Hậu quả của chấn thương tủy sống là mất chức năng, chẳng hạn như di chuyển hoặc cảm xúc. Trong hầu hết những người bị chấn thương cột sống, tủy sống không hoàn toàn bị cắt đứt nhưng có thể bị rách. Chấn thương cột sống không giống như các chấn thương khác, có thể là do dây thần kinh bị chèn ép hay đĩa đệm bị vỡ. Ngay cả khi một người bị chấn thương ở một hoặc nhiều đốt sống, có thể không có bất kỳ tổn thương nào đến cột sống nếu tủy sống không bị ảnh hưởng.
Chấn thương cột sống là một loại chấn thương vật lí cực kì nghiêm trọng có thể có tác động lâu dài trên hầu hết các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày.
NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA BỆNH CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chấn thương cột sống:
+ Nguyên nhân do tai nạn giao thông, tai nạn gặp phải khi chơi thể thao như đua xe đạp, đua ngựa...
+ Tai nạn lao động như ngã từ trên cao xuống đất gây ra tình trạng bị vỡ, lún, xẹp, chèn ép, chảy máu thậm chí làm đứt ngang dây sống.
+ Tai nạn do điện
+ Không cài dây an toàn khi ở trong xe ô tô
+ Không mặc đồ bảo hộ an toàn thích hợp trong khi chơi các môn thể thao
+ Không kiểm tra độ sâu và những vật có trong nước khi lặn xuống nước
NHỮNG DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG ?
Bất cứ loại tổn thương cọt sống nào đều có thể dẫn đến một hoặc nhiều các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:
+ Không có khả năng vận động;
+ Mất cảm giác, bao gồm khả năng để cảm thấy nóng, lạnh và cảm ứng xung quang;
+ Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang;
+ Các hoạt động phản xạ hoặc co thắt;
+ Những thay đổi trong chức năng tình dục, sự nhạy cảm tình dục và khả năng sinh sản;
+ Đau hoặc cảm giác châm, bị chích mãnh liệt do tổn thương các sợi thần kinh trong tủy sống;
+ Khó thở, ho hoặc ho ra các chất dịch tiết từ phổi.
Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng khẩn cấp mà bạn cần nên đến gặp bác sĩ ngay, bao gồm:
+ Đau lưng nặng hoặc có áp lực trong cổ, đầu hay tái phát lại;
+ Yếu, mất phối hợp hoặc tê liệt ở bất kỳ phần nào của cơ thể;
+ Tê, ngứa hoặc mất cảm giác ở bàn tay, ngón tay, bàn chân hoặc ngón chân;
+ Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột;
+ Gặp khó khăn với cân bằng và đi lại;
+ Thở yếu sau khi bị chấn thương
+ Cổ hoặc lưng nằm ở vị trí kỳ lạ hay xoắn lại.
Ngoài ra, những tình trạng liệt từ một chấn thương cột sống gồm:
+ Liệt tứ chi. Tình trạng này có nghĩa là tất cả cánh tay, bàn tay, thân, chân và cơ quan vùng chậu đều bị ảnh hưởng bởi chấn thương cột sống;
+ Liệt hai chi dưới. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến tất cả hoặc một phần của cột sống, chân và cơ quan vùng chậu.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
XỬ TRÍ BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG CS - QUAN TRỌNG TỪ BƯỚC SƠ CỨU ĐẦU TIÊN
Nguyên tắc hàng đầu của cấp cứu bệnh nhân chấn thương cột sống là bất động, tránh di lệch đoạn cột sống đã bị tổn thương vì sẽ gây thêm tổn thương, thậm chí gây đứt ngang tủy sống. Việc chú ý cố định CS phải được làm ngay từ đầu khi tiếp xúc với bệnh nhân nghi ngờ bị chấn thương cột sống chứ không nhất thiết phải phát hiện được triệu chứng của chấn thương cột sống.
Nói một cách khác, bệnh nhân nghi ngờ có chấn thương cột sống cần được cố định CS an toàn cho tới khi tổn thương cột sống đã được loại trừ bằng chẩn đoán hình ảnh hoặc qua ý kiến của các thầy thuốc chuyên khoa. Tuyệt đối tránh loay hoay thăm khám tìm xem có tổn thương cột sống hay không vì việc này sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân, làm mất cửa sổ can thiệp.
