Thoái hoá khớp (THK) bàn tay là một trong các bệnh khớp thường gặp ở người cao tuổi từ 60 – 65 tuổi. Tuy nhiên, từ độ tuổi 55 đã bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp. Tỉ lệ Thoái hóa khớp tăng dần theo tuổi, cao hơn ở nhóm tuổi từ 60 trở lên và cao nhất ở nhóm 70 – 79 tuổi. Tuổi cao là yếu tố nguy cơ cao nhất của THK, vì lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp bị giảm sút, sự lão hoá sụn càng rõ, làm cho sụn kém chịu đựng được các yếu tố tác động có hại lên khớp.
Những người béo phì cũng dễ bị THK bàn tay. Có tới 1/3 bệnh nhân THK bàn tay bị béo phì.
THK bàn tay thường xuất hiện sau một số bệnh lý bàn tay như sau chấn thương, gãy xương khớp, hoại tử xương, viêm khớp dạng thấp, gút mạn tính, đái tháo đường…
KHỚP NÀO DỄ BỊ TỔN THƯƠNG ?
Bàn tay phải hay bị thoái hóa hơn tay trái vì đa số trong chúng ta đều thuận tay phải, dùng nhiều tay phải hơn trong cuộc sống, lao động và sinh hoạt.
Trong số năm ngón tay thì các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa (ngón I, II, III) hay bị thoái hóa nhất do các ngón này phải hoạt động tích cực nhất khi cầm, nắm, mang, vác hay xách đồ vật.
Còn trong các vị trí khớp của từng ngón tay thì khớp ngón xa hay khớp ngón gần, khớp gốc ngón tay cái hay bị THK nhất, liên quan đến việc sử dụng các khớp này nhiều nhất khi cầm nắm đồ vật.
Đặc biệt, khớp gốc ngón tay cái có hình yên ngựa, đảm nhiệm chức năng cầm, nắm đồ vật của bàn tay, do đó dễ bị tổn thương hơn.
NGUYÊN NHÂN GÂY CỨNG KHỚP NGÓN TAY
Thoái hóa khớp và những ảnh hưởng tác động đến mô mềm là 2 nguyên nhân chính gây ra triệu chứng cứng khớp ngón tay. Cụ thể:
– Tuổi tác càng cao, càng xuất hiện nhiều biểu hiện thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay. Tình trạng thoái hóa khớp xảy ra do lượng máu được đưa đến nuôi dưỡng các vùng khớp nối bị sụt giảm, khiến tổ chức sụn khớp tại các đốt ngón tay bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động ổn định. Theo thời gian, các dây thần kinh tại các đốt ngón tay sẽ bị tổn thương do những hoạt động liên tục của các ngón tay, bàn tay, làm gia tăng áp lực lên các khớp và khiến khớp bị thoái hóa dần.
– Vấn đề thiếu hụt canxi cùng khả năng hấp thu canxi kém ở những người lớn tuổi và phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh cũng là yếu tố góp phần đẩy nhanh tốc độ thoái hóa khớp.
– Tình trạng thoái hóa khớp có thể xuất hiện sớm do các chấn thương tay như gãy xương, trật khớp để lâu không điều trị.
– Ngoài ra, quá trình thoái hóa khớp bàn tay còn xuất phát từ những hoạt động thực hiện thường xuyên trong khoảng thời gian dài như chơi thể thao, lao động tay chân, nâng vác vật nặng, rửa chén, giặt giũ khiến tay ngâm nước nhiều…
Mô mềm bao gồm các phần như da, lớp mô mỡ, gân, động mạch, các dây thần kinh và bao khớp… Những trường hợp gặp phải các chấn thương, đứt, giãn gân, dây chằng, tổn thương sâu vào da như bỏng, rách khiến da không thể hồi phục và giữ độ đàn hồi như cũ, làm các khớp ở cổ tay và ngón tay bị co cứng, gây ra khó khăn khi cử động cơ khớp.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THOÁI HÓA KHỚP BÀN TAY
Có 4 dấu hiệu cơ bản của THK bàn tay là gai xương, hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn và hốc xương.
- Người bệnh thường bị đau khớp bàn tay một bên hoặc cả hai bên, đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Đau tăng lên khi mặc quần áo, khi cài khuy áo; đau khi nắm bàn tay lại, đau khi rót nước vào li và đỡ đau khi nghỉ ngơi. Đau thường chỉ ở mức độ nhẹ và trung bình.
- Vào buổi sáng, khi thức dậy, người bệnh thấy khớp bị cứng, khó cử động, kéo dài từ 15 – 30 phút. Cứng khớp sau khi nghỉ ngơi cũng thường gặp. Đó là dấu hiệu phá rỉ khớp.
- Dần dần bàn tay trở nên khó làm các động tác sinh hoạt thường ngày hơn, phát tiếng lạo xạo khi cử động, các cơ bàn tay teo nhỏ.
- Ở các giai đoạn muộn, có 1/3 bệnh nhân có các ngón tay bị biến dạng. Khoảng 50% số bệnh nhân THK bàn tay gặp khó khăn khi thực hiện các công việc tự chăm sóc bản thân, nội trợ và các công việc trong sinh hoạt hằng ngày khác như chải đầu, giặt giũ, mặc quần áo, ăn uống, chăm sóc con cháu, bế trẻ nhỏ…
Các dấu hiệu của Thoái hóa khớp ngón tay sẽ ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng phá rỉ khớp, cơ khớp sưng nhức thường xuyên và khiến cơ bàn tay teo lại, ngón tay biến dạng, co quắp và gây khó khăn cho bệnh nhân khi sinh hoạt. Do đó, Khi có những triệu chứng như trên, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Có thể sử dụng thêm chụp Xquang bàn tay để chẩn đoán THK bàn tay. Đây là kĩ thuật đơn giản, ít tốn kém, được sử dụng để đánh giá mức độ tổn thương của THK trong nhiều năm nay.
ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP BÀN TAY
Thoái hóa khớp là bệnh mãn tính không thể trị khỏi hoàn toàn trong Tây y, nhưng có thể áp dụng các biện pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc để giúp giảm đau, ngăn ngừa cứng khớp và duy trì các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
Có thể điều trị không dùng thuốc thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với Vật lý trị liệu theo chỉ định và hướng dẫn của Bác sĩ.
CÁC BÀI TẬP GIÚP CẢI THIỆN KHẢ NĂNG VẬN ĐỘNG CỦA KHỚP NGÓN TAY, BÀN TAY:
#1. Luyện tập khớp từng đốt tay: Đặt một bàn tay lên mặt bàn, bàn tay còn lại đặt lên trên để cố định thẳng các ngón ta và chừa 1 đốt ngón tay cuối cùng. Co lên và duỗi thẳng các đốt ngón tay cuối, sau đó lần lượt đến các đốt ngón tay còn lại như hình dưới.
#2. Luyện tập các khớp ngón tay: Mở bàn tay ra, dùng ngón tay cái lần lượt chạm vào các chạm vào các ngón tay. Đầu tiên là ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út. Thực hiện lập đi lập lại từng bàn tay.
#3. Luyện tập cơ bàn tay:
Động tác 1: Cầm một quả banh và bóp luyện tập hằng ngày, càng nhanh càng tốt nhưng không nên quá gắn sức.
Động tác 2: Giữ cánh tay thẳng, mở bàn tay ra rồi nắm chặt lại, thực hiện lập đi lặp lại.
Động tác 3: Duỗi thẳng bàn tay, uống cong ngón cái về phía ngón tay út, rồi quay về trí ban đầu. Thực hiện lập đi lập lại.
Hoàng Quyên
Các loại vitamin và khoáng chất là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể. Người cao tuổi cần ăn đầy đủ thực phẩm và cung cấp các chất dinh dưỡng để duy trì một sức khỏe tốt.
Ở người cao tuổi thì chán ăn thường có nhiều lý do, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nếu để kéo dài dễ dẫn đến tình trạng suy kiệt. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, người cao tuổi cần được chăm sóc về dinh dưỡng thật tốt.
Ở người cao tuổi, hệ tiêu hóa bắt đầu suy giảm hiệu quả hoạt động, thị lực giảm, răng yếu, mũi kém nhạy, tuyến nước bọt tiết ít, khiến người cao tuổi cảm thấy ăn không ngon miệng, làm ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng của tuổi già. Và nguy cơ mắc các bệnh lý là rất cao, vì vậy người cao tuổi cần tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng.
Hiên nay, bệnh Gút (Gout) là bệnh rất phổ biến và thường gặp ở người cao tuổi. Theo thống kê có 95% nam giới tuổi trung niên bị mắc bệnh gout, ngoài ra, những người béo phì, nghiện rượu, cà phê, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Những bài tập thể dục buổi sáng cho người cao tuổi như đạp xe đạp, đi bộ, dưỡng sinh... giúp rèn luyện sức khỏe, tránh những bệnh lý nguy hiểm và vấn đề tăng cân không còn khó khăn như trước nữa.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Nếu muốn các bậc sinh thành khỏe mạnh, bạn hãy gợi ý họ thử thực hiện những bài tập dưỡng sinh tại nhà. Các bài tập thể dục dưỡng sinh không chỉ giúp người lớn tuổi cải thiện sự linh hoạt của cơ thể mà còn hỗ trợ điều trị bệnh đấy.
Sữa là một nguồn dưỡng chất dồi dào và là một loại thực phẩm cần thiết trong cuộc sống. Sữa có công dụng rất lớn đối với trẻ nhỏ, không chỉ giúp cung cấp chất dinh dưỡng mà còn bổ sung năng lượng cần có cho cơ thể trẻ.
Tuy nhiên, nhiều người thường ưu tiên chọn sữa cho trẻ nhỏ mà quên rằng những người lớn tuổi cũng cần tới loại thức uống này. Nếu bạn đang có thắc mắc về việc người cao tuổi nên uống sữa gì? chọn sữa cho người cao tuổi theo tiêu chí nào là hợp lý? thì bài viết sau của Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết nhất.
Tuổi cao, đồng nghĩa với sức khỏe giảm dần, môi trường tương tác hàng ngày cũng bị thu hẹp nên nhu cầu bức thiết của người cao tuổi chính là giao tiếp và tập luyện. Người cao tuổi thường lựa chọn cho mình một môn thể thao phù hợp với điều kiện, sở thích, khả năng của mình. Ngoài việc nâng cao sức khỏe, đây còn là môi trường tốt để người cao tuổi giao lưu, chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống.