Những Cách Giảm Căng Cơ Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Nhất

Mới nhất

Căng cơ là tình trạng xảy ra khi các thớ cơ bị căng giãn hơn mức bình thường và vượt quá mức giới hạn chịu đựng của cơ. Căng cơ thường gặp ở cổ, thắt lưng, tay và chân, đặc biệt là đối với người tập thể thao.

Những Cách Giảm Căng Cơ Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh NhấtNhững Cách Giảm Căng Cơ Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Nhất

CĂNG CƠ LÀ BỆNH GÌ ?

Căng cơ có 3 nhóm cấp độ.

Nhóm cấp độ 1 là bị rách vài sợi cơ, cấp độ 2 là khi bị tổn thương sợi cơ nặng hơn hoặc cấp độ 3 là tình trạng bị rách hoàn toàn sợi cơ. Đây là hệ quả của việc do bị mệt mỏi hoặc làm việc quá sức sử dụng cơ bắp không đúng. Cơ bắp nào cũng có thể bị co kéo nhưng thông thường là các cơ lưng dưới cổ, vai, gân kheo. Khi bị rách cơ sẽ ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ dẫn đến chảy máu cục bộ hoặc bầm tím và đau tại chỗ bị tổn thương.

TRIỆU CHỨNG CĂNG CƠ THƯỜNG GẶP

Những dấu hiệu và triệu chứng của căng cơ là bao gồm:

+ Cảm thấy bị đau khi ngồi nghỉ ngơi

+ Bị sưng tấy hoặc bầm tím, đỏ chỗ chấn thương hoặc khớp liên quan đến các cơ đó

+ Cảm giác các gân cơ bị yếu đi

Hầu như tình trạng căng cơ mức độ nhẹ và vừa sẽ lành sau vài tuần, trong khi các trường hợp nặng có thể kéo dài trong nhiều tháng.

Quá trình phục hồi nhanh hơn sẽ nhờ bạn áp dụng một số phương pháp điều trị căng cơ ngay tại nhà.

NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA CĂNG CƠ ?

Căng cơ có thể xảy ra một cách đột ngột và bất ngờ do một số yếu tố chính như:

+ Bạn không khởi động cơ bắp kỹ khi bắt đầu hoạt động thể dục thể thao

+ Sử dụng cơ bắp quá mức vào các hoạt động hay công việc

+ Thiếu độ mềm dẻo

+ Tập luyện nhiều dưới cường độ cao

+ Trượt ngã, khi nhảy cao, nhảy xa, chạy

+ Thời tiết lạnh cũng có thể làm cơ bắp bị co cứng nên bạn cần khởi động đúng cách để làm ấm cơ bắp sẽ giúp ngăn ngừa căng cơ.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ CĂNG CƠ

Hầu hết tình trạng căng cơ mức độ nhẹ và vừa đều lành sau vài tuần. Quá trình phục hồi có thể nhanh hơn và toàn diện hơn nếu bạn áp dụng một số liệu pháp tại nhà hoặc tiếp nhận điều trị chuyên nghiệp.

1. Sơ Cứu Ban Đầu Cho Căng Cơ

Hầu hết các tình trạng căng cơ có thể được điều trị hiệu quả tại nhà, bạn nên thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây.

+ Đầu tiên cần cởi bỏ quần áo và đồ khỏi vùng bị tổn thương.

+ Nghỉ ngơi, không vận động mạnh và sử dụng cơ bắp đang bị tổn thương trong một vài ngày.

+ Nên điều trị sớm bằng cách chườm nước đá ngay sau khi bị căng cơ để giảm sưng. Giữ cơ bắp căng giãn ở vị trí thoải mái.

+ Quấn băng nén xung quanh vùng tổn thương cho đến khi sưng đau giảm bớt, chú ý không quấn quá chặt.

+ Chườm nóng khi chấn thương đã được ít nghiêm trọng, khi chườm nóng, bạn không nên đặt trực tiếp lên da mà hãy đặt qua một lớp vải hoặc khăn giữa nguồn nhiệt hoặc đá lạnh và da để không làm bỏng da.

+ Để phục hồi sau căng cơ là bạn cần nghỉ ngơi hoặc nghỉ tập vài ngày để cơ sẽ phục hồi nhanh hơn.

2. Chườm Lạnh Đối Với Căng Cơ Cấp Tính.

 

 

Nếu tình trạng căng cơ là cấp tính (khoảng vài ngày) thì có thể là vấn đề do viêm và cần được xử lý. Khi sợi cơ rách, hệ miễn dịch sẽ đưa nhiều chất dịch chứa tế bào bạch cầu. Tế bào bạch cầu làm sạch các mảnh vụn từ tế bào bị thương tổn và mô liên kết, đồng thời tạo nền tảng cho quá trình hồi phục. Tuy nhiên, viêm quá nhiều sẽ tạo ra áp lực gây đau dữ dội hơn. Vì vậy, bạn cần chườm lạnh (đá viên hoặc túi gel đông lạnh gói trong khăn mỏng) càng sớm càng tốt vì nhiệt độ thấp sẽ giúp co mạch máu cục bộ và giảm phản ứng gây viêm.

+ Nên chườm lạnh 10-20 phút mỗi tiếng (chườm lâu hơn nếu vùng cơ bị căng sâu hoặc rộng hơn). Sau đó, giảm tần suất chườm lạnh khi cơn đau và sưng giảm bớt.

+ Chườm đá viên lên cơ bị căng, đồng thời quấn băng đàn hồi hoặc nâng cao vùng bị căng cơ sẽ giúp ngăn ngừa sưng tấy.

3. Chườm Nóng Ẩm Đối Với Căng Cơ Mãn Tính.

Nếu tình trạng căng cơ dai dẳng và trở thành mãn tính (kéo dài hơn 1 tháng) thì quan trọng nhất không phải là vấn đề giảm sưng. Điều đáng quan tâm là cơ bị suy yếu, quá căng và thiếu lưu thông máu bình thường, dẫn đến không đủ chất dinh dưỡng (oxy, glucose và khoáng chất). Lúc này, việc chườm nóng ẩm có thể giúp giảm căng và co thắt cơ, tăng tuần hoàn máu và thúc đẩy quá trình chữa lành mô cơ bị căng mãn tính.

+ Chườm túi chườm ấm (loại có thể làm nóng bằng lò vi sóng) lên cơ bị căng từng đợt 15-20 phút, 3-5 lần mỗi ngày, cho đến khi cơ bớt căng. Túi chườm thảo mộc thường chứa tấm lúa mì hoặc gạo, cũng như các loại thảo mộc giúp xoa dịu và/hoặc tinh dầu như tinh dầu hoa oải hương.

+ Một cách khác đó là ngâm cơ bị căng mãn tính vào nước muối Epsom ấm khoảng 20-30 phút vì cách này giúp giảm đáng kể cơn đau, sưng ở cơ. Ma-giê trong muối giúp giãn sợi cơ, còn nước ấm sẽ kích thích tuần hoàn.

+ Không chườm nóng khô (ví dụ như đai quấn nóng) đối với căng cơ mãn tính để tránh làm mất nước trong mô và khiến căng cơ trở nặng hơn.

4. Uống Thuốc Kháng Viêm.

Như đã nêu trên, viêm là yếu tố chính góp phần gây ra triệu chứng đi kèm với tổn thương cơ xương cấp tính như căng cơ. Vì vậy, uống thuốc kháng viêm không kê đơn trong giai đoạn đầu của chấn thương là một cách tốt. Các thuốc kháng viêm thông thường gồm có Ibuprofen (Advil, Motrin), Naproxen (Aleve) và Aspirin. Tuy nhiên, các thuốc này thường không tốt cho dạ dày nên bạn không nên uống quá 2 tuần. Thuốc kháng viêm chỉ giúp xoa dịu triệu chứng và không thúc đẩy quá trình chữa lành nhưng sẽ giúp bạn làm việc cũng như tham gia các hoạt động khác (vào thời điểm thích hợp) thoải mái hơn.

+ Không dùng Ibuprofen cho trẻ nhỏ. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc hoặc cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào.

+ Đối với vấn đề về cơ mãn tính hơn, bạn có thể cân nhắc uống thuốc giãn cơ (ví dụ như Cyclobenzaprine) để giảm cứng và/hoặc co cơ.

5. Thử Bài Tập Giãn Cơ Cấp Độ Nhẹ.

Kéo giãn cơ chủ yếu là biện pháp dùng để phòng ngừa chấn thương nhưng bạn cũng có thể thực hiện khi bị chấn thương (lưu ý thực hiện một cách thận trọng và vừa sức). Khi cơn đau ban đầu do căng cơ cấp tính thuyên giảm sau vài ngày, bạn có thể tập một số bài tập giãn cơ nhẹ nhàng để giúp cơ dẻo dai và ngăn ngừa chuột rút. Bắt đầu tập 2-3 lần mỗi ngày và giữ tư thế giãn cơ 15-20 giây trong khi hít thở sâu. Bạn càng cần tập giãn cơ đối với căng cơ mãn tính. Tăng tần suất lên 3-5 lần mỗi ngày và giữ tư thế giãn cơ 30 giây cho đến khi cảm giác khó chịu giảm bớt.

+ Khi giãn cơ đúng cách, ngày hôm sau bạn sẽ không thấy đau cơ nữa. Cơ vẫn còn đau nghĩa là bạn đã giãn cơ quá mức và cần tập nhẹ nhàng hơn bằng cách giảm cường độ.

+ Nguyên nhân thường dẫn đến "giãn cơ quá mức" là thực hiện giãn cơ khi cơ đang lạnh. Vì vậy, bạn cần kích thích tuần hoàn máu hoặc chườm nóng ẩm lên cơ trước khi tập giãn cơ.

6. Mát-Xa Sâu.

Nếu liệu pháp tại nhà không giúp ích cho việc phục hồi sau căng cơ như bạn nghĩ, hoặc đơn giản là muốn giúp cơ phục hồi nhanh hơn, thì bạn có thể đến gặp chuyên viên mát-xa để được mát-xa lớp mô sâu. Mát-xa sâu giúp ích đối với tình trạng căng cơ mức độ nhẹ và vừa vì nó giúp giảm co thắt cơ, chống viêm và giúp thư giãn. Bắt đầu buổi mát-xa 30 phút và để họ xoa bóp tăng cường độ đến mức bạn có thể chịu được. Chuyên viên mát-xa cũng có thể tiến hành liệu pháp kích thích huyệt tập trung vào những sợi cơ bị tổn thương.

 

 

+ Luôn uống đủ nước sau khi mát-xa để đẩy axit lactic và sản phẩm phụ do viêm ra khỏi cơ thể. Nếu không uống đủ nước, bạn có thể bị đau đầu nhẹ hoặc buồn nôn.

+ Nếu chi phí cho việc mát-xa chuyên nghiệp quá đắt đỏ, bạn có thể thử dùng bóng tennis hoặc con lăn mát-xa để thay thế. Tùy vào vị trí bị căng cơ mà bạn có thể lăn người lên bóng tennis hoặc con lăn cho đến khi cảm thấy bớt căng, đau.

7. Phương Pháp Trị Liệu Bằng Siêu Âm.

Máy trị liệu bằng siêu âm tạo ra sóng âm tần số cao (con người không nghe được) bằng cách rung các vật liệu tinh thể, từ đó tạo tác động điều trị đối với mô mềm và xương. Mặc dù đã được các bác sĩ, nhà vật lý trị liệu và chuyên gia nắn xương khớp ứng dụng hơn 50 năm để điều trị nhiều chấn thương cơ xương nhưng cơ chế ảnh hưởng đến mô của phương pháp này vẫn chưa được làm rõ. Siêu âm tạo ra hiệu ứng nhiệt ở một số chế độ nhất định, có lợi cho tình trạng căng cơ mãn tính, đồng thời có tác dụng giảm viêm và thúc đẩy chữa lành ở những chế độ hoàn toàn khác (chế độ xung) để điều trị căng cơ cấp tính. Tần số siêu âm có thể thay đổi để thâm nhập vào cơ thể qua bề mặt hoặc sâu hơn rất nhiều, rất hữu ích trong điều trị căng cơ vai và lưng dưới.

+ Điều trị bằng siêu âm không gây đau và kéo dài khoảng 3-10 phút, tùy thuộc vào vị trí căng cơ và căng cơ là mãn tính hay cấp tính. Quy trình điều trị được lặp lại 1-2 lần mỗi ngày đối với căng cơ cấp tính, hoặc ít hơn đối với căng cơ mãn tính.

+ Một lần điều trị siêu âm đôi khi có thể giúp giảm đáng kể tình trạng căng cơ. Tuy nhiên, thường sẽ mất 3-5 lần điều trị mới cho kết quả đáng kể.

8. Phương Pháp Điều Trị Kích Thích Cơ.

Một phương pháp điều trị hiệu quả khác đối với căng cơ cấp và mãn tính là kích điện cho cơ. Kích thích cơ bằng dòng điện là quy trình đặt điện cực trên mô bị tổn thương để truyền dòng điện và gây co cơ. Đối với căng cơ cấp tính, thiết bị kích thích cơ (tùy chế độ) có thể giúp giảm viêm, đau và gây tê các sợi thần kinh. Đối với cơn đau mãn tính, phương pháp kích thích cơ bằng dòng điện còn giúp tăng cường sức mạnh của cơ và "tái huấn luyện" sợi cơ, tức giúp sợi cơ co đồng bộ và hiệu quả hơn.

+ Bác sĩ vật lý trị liệu, chuyên gia nắn xương khớp và bác sĩ thể thao là những chuyên gia sức khỏe thường sử dụng phương pháp kích thích cơ bằng điện.

+ Có thể mua thiết bị kích thích cơ bằng điện tại cửa hàng cung ứng dụng cụ y tế, cửa hàng chuyên bán sản phẩm phục hồi sức khỏe và có bán trực tuyến. Thiết bị này có mức giá phải chăng hơn so với thiết bị siêu âm nhưng chỉ được sử dụng dưới sự giám sát và tư vấn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

9. Liệu Pháp Hồng Ngoại.

Bức xạ hồng ngoại cũng thuộc lĩnh vực điều trị bằng tần số. Việc sử dụng sóng ánh sáng năng lượng thấp (hồng ngoại) giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương, giảm đau và viêm, đặc biệt là do chấn thương mãn tính. Các chuyên gia cho rằng tia hồng ngoại (thông qua thiết bị cầm tay hoặc phòng xông hơi phát ra tia hồng ngoại) có thể xâm nhập sâu vào cơ thể và cải thiện tuần hoàn vì nó giúp tạo nhiệt và làm giãn mạch máu. Quy trình điều trị kéo dài khoảng 10-45 phút, tùy vào vị trí căng cơ và căng cơ là cấp tính hay mãn tính.

+ Trong một số trường hợp, người bệnh có thể thấy bớt đau đáng kể trong vòng nhiều tiếng sau lần điều trị đầu tiên bằng hồng ngoại. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ khác trong từng trường hợp cụ thể.

+ Hiệu quả giảm đau thường kéo dài lâu, hàng tuần hoặc thậm chí là hàng tháng.

+ Chuyên gia nắn xương khớp, chuyên gia vật lý trị liệu và chuyên viên mát-xa là những chuyên gia sức khỏe thường sử dụng liệu pháp hồng ngoại.

10. Chế Độ Sinh Hoạt Phù Hợp

Chế độ sinh hoạt phù hợp có thể giúp bạn nhanh chóng cải thiện căng cơ và giảm đau cơ như:

+ Duy trì thói quen nên tập thể dục mỗi ngày

+ Hãy luôn nhớ khởi động trước khi tập thể dục và kéo giãn cơ sau đó

+ Khi bị căng cơ cần duỗi chân và không ngồi ở một vị trí quá lâu

+ Giữ đúng tư thế khi đứng và ngồi

+ Nhấc đồ vật một cách cẩn thận và không quá nặng, sự cố gắng nhấc một vật nặng sẽ dẫn đến bị căng cơ nhanh chóng.

+ Mang giày thoải mái, không đi giày quá chật

Mrs Nguyễn Ngọc

Tin liên quan
Bệnh viêm cột sống dính khớp (AS) là một dạng viêm khớp gây ra những cơn đau dữ dội, đồng thời hạn chế khả năng vận động. Tập vật lý trị liệu là một trong những biện pháp điều trị viêm cột sống dính khớp mà bạn nên biết.
Theo giáo viên Yoga, các bài tập Yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ được xem là một trong những cách điều trị bệnh bằng phương pháp tự nhiên hiệu quả. Khi áp dụng các bài tập Yoga phù hợp, nó sẽ hỗ trợ bạn giảm đau nhức cổ gáy, điều trị thoái hóa đốt sống cổ tốt và đồng thời giúp cải thiện vóc dáng đẹp hơn.
Theo giáo viên Yoga, các bài tập Yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ được xem là một trong những cách điều trị bệnh bằng phương pháp tự nhiên hiệu quả. Khi áp dụng các bài tập Yoga phù hợp, nó sẽ hỗ trợ bạn giảm đau nhức cổ gáy, điều trị thoái hóa đốt sống cổ tốt và đồng thời giúp cải thiện vóc dáng đẹp hơn.
Trước một vụ tai nạn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động,... việc cứu giúp nạn nhân là vô cùng cần thiết và phải được tiến hành khẩn trương. Nhưng đôi khi, trong lúc vội vã, chúng ta thường quên hoặc không biết rằng, những động tác cứu giúp không đúng có thể làm nặng thêm những tổn thương cho bệnh nhân, đặc biệt là chấn thương cột sống. 
Đau khớp bả vai là triệu chứng bệnh lý khá phổ biến, thường xảy ra ở nhiều người. Đau khớp bả vai có thể xuất hiện ở bên trái hoặc bên phải, thậm chí là cả 2 bên. Bài viết hôm nay Thuocthang.com.vn xin sẽ chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức về tình trạng đau ở khớp bả vai và những nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Đau nhức xương khớp khiến người bệnh phải sống chung với sự đau đớn, khó chịu và tự ti. Thay vì chủ quan, chậm trễ thăm khám khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng. Các bạn nên chủ động thăm khám, điều trị để sớm khắc phục. Thuốc trị đau nhức xương khớp là giải pháp đơn giản, hữu ích nhất mà các bạn có thể lựa chọn.
Những vẫn đề về đôi chân luôn là nỗi lo cho các mẹ khi sinh con, có thể chân lành lặn không bị sao, đi lại được những thật đau lòng khi con mình có những bước đi khác người, không giống như bao trẻ khác, nói chính xác hơn là tật chân bị vòng kiềng từ xưa tới nay rất thường xuyên xảy ra, chính vì thế mà ất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng cho tương lai của con mình với một đôi chân đi vòng kiềng thế kia
Những vẫn đề về đôi chân luôn là nỗi lo cho các mẹ khi sinh con, có thể chân lành lặn không bị sao, đi lại được nhưng thật đau lòng khi con mình có những bước đi khác người, không giống như bao trẻ khác, nói chính xác hơn là tật chân bị vòng kiềng từ xưa tới nay rất thường xuyên xảy ra, chính vì thế mà rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng cho tương lai của con mình với một đôi chân đi vòng kiềng thế kia
Thoái hoá khớp (THK) bàn tay là một trong các bệnh khớp thường gặp ở người cao tuổi từ 60 – 65 tuổi. Tuy nhiên, từ độ tuổi 55 đã bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp. Tỉ lệ Thoái hóa khớp tăng dần theo tuổi, cao hơn ở nhóm tuổi từ 60 trở lên và cao nhất ở nhóm 70 – 79 tuổi. Tuổi cao là yếu tố nguy cơ cao nhất của THK, vì lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp bị giảm sút, sự lão hoá sụn càng rõ, làm cho sụn kém chịu đựng được các yếu tố tác động có hại lên khớp.
Bong gân mắt cá chân là một trong những chấn thương thường gặp nhất. Bong gân là do căng hoặc rách dây chằng hỗ trợ mắt cá chân. Bong gân xảy ra phần lớn là ở dây chằng ATF (dây chằng mác sên trước) vì dây chằng này chạy dọc bên ngoài mắt cá chân.
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Hiện nay các sản phẩm thuốc nhuộm tóc đều có các chất gây hại cho sức khỏe của các bạn về lâu về dài, nghiêm trọng hơn nữa chúng có thể gây nên các bệnh suy thận, ung thư.... Vì thế xu hướng tự làm thuốc nhuộm tóc đang được chúng ta rất quan tâm.

19/05/2018

Khi trưởng thành, khuôn mặt của chúng ta sẽ có xu hướng ngày càng nhỏ nhắn hơn. Nhưng điều này có vẻ không đúng lắm với những cô gái có gương mặt tròn to. Ngay cả khi bạn đã bước qua tuổi 20 và có thay đổi cân nặng như nào thì khuôn mặt tròn xoe dường như vẫn trở nên “bất diệt”.

19/05/2018

Tóc ngắn uốn cụp ngang vai là trào lưu rất được phái nữ ưa chuộng. Tuy nhiên, để chăm sóc tóc uốn cụp đẹp, giữ được nếp là cả một vấn đề lớn đòi hỏi bạn cần đầu tư kỹ lưỡng.

19/05/2018
Make up không chỉ là cách giúp các bạn gái che đi khuyết điểm vốn có trên làn da mà còn giúp tôn thêm những nét đẹp mới, nhấn nhá cho hàng mi, đôi má và bờ môi thêm phần quyến rũ xinh yêu hơn và giúp bạn luôn tự tin tỏa sáng khi đi dạo phố.
19/05/2018

Tóc dầu và nhanh chóng bị bết dính là nổi lo lắng khiến nhiều bạn gái chúng mình thiếu tự tin, đặc biệt là vào mùa hè Tóc hay bị khô, xơ, rối và hay bết dính, quá nhiều dầu .. đây cũng là nỗi lo của rất nhiều người. Tương tự như da mặt, da đầu cũng tiết nhờn để điều tiết, giúp tóc bạn mềm mượt, bóng khỏe. Tuy nhiên nếu lượng dầu tiết ra quá nhiều sẽ khiến bạn thiếu tự tin, cảm thấy không thoải mái. 

Xem nhiều

Dưỡng ẩm là một bước làm đẹp quan trọng đối với nhiều chị em, đặc biệt là dưỡng ẩm ban đêm. Muốn có kem dưỡng da ban đêm từ thiên nhiên, chúng ta không cần tốn quá nhiều công sức và thời gian, thậm chí là chi phí vì đây đều là các nguyên liệu cực kỳ dễ tìm. Tuy đơn giản nó vẫn mang lại hiệu quả dưỡng trắng, giúp làn da của bạn càng trẻ đẹp và sáng bóng khi sử dụng đều đặn. 

Tóc ngắn uốn cụp ngang vai là trào lưu rất được phái nữ ưa chuộng. Tuy nhiên, để chăm sóc tóc uốn cụp đẹp, giữ được nếp là cả một vấn đề lớn đòi hỏi bạn cần đầu tư kỹ lưỡng.

Nhức mỏi chân, sưng chân là hiện tượng phổ biến khi mẹ mang thai từ tháng 5 trở đi. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải hiện tượng phù nề, sưng hoặc giãn tĩnh mạch…, từ đó ảnh hưởng ảnh hưởng đến việc đi lại.

Trái giác là một đặc sản của vùng U Minh. Giác là loại dây leo hoang dại, sống bám theo các hàng rào, cây bụi, lau sậy, rừng thưa,…Chúng sinh trưởng rất nhiều tại các vùng đất ngập mặn và đất phèn.

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo do sự thay đổi sinh lý ở nữ giới. Hiện tượng này lặp đi lặp lại mỗi tháng trong giai đoạn dậy thì và mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hằng tháng dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục. 

Tin tiêu điểm

Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.