Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Hiểu chính xác thì đây là hiện tượng oxy đến các mô sẽ giảm và carbon dioxide bắt đầu tích tụ bên trong cơ thể do cơ chế bình thường bị gián đoạn. Khó thở có thể là triệu chứng của căn bệnh như hen suyễn, thiếu máu cơ tim, phù phổi,… hoặc do vận mạnh đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi.
Một số người hay bị khó thở đột ngột trong thời gian ngắn, nhưng cũng có nhiều người khác trải nghiệm cảm giác không mấy vui vẻ này trong thời gian dài, từ vài tuần hoặc hơn. Nếu tình trạng khó thở của bạn không nghiêm trọng (không phải dấu hiệu bệnh nguy hiểm do bác sĩ chẩn đoán), bạn hãy thử áp dụng các phương pháp, cách khắc phục chứng khó thở tại nhà sau đây.
Các phương pháp này đơn giản chỉ là hướng dẫn bạn thay đổi vị trí, cách thư giãn cơ thể và đường hô hấp để không khí lưu thông vào phổi dễ dàng hơn.
1. Hít Thở Sâu
Thở sâu đường bụng có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng khó thở. Để làm điều này tại nhà, bạn cần:
+ Nằm xuống, ngoặc ngồi thoải mái, sau đó đặt hai tay lên bụng
+ Hít sâu qua mũi, phình bụng và để phổi chứa đầy không khí
+ Nín thở sâu trong vài giây
+ Thở chậm qua miệng cho đến khi phổi hết không khí
+ Lặp lại trong 5 đến 10 phút
Bài tập này có thể được thực hiện vài lần trong ngày, hoặc mỗi khi bạn bị khó thở. Tốt nhất là giữ nhịp thở chậm, sâu và dễ dàng, hơn là thở nhanh.
2. Thở Mím Môi
Thở mím môi được xem là kỹ thuật đơn giản để kiểm soát tình trạng khó thở. Nó giúp bạn nhanh chóng mở rộng đường thở để hít vào, thở ra dễ dàng và sâu hơn. Đồng thời kỹ thuật này cũng hỗ trợ loại bỏ những tác nhân, hay tình trạng không khí ứ cặn mắc kẹt trong phổi.
Bạn có thể áp dụng kỹ thuật này bất kỳ khi nào cảm thấy khó thở, đặc biệt khi bạn làm những công việc khó nhọc như nâng, vác vật nặng, leo cầu thang.
Để thực hiện kỹ thuật này, bạn thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Thư giãn, thả lỏng cơ vai và cổ
+ Bước 2: Đặt một tay lên thành bụng
+ Bước 3: Hít sâu vào bằng đường mũi 2 nhