1 thời gian ngắn. Chính vì thế bài viết này Của Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích và cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà.

Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.