Chăm sóc sức khỏe định kỳ hàng năm hay thường được gọi là khám sức khỏe tổng quát hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa được mọi người quan quan tâm một cách đúng mực. Tuy nhiên, điều đáng bàn ở đây là nhiều người còn mơ hồ về vấn đề này, không biết nó gồm những gì, khám bao nhiêu là đủ,...
Những kinh nghiệm và lưu ý khi đi khám sức khỏe tổng quát được Thuocthang.com.vn chia sẻ trong bài viết dưới đây, hy vọng sẽ giúp bạn an tâm và có sự chuẩn bị tốt nhất cho những lần khám sức khỏe định kỳ của mình.
NHỮNG AI NÊN KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT ĐỊNH KỲ?
Theo các chuyên gia y tế, cả nam và nữ, kể cả các cơ thể khỏe mạnh thông thường đều cần phải thăm khám sức khỏe tổng thể ít nhất 1-2 lần/năm. thăm khám sức khỏe tổng quát là phương pháp hiệu quả nhất để tầm soát nguy cơ bị những bệnh nguy hại như tiểu đường, mỡ máu, viêm gan, nhất là bệnh ung thư.
Còn với những đối tượng đặc biệt dưới đây cần chú trọng khám sức khỏe định kỳ thường xuyên hơn (từ 3-6 tháng) để đảm bảo sức khỏe tốt nhất:
- Nhóm những người có nguy cơ cao mắc cao huyết áp, đái tháo đường mà chưa cần dùng thuốc;
- Nhóm người có nguy cơ ung thư cao như: phụ nữ có mẹ, chị hay em gái bị ung thư vú; gia đình có nhiều người bị ung thư; hay các bệnh lý có yếu tố gia đình...;
- Những người nhiễm viêm gan siêu vi B, C, A, những người bị viêm dạ dày, nhiễm khuẩn HP,…;
- Nhóm người làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm và có nguy cơ bệnh nghề nghiệp cao: công nhân mỏ than, xưởng dệt may, hóa dầu, hóa chất, phóng xạ…;
- Nhóm người có nghề nghiệp áp lực và trách nhiệm cao: phi công, tài xế xe khách đường dài, tài xế xe tải nặng...
KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT BAO GỒM NHỮNG GÌ?
Khám lâm sàng là một phần thăm khám quan trọng của các đợt kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ. Ở bước này bạn cần trao đổi với bác sĩ về những vấn đề sức khỏe của bản thân đang mắc phải. Từ đó các bác sĩ sẽ xác định được tình trạng ban đầu và định hướng để chỉ định những xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp với người bệnh. Khám lâm sàng tổng quát còn bao gồm các danh mục đo thể lực, huyết áp, khám tai mũi họng, răng hàm mặt,…
Khám cận lâm sàng bao gồm nhiều phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng để hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị. Một số kỹ thuật cận lâm sàng được sử dụng trong thăm khám như:
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm sinh hóa, đường huyết, cholesterol máu, acid uric, xét nghiệm viêm gan B,C,… giúp phát hiện các bệnh lý về máu, thận, tiết niệu…
Xét nghiệm nước tiểu: Các thông số nước tiểu sẽ giúp phát hiện các bệnh lý liên quan đến sinh dục, thận hoặc tiết niệu.
Chụp X-Quang là phương pháp sử dụng tia X xuyên qua mô mềm và những phần dịch của cơ thể để tạo nên hình ảnh. Trong thăm khám, chụp X-Quang được sử dụng để chẩn đoán nhiều bệnh lý về phổi, xương khớp hoặc tim mạch.
Siêu âm: Đây là kỹ thuật phổ biến được thực hiện khi thăm khám sức khỏe tổng quát. Thông qua các sóng siêu âm để xây dựng và tái tạo hình ảnh cũng như cấu trúc bên trong của cơ thể. Siêu âm có thể được dùng để khảo sát nhiều bộ phận tại các vùng bụng, vùng chậu, tuyến giáp,…
Chụp cắt lớp vi tính CT: Kỹ thuật này sử dụng tia X quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang đồng thời kết hợp bằng vi tính để xử lý cho ra hình ảnh 2D hoặc 3D. Chụp cắt lớp vi tính CT được ứng dụng rộng rãi nhằm phát hiện các khối u, áp xe và những bất thường trong cơ thể.
Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên thực hiện một số thăm khám và xét nghiệm theo độ tuổi bên dưới ngay cả khi chưa có dấu hiệu của bệnh:
Tuổi từ 18-30: Thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm như viêm gan A, B, C; giang mai; lậu; sùi mào gà đồng thời thực hiện một số kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, chức năng sinh sản ở nam giới và nữ giới…
Tuổi từ 30 – 40: Thăm khám một số xét nghiệm về mỡ máu, tim mạch, gút và tiểu đường. Nam giới nên kiểm tra chức năng gan nếu thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá. Nữ giới nên thăm khám phụ khoa và đo mật độ loãng xương.
Ở độ tuổi 40 – 60: Bạn nên tầm soát các bệnh về ung thư tử cung như dạ dày, gan, phổi, ung thư vòm họng,….và các tầm soát tổng thể. Ngoài ra, các xét nghiệm thăm khám nên thực hiện bao gồm mỡ máu, tim mạch, xương khớp, gút và tiểu đường,….
Tuổi trên 60: Thăm khám và thực hiện các xét nghiệm về mỡ máu, tim mạch, xương khớp, gút và các bệnh liên quan đến hô hấp, ung thư.
NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG TRƯỚC KHI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT
1. Những thông tin cần cung cấp trước khi khám sức khỏe tổng quát
Khách hàng cần chuẩn bị các thông tin về sức khỏe và bệnh tật của các thành viên trong gia đình mình.
Tiền sử gia đình có thể làm quí vị tăng nguy cơ một số bệnh như đái tháo đường, ung thư, bệnh tim và đột quỵ.Bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ bệnh của khách hàng dựa trên tiền sử gia đình và các yếu tố nguy cơ khác, đồng thời sẽ giúp quí vị biết cách phòng bệnh, làm xét nghiệm sàng lọc để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
Bao gồm lịch chủng ngừa vaccine từ trước tới nay, những nguyên nhân gây dị ứng nếu có(thuốc, thực phẩm...). Khách hàng nhớ lại xem trước đây mình có mắc bệnh hay mổ gì hay không, quá trình điều trị như thế nào.
2. Chuẩn Bị Trước Khi Đến Khám Sức Khỏe Tổng Quát
- Mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân
+ Bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu/thẻ căn cước công dân, bảo hiển y tế/bảo hiểm nhân thọ...
+ Nên mang theo các kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ nếu có.
- Một số vấn đề cần lưu ý:
+ Khách hàng đang điều trị Tăng huyết áp, bệnh tim mạch: Vẫn dùng thuốc theo đơn hàng ngày.
+ Đang điều trị Đái tháo đường: Không nên dùng thuốc uống hoặc tiêm insulin vào buổi sáng khi đến khám.
+ Khách hàng có bệnh tật về mắt: Hãy mang theo kính đang dùng để kiểm tra thị lực. Không nên đeo kính áp tròng vào ngày khám.
+ Để thoải mái trong quá trình thăm khám nên tránh mặc quần áo bó quá chật hay mặc váy liền thân
3. Chuẩn Bị Trước Khi Thực Hiện Các Xét Nghiệm Trong Gói Khám Sức Khỏe Tổng Quát
- Một số xét nghiệm yêu cầu cần nhin ăn trước khi xét nghiệm: 12 giờ với xét nghiệm mỡ máu(Cholesterol, Triglycerid), đường máu(Glucose), định lượng các Vitamin.
- Khách hàng chỉ nên uống nước lọc, không uống nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu.
- Không nên uống các loại vitamin và khoáng chất trong vòng 24 giờ trước khi làm xét nghiệm.
- Cần vệ sinh sạch tay và bộ phận sinh dục ngoài. Lấy mẫu nước tiểu bằng 1 tay không chạm vào mặt trong của lọ đựng bệnh phẩm (Trên lọ có ghi tên, ngày tháng năm sinh của khách hàng).
- Quy trình lấy mẫu nước tiểu: Bắt đầu đi tiểu vào bồn cầu, sau đó vài giây đặt lọ xét nghiệm vào đúng dòng chảy để hứng trực tiếp nước tiểu đến khi được 2/3 lọ thì dừng. Vặn nắp lọ, cho vào trong túi díp, miết chặt miệng túi và đặt vào đúng nơi được hướng dẫn.
- Lấy mẫu phân bằng dụng cụ (thìa) trong lọ đựng bệnh phẩm (Trên lọ có ghi tên, ngày tháng năm sinh của khách hàng). Nên lấy ở chỗ có lẫn nhày, máu (nếu có).
- Lượng phân khoảng 1 thìa (hay bằng đầu ngón tay). Vặn nắp lọ, cho vào trong túi díp, miết chặt miệng túi và đặt vào đúng nơi được hướng dẫn.
Đây là xét nghiệm nhằm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Lưu ý:
- Xét nghiệm này chỉ dành cho phụ nữ đã từng quan hệ tình dục
- Không làm xét nghiệm này khi đang có kinh nguyệt, đang ra máu âm đạo, đang có viêm nhiễm nặng, đang đặt thuốc điều trị viêm âm đạo, đang có thai.
- Thời điểm làm xét nghiệm nên trước và sau kỳ kinh ít nhất 7 ngày. Trước khi làm xét nghiệm 24 giờ không thụt rửa âm đạo, quan hệ tình dục.
4. Lưu Ý Trước Khi Thực Hiện Các Kỹ Thuật Chẩn Đoán Hình Ảnh
Nhằm phát hiện các tổn thương bất thường ở phổi, tim, tầm soát khối u phổi. Không áp dụng để kiểm tra ở phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai. Tổng thời gian thực hiện khoảng 5 phút (thay đồ, kiểm tra thông tin, đặt tư thế, phát tia).
- Kỹ thuật này nhằm phát hiện các tổn thương bất thường ở vú, sàng lọc ung thư vú. Thường áp dụng cho phụ nữ trên 40 tuổi hoặc theo chỉ định của bác sĩ, đối với phụ nữ có tiền sử gia đình bên ngoại bị ung thư vú có thể chụp sớm hơn.
- Phụ nữ đang có kinh nguyệt, đang cho con bú, đang có viêm tuyến vú hay áp xe vú nên trì hoãn.
- Đối với phụ nữ chưa mạn kinh thì nên chụp vào ngày thứ 7 tới ngày thứ 14 của chu kỳ kinh (hoặc 1 tuần sau sạch kinh) vì khi đó nồng độ Estrogen trong máu giảm xuống, khi đó tuyến vú ít giữ nước, bớt căng hơn;
- Đối với phụ nữ mạn kinh có thể chụp bất kỳ khi nào.
- Trong trường hợp khách hàng đã thực hiện nâng ngực thẩm mỹ xin vui lòng thông báo cho kỹ thuật viên, bác sĩ biết.
- Tổng thời gian thực hiện X Quang khoảng 20 phút.
- Nên nhịn ăn ít nhất 4 tiếng trước khi làm siêu âm để đánh giá đường mật, uống khoảng 500ml nước lọc và nhịn đi tiểu khoảng 1 giờ trước khi siêu âm để đánh giá vùng tiểu khung.
- Thời gian thực hiện khoảng 10 phút.
Nhằm phát hiện các bất thường của tuyến vú, thực hiện theo chỉ định của bác sĩ khám hay khuyến cáo của bác sĩ chẩn đoán hình ảnh. Thời gian thực hiện khoảng 10 phút.
Như vậy, quý vị nên lưu ý tất cả những điều trên đây để chuẩn bị được tốt nhất cho quá trình thăm khám sức khỏe của mình.
Nguyễn Ngọc
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: