Thuốc Chữa Về Bệnh Viêm Khớp Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Mới nhất

Đau nhức xương khớp khiến người bệnh phải sống chung với sự đau đớn, khó chịu và tự ti. Thay vì chủ quan, chậm trễ thăm khám khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng. Các bạn nên chủ động thăm khám, điều trị để sớm khắc phục. Thuốc trị đau nhức xương khớp là giải pháp đơn giản, hữu ích nhất mà các bạn có thể lựa chọn.

Thuốc Chữa Về Bệnh Viêm Khớp Hiệu Quả Nhất Hiện NayThuốc Chữa Về Bệnh Viêm Khớp Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

VIÊM KHỚP LÀ GÌ ?

Viêm khớp là thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả các loại viêm ảnh hưởng đến khớp, các mô bao quanh khớp và các mô liên kết khác liên quan. Đây là căn bệnh phổ biến xảy ra khi sụn bảo vệ đầu xương mòn đi theo thời gian. Viêm khớp là tình trạng viêm của khớp xương, nó có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều khớp. Theo thống kê có tới trên 100 loại khác nhau viêm khớp khác nhau đến từ những nguyên nhân rất đa dạng. Ngoài ra các bệnh thấp khớp phổ biến khác liên quan đến viêm khớp bao gồm bệnh gút, đau cơ xơ hóa và viêm khớp dạng thấp (RA).

Khi có nhiều hơn 3 khớp khác nhau của cơ thể bị viêm được gọi là viêm đa khớp. Bệnh gây ra đau đớn, sưng, cứng khớp khiến khó khăn trong cử động. Những loại viêm đa khớp gồm có: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến và viêm khớp virus Alphavirus.

Bệnh viêm khớp thường gặp ở những người cao tuổi ( > 65 tuổi ). Tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể xảy ra ở những trẻ em, thanh thiếu niên, người trẻ tuổi. Viêm khớp phổ biến với nữ giới nhiều hơn nam giới, đặc biệt những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Một số dạng viêm khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp và lupus (SLE), có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và gây ra các triệu chứng đau nhức.

NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM KHỚP

Triệu chứng bệnh thường tiến triển dần theo thời gian mắc bệnh, đôi khi xuất hiện đột ngột nhưng hiếm gặp. Những triệu chứng viêm khớp đặc trưng gồm:

+ Đau khớp: cơn đau có thể xuất hiện trong hoặc sau khi người bệnh vận động.

+ Cứng khớp: Tình trạng này bạn có thể dễ dàng nhận thấy vào buổi sáng khi thức dậy hoặc khi ngồi lâu trong một khoảng thời gian dài không hoạt động.

+ Sưng tấy: Tại vị trí xung quanh khớp bị viêm sẽ sưng tấy.

+ Mất tính linh hoạt: Những hoạt động sẽ thực hiện khó khăn hơn và kém linh hoạt.

+ Đỏ da xung quanh khớp viêm, đau khi hoạt động khớp.

Nếu bị viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân còn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu, sốt nhẹ. Nếu không được điều trị kịp thời thì RA có thể gây biến dạng khớp.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM KHỚP

Nguyên nhân bên trong cơ thể chính là do sụn bị sần sùi và mòn đi. Sụn là mô liên kết rất vững chắc nhưng lại rất cần linh hoạt ở trong các khớp. Nó có đặc điểm là bao lấy đầu xương và giúp ngăn ngừa khả năng các xương tiếp xúc với nhau. Từ đó bảo vệ những khớp xương bằng cách hấp thụ các áp lực để khớp được hoạt động trơn tru và dễ dàng nhất có thể. Khi các mô sụn bị sần sùi và hao mòn tới một mức độ nhất định sẽ gây viêm khớp.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm khớp:

+ Tuổi tác cao: viêm xương khớp có khả năng bị ở những người lớn tuổi rất cao.

+ Giới tính: Theo các thống kê mới đây phụ nữ có khả năng bị viêm khớp cao hơn so với nam giới.

+ Thừa cân béo phì: có nguy cơ bị viêm khớp rất cao vì trọng lượng cơ thể lớn khiến tăng áp lực lên các khớp hông, đầu gối. Ngoài ra các mô mỡ tạo ra protein gây viêm và tác động tiêu cực trong và quanh khớp.

+ Nhiễm trùng, chấn thương khớp: tình trạng này làm nghiêm trọng sự phá vỡ tự nhiên các mô sụn. Những chấn thương xảy ra khi chơi thể thao, tai nạn hoặc chấn thương xảy ra từ nhiều năm trước cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp.

+ Đặc thù nghề nghiệp: Công việc nếu như bị áp lực lên một khớp cụ thể, tác động lặp đi lặp lại trong thời gian dài thì khớp đó có khả năng bị viêm khớp rất cao.

+ Di truyền: Tiền sử gia đình có người bị bệnh thì nguy cơ viêm khớp sẽ cao hơn so với người bình thường khoảng 5 lần.

+ Bị tật bẩm sinh: khi mới sinh ra mà một số khớp bị dị dạng, sụn bị lỗi sẽ làm tăng nguy cơ viêm khớp.

+ Rối loạn tự miễn dịch: Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến synovium, mô mềm trong khớp tạo ra chất lỏng nuôi dưỡng sụn, bôi trơn các khớp. Từ đó nguy cơ có khả năng bị phá hủy cả xương, sụn bên trong khớp.

+ Chấn thương dẫn đến viêm khớp thoái hóa

+ Chuyển hóa bất thường dẫn đến bệnh gút

+ Di truyền viêm xương khớp từ cha mẹ

+ Nhiễm trùng, chẳng hạn như trong viêm khớp của bệnh Lyme

+ Rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như trong RA và SLE

+ Chế độ ăn uống và dinh dưỡng có thể đóng một vai trò trong việc kiểm soát viêm khớp và nguy cơ viêm khớp. Ăn nhiều các loại thực phẩm làm tăng viêm, đặc biệt là thực phẩm có nguồn gốc động vật và chế độ ăn nhiều đường tinh luyện. Chế độ ăn kiêng có chứa thực phẩm có hàm lượng purine cao, chẳng hạn như hải sản, rượu vang đỏ và thịt, có thể kích hoạt cơn gút. Tuy nhiên, rau và các thực phẩm thực vật khác có chứa hàm lượng purin cao dường như không làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh gút.

+ Gout là một loại viêm khớp có liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống, vì nó gây ra bởi nồng độ axit uric tăng cao có thể là kết quả của chế độ ăn nhiều purin.

CÁC LOẠI THUỐC CHỮA BỆNH VIÊM KHỚP HIỆU QUẢ TỐT NHẤT

Những triệu chứng bệnh có thể được kiểm soát, mặc dù quá trình mòn sụn không thể đảo ngược. Sử dụng thiết bị hỗ trợ di chuyển xe tập đi, gậy giúp giảm áp lực lên khớp đau. Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu kết hợp uống thuốc theo chỉ định bác sĩ sẽ đem lại hiệu quả tốt.

1. Sử Dụng Thuốc Tây

 

 

Thuốc giảm đau kiểm soát cơn đau xương khớp nhưng không giảm viêm, hydrocodone (Vicodin), acetaminophen (Tylenol).

Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) giúp kiểm soát cơn đau, kháng viêm, Ibuprofen (Advil), salicylates.

Kem bôi có tinh dầu bạc hà giúp giảm đau.

Thuốc ức chế miễn dịch làm giảm viêm, prednison, cortisone.

Thuốc chống dị ứng: một số loại kem và thuốc mỡ có chứa tinh dầu bạc hà hoặc capsaicin, thành phần có trong ớt cay. Nếu bạn thoa các loại kem này lên da trên khớp bị đau có thể điều chỉnh tín hiệu đau từ khớp và giảm đau.

Thuốc chống thấp khớp (DMARDs): được sử dụng để điều trị RA, DMARD làm chậm hoặc ngăn chặn hệ thống miễn dịch tấn công các khớp. Ví dụ bao gồm methotrexate (Trexall) và hydroxychloroquine (Plaquenil).

Thuốc sinh học: được sử dụng với DMARD, các chất điều chỉnh phản ứng sinh học là các loại thuốc biến đổi gen nhắm vào các phân tử protein khác nhau liên quan đến phản ứng miễn dịch. Các ví dụ bao gồm etanercept (Enbrel) và Infliximab (Remicade).

Corticosteroid : prednison và cortisone làm giảm viêm và ức chế hệ thống miễn dịch.

Các loại viêm khớp như viêm xương khớp thường được điều trị bằng thuốc giảm đau, hoạt động thể chất, giảm cân với người thừa cân.

Những phương pháp điều trị này cũng được áp dụng cho các loại viêm khớp, chẳng hạn như RA, cùng với các thuốc chống viêm như corticosteroid và thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs) và các nhóm thuốc sinh học mới.

Thuốc điều trị sẽ phụ thuộc vào loại viêm khớp. Một loạt các loại thuốc và chiến lược lối sống có thể giúp đạt được điều này và bảo vệ khớp khỏi bị tổn thương thêm.

2. SỬ SỤNG CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH VIÊM

Những bài thuốc dân gian chữa trị bệnh viêm khớp vừa đem lại hiệu quả cao, lại đảm bảo cho người bệnh được sự an toàn tuyệt đối. Chính vì đặc điểm nổi bật của phương pháp chữa trị này là không gây ra tác dụng phụ nên được các bệnh nhân hết sức tin tưởng sử dụng.

Hiện nay có khá nhiều loại thảo dược tự nhiên có thể điều trị những bệnh lý viêm đau xương khớp. Tuy nhiên để thu được tác dụng nhanh với các thành phần dược tính an toàn thì sau đây là Những bài thuốc nam chữa viêm khớp tốt nhất.

  • Chữa Trị Bệnh Viêm Khớp Bằng Lá Lốt

Theo các chuyên gia y học cổ truyền lá lốt có tác dụng rất tốt trong việc giảm nhanh tình trạng đau nhức xương khớp, chữa trị bệnh phong thấp rất hiệu quả.

Cách thực hiện bài thuốc như sau:

+ Lấy lá lốt phơi ở trong bóng râm cho đến khi lá héo đi (không được phơi ngoài nắng vì sẽ làm bay đi hết các thành phần dược tính).

+ Cho lá lốt vào trong nồi để sắc cùng nước trong vòng 30 phút

+ Lấy phần nước cốt để sử dụng sau bữa ăn.

Ngoài cách trên thì bạn cũng có thể ăn trực tiếp lá lốt sống hoặc sử dụng lá lốt làm nguyên liệu để chế biến thành các món ăn rất tốt.

Ngoài ra lá lốt còn chữa được bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp:

+ Bài thuốc 1: 16g Lá lốt, 12g tầm gửi cây dâu, 12g tục đoạn đem sắc lấy nươc uống 2 lần mỗi ngày.

+ Bài thuốc 2: Dây chìa vôi 12g, lá lốt 12g, rễ cỏ xước 12g, rễ quýt rừng 12g, hoàng lực 12g, đơn gối hạc 12g. Sắc thuốc để uống mỗi ngày 1 thang.

+ Bài thuốc 3: Thiên niên kiện 10g, cà gai leo 12g, rễ quýt rừng 16g, cẩu tích 20g, lá lốt 20g, cỏ xước 20g, hy thiêm 20g, rễ si 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

  • Ngải Cứu Trị Đau Xương Khớp

Chuẩn bị lá ngải cứu trắng rồi đem rửa sạch, cho muối vào rồi đổ nước nóng lên sau đó đắp vào vùng bị đau. Thực hiện vài lần sẽ thấy cơn đau sẽ giảm đi nhanh chóng, đồng thời khớp bớt sưng hơn.

Ngải cứu với rượu trắng là bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp hiệu quả

Nguyên liệu:

+ Chuẩn bị 100g lá ngải cứu

+ Rượu trắng: 2 chén

Thực hiện:

+ Lấy lá ngải cứu đem rửa sạch rồi để ráo nước

+ Ngải cứu với rượu trắng cho vào chảo rồi xào nóng lên

+ Đắp hỗn hợp thu được lên vùng bị sưng rồi sau đó buộc lại bằng vải cho tới khi nào hết hơi ấm thì hãy tháo ra.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng ngải cứu ngâm rượu làm bài thuốc xoa bóp.

  • Bài Thuốc Từ Quả Cà Tím

 

 

Nguyên liệu:

+ 1 quả cà tím cỡ vừa

+ 1 lít nước lọc

Thực hiện:

+ Lấy cà tím cắt bỏ đi phần núm

+ Rửa sạch rồi thái thành các khúc có đọ dày khoảng 0,5cm

+ Lấy nước sạch cho vào nồi đun sôi lên

+ Tiếp theo bạn cho toàn bộ phần cà tím đã chuẩn bị vào trong nồi nước vừa đun sôi rồi dùng nắp để đậy kín lại

+ Ngâm cà tím vào trong nồi cho đến khi nào nước nguội hoàn toàn

+ Cuối cùng sử dụng rây để lọc bỏ phần xác và chỉ giữ lại phần nước cà tím

Nước cà tím thu được nên cho vào chai thủy tinh để bảo quản ở nhiệt độ thấp. Phần nước cà tím đó nên chia ra thành 4 phần để sử dụng trong ngày. Sử dụng nước cà tím vào trước bữa ăn sáng, trưa, tối. Một phần còn lại trộn với 50ml dầu ô liu nguyên chất khuấy đều lên để dùng vào buổi tối trước lúc đi ngủ. Thoa một lớp mỏng lên vùng bị đau khớp và sử dụng băng gạc quấn lại để giúp giữ ấm là được.

  • Nước Muối Ấm Pha Gừng Để Ngâm Chân

Nguyên liệu:

+ 2 lít nước sạch

+ Gừng tươi cần 1 củ

+ 20g muối hạt

Cách làm nước muối gừng ấm để ngâm chân:

+ Cho nước sạch vào nồi đun ấm lên đến nhiệt độ 50 – 60 ̊C

+ Lấy gừng đập dập ra rồi bỏ vào nước đã đun từ trước cùng muối hạt

Hàng ngày bạn nên ngâm chân một lần vào khoảng thời gian thuận lợi nhất, ngâm chân khoảng từ 15-30 phút. Nước muối ấm cùng với gừng có công dụng lớn giúp làm dịu những cơn đau, đồng thời phòng tránh bệnh đau khớp cổ chân.

  • Bài Thuốc Chữa Viêm Khớp Từ Đu Đủ Và Mễ Nhân

Nguyên liệu:

+ 1 nửa quả đu đủ xanh còn tươi

+ 30g mễ nhân sống

+ 2 bát nước sạch

Thực hiện bài thuốc:

+ Đu đủ dem gọt vỏ và rửa sạch, tiếp tục thái miếng nhỏ và cho vào nồi

+ Đổ nước sạch cùng với mễ nhân vào nồi

+ Vặn nhỏ lửa để nấu cho đến khi thấy mễ nhân chín mềm ra thì bỏ thêm một chút đường trắng vào và ăn khi còn ấm.

+ Sử dụng một thời gian dài để có thể đẩy lùi các chứng đau nhức xương khớp.

  • Chữa Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp Với Bài Thuốc Từ Rễ Cây Trinh Nữ

Nguyên liệu:

+ 20-30g rễ trinh nữ

+ 400ml nước

Cách thực hiện:

Rễ trinh nữ đem thái mỏng rồi tẩm rượu sao cho thơm rồi sắc với 400ml nước, 100ml còn lại để uống làm 2 lần trong ngày. Nếu như phần dược liệu nhiều hãy nấu thành cao lỏng để pha rượu dùng dần.

  • Bột Quế Và Mật Ong Chữa Viêm Khớp

Bột quế với mật ong từ lâu đã được xem như các nguyên liệu quý để chữa viêm khớp. Các nhà khoa học cho biết dù mật ong rất ngọt tuy nhiên nếu sử dụng theo liều lượng vừa phải giống như 1 loại dược chất thì sẽ không ảnh hưởng đến các bệnh nhân tiểu đường.

Cách sử dụng và liều lượng bột quế được hướng dẫn sử dụng như sau:

+ Cách 1: chuẩn bị 2 muỗng cà phê mật ong, 1 muỗng cà phê bột quế cho vào 1 ly nước nóng, sử dụng đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

+ Cách 2: Sử dụng 1 thìa mật ong, 1 thìa bột quế và nước ấm. Trộn đều các nguyên liệu lại thành 1 hỗn hợp sệt rồi đắp lên các vị trí đau nhức. Lưu ý thoa đều thật chậm và nhẹ nhàng. Nếu thực hiện đúng bài thuốc thì cơn đau thường sẽ giảm nhanh sau vài phút.

3. Dùng Thuốc Đông Y

Trong các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp thì phương pháp đông y được đánh giá cao hơn cả bởi tính an toàn cũng như hiệu quả đem lại là khả quan hơn. Người bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ cần sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài. Các bài thuốc đông y với nguyên liệu thảo dược tự nhiên lành tính, an toàn vì vậy người bệnh có thể an tâm sử dụng mà không cần lo lắng về các tác dụng phụ như tân dược, hơn nữa hiệu quả do đông y đem lại cũng khả quan hơn. Đã có rất nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền và hiệu quả mang lại là không phải bàn cãi. Do đó bạn hoàn toàn nên tìm hiểu và tham khảo thêm về phương pháp này.

Sau đây sẽ là một số bài thuốc đông y điều trị xương khớp:

– Phong thấp hoàn

Thành phần: Phòng phong, hoàng cầm, quế chi, xuyên quy, vương cốt đằng, ngưu tất, đỗ trọng, cẩu tích, hy thiêm, mộc qua, độc hoạt, thạch cao, chi mẫu,… và một số thảo dược quý khác.

Công dụng: Thanh nhiệt tà, giải độc, giảm đau, hóa thấp, sơ phong, thông kinh lạc.

– Bổ thận hoàn Thành phần: Đương quy, xuyên khung, nhũ hương, ý dĩ, quế thanh, bạch linh, bạch thược, thương truật, trạch tả, hoàng kỳ, cát căn, cam thảo… và một số thảo dược khác.

Công dụng: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, sơ thông kinh lạc, kết hợp dưỡng âm, bổ can thận, giúp kiện tì, ích khí, mạnh gân cốt, bồi bổ khí huyết.

– Giải độc hoàn

Thành phần: Bồ công anh, kim ngân cành, hồng hoa, đơn đỏ, ké đầu ngựa, tơ hồng xanh, vỏ gạo, bạc sau, nhân trần, rau má,…. cùng một số thảo dược khác.

Công dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, có tác dụng như 1 kháng sinh đông y, giúp giải độc, mát gan, thanh nhiệt, bổ huyết tiêu viêm, tiêu sưng, giảm phù nề, trị mề đay mẩn ngứa, chống dị ứng.

Bạn hãy tham khảo và lựa chọn cho mình một bài thuốc phù hợp nhất để áp dụng giúp nhanh chóng giảm các cơn đau do viêm khớp gây ra.

Mrs Nguyễn Ngọc

Tin liên quan
Bệnh viêm cột sống dính khớp (AS) là một dạng viêm khớp gây ra những cơn đau dữ dội, đồng thời hạn chế khả năng vận động. Tập vật lý trị liệu là một trong những biện pháp điều trị viêm cột sống dính khớp mà bạn nên biết.
Theo giáo viên Yoga, các bài tập Yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ được xem là một trong những cách điều trị bệnh bằng phương pháp tự nhiên hiệu quả. Khi áp dụng các bài tập Yoga phù hợp, nó sẽ hỗ trợ bạn giảm đau nhức cổ gáy, điều trị thoái hóa đốt sống cổ tốt và đồng thời giúp cải thiện vóc dáng đẹp hơn.
Theo giáo viên Yoga, các bài tập Yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ được xem là một trong những cách điều trị bệnh bằng phương pháp tự nhiên hiệu quả. Khi áp dụng các bài tập Yoga phù hợp, nó sẽ hỗ trợ bạn giảm đau nhức cổ gáy, điều trị thoái hóa đốt sống cổ tốt và đồng thời giúp cải thiện vóc dáng đẹp hơn.
Trước một vụ tai nạn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động,... việc cứu giúp nạn nhân là vô cùng cần thiết và phải được tiến hành khẩn trương. Nhưng đôi khi, trong lúc vội vã, chúng ta thường quên hoặc không biết rằng, những động tác cứu giúp không đúng có thể làm nặng thêm những tổn thương cho bệnh nhân, đặc biệt là chấn thương cột sống. 
Căng cơ là tình trạng xảy ra khi các thớ cơ bị căng giãn hơn mức bình thường và vượt quá mức giới hạn chịu đựng của cơ. Căng cơ thường gặp ở cổ, thắt lưng, tay và chân, đặc biệt là đối với người tập thể thao.
Đau khớp bả vai là triệu chứng bệnh lý khá phổ biến, thường xảy ra ở nhiều người. Đau khớp bả vai có thể xuất hiện ở bên trái hoặc bên phải, thậm chí là cả 2 bên. Bài viết hôm nay Thuocthang.com.vn xin sẽ chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức về tình trạng đau ở khớp bả vai và những nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Những vẫn đề về đôi chân luôn là nỗi lo cho các mẹ khi sinh con, có thể chân lành lặn không bị sao, đi lại được những thật đau lòng khi con mình có những bước đi khác người, không giống như bao trẻ khác, nói chính xác hơn là tật chân bị vòng kiềng từ xưa tới nay rất thường xuyên xảy ra, chính vì thế mà ất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng cho tương lai của con mình với một đôi chân đi vòng kiềng thế kia
Những vẫn đề về đôi chân luôn là nỗi lo cho các mẹ khi sinh con, có thể chân lành lặn không bị sao, đi lại được nhưng thật đau lòng khi con mình có những bước đi khác người, không giống như bao trẻ khác, nói chính xác hơn là tật chân bị vòng kiềng từ xưa tới nay rất thường xuyên xảy ra, chính vì thế mà rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng cho tương lai của con mình với một đôi chân đi vòng kiềng thế kia
Thoái hoá khớp (THK) bàn tay là một trong các bệnh khớp thường gặp ở người cao tuổi từ 60 – 65 tuổi. Tuy nhiên, từ độ tuổi 55 đã bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp. Tỉ lệ Thoái hóa khớp tăng dần theo tuổi, cao hơn ở nhóm tuổi từ 60 trở lên và cao nhất ở nhóm 70 – 79 tuổi. Tuổi cao là yếu tố nguy cơ cao nhất của THK, vì lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp bị giảm sút, sự lão hoá sụn càng rõ, làm cho sụn kém chịu đựng được các yếu tố tác động có hại lên khớp.
Bong gân mắt cá chân là một trong những chấn thương thường gặp nhất. Bong gân là do căng hoặc rách dây chằng hỗ trợ mắt cá chân. Bong gân xảy ra phần lớn là ở dây chằng ATF (dây chằng mác sên trước) vì dây chằng này chạy dọc bên ngoài mắt cá chân.
Ý kiến bạn đọc
Xem nhiều

Tin tiêu điểm

Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.