Với bệnh nhân nghi ngờ có tổn thương cột sống cổ, đặt đầu bệnh nhân nằm thẳng trục, ở tư thế trung gian (không cúi gập, ngửa hay xoay cổ) trên nền cứng (như miếng ván gỗ), chèn bao cát hai bên để chống xoay cổ hoặc tốt nhất là có bộ cố định cột sống cổ chuyên dụng.
Đối với cột sống ngực và cột sống lưng, đặt bệnh nhân nằm ngửa trên cáng cứng hoặc nằm sấp trên cáng mềm nếu không có áo cố định chuyên dụng, sau đó cố định bệnh nhân vào cáng ở ba điểm: đầu, vai và ngang khung chậu. Tuyệt đối không lôi, kéo, lật trở bệnh nhân nếu không có nhiều người phối hợp hoặc làm không đúng phương pháp.
Khi vận chuyển bệnh nhân, nếu không có cáng cứng phải có nhiều người cùng đứng một bên đỡ bệnh nhân để đảm bảo cho cột sống bệnh nhân vẫn được cố định. Đối với trường hợp bệnh nhân nặng cần cấp cứu hồi sinh tim phổi hoặc trường hợp gãy cột sống cổ gây ngừng thở vẫn phải chú ý vừa cấp cứu theo các bước cấp cứu ngừng tim ABC (A: Airway control, B: Breathing support, C: Circulation support) vừa kết hợp cố định tránh di lệch cột sống. Nếu cần đặt ống nội khí quản cấp cứu có thể đặt theo phương pháp ngược dòng hoặc qua nội soi ở bệnh nhân chấn thương cột sống cổ. Tránh khiêng, xốc, vác nạn nhân trên vai, cõng trên lưng, khiêng bằng cáng mềm, võng, chở bệnh nhân bằng xe đạp, xe máy, bẻ gập lưng trong xe taxi... dễ làm tăng tổn thương cột sống của bệnh nhân. Sau khi đã vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế, nhanh chóng xác định rõ tổn thương cột sống bằng thăm khám lâm sàng và bằng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để có thể sử dụng ngay liệu pháp corticoid liều cao và xét chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG HIỆU QUẢ
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trong phòng cấp cứu, bác sĩ có khả năng loại trừ chấn thương cột sống bằng cách kiểm tra cẩn thận với chức năng cảm giác và chuyển động. Bạn cũng được hỏi một số câu hỏi về vụ tai nạn.
Nhưng nếu bạn bị đau cổ, không hoàn toàn tỉnh táo hoặc có dấu hiệu rõ ràng của tình trạng yếu kém hoặc tổn thương thần kinh, bác sĩ có thể cho xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng khẩn cấp này, bao gồm:
+ CT scan: chụp CT sẽ cho thấy những bất thường rõ hơn chụp X-quang. Cách chụp này sử dụng máy tính để tạo thành một loạt các hình ảnh cắt ngang có thể xác định xương, đĩa và các vấn đề khác;
+ X-quang: X-quang có thể cho thấy các vấn đề đốt sống (cột sống), các khối u, gãy xương hoặc thoái hóa cột sống;
+ Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI gồm một sóng từ trường và sóng phát thanh mạnh mẽ để tạo ra hình ảnh từ máy tính. Thử nghiệm này là rất hữu ích kiểm tra tủy sống và xác định các đĩa đệm bị thoát vị, máu đông hoặc trọng lượng nhất định nào đó có thể được nén lên tủy sống.
Thật không may, không có cách nào để phục hồi tổn thương. Nhưng các nhà nghiên cứu đang tiếp tục làm việc trên phương pháp điều trị mới, bao gồm các bộ phận giả và thuốc có thể thúc đẩy tái tạo tế bào thần kinh và cải thiện chức năng của các dây thần kinh còn lại sau khi chấn thương cột sống.
Trong khi đó, điều trị chấn thương cột sống tập trung vào việc ngăn ngừa tổn thương thêm và giúp người bị chấn thương cột sống để trở về một cuộc sống năng động và hiệu quả.
Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh chấn thương cột sống:
Do chấn thương cột sống thường do các sự kiện không thể đoán trước, nên điều tốt nhất bạn có thể làm là giảm thiểu rủi ro. Một số biện pháp giảm thiểu rủi ro bao gồm:
+ Luôn luôn cài dây an toàn khi ở trong xe hơi;
+ Đeo thiết bị bảo hộ thích hợp khi chơi thể thao;
+ Không bao giờ lặn xuống nước, trừ khi bạn đã kiểm tra để chắc chắn rằng nước đủ sâu và không có đá.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Mrs Nguyễn Ngọc
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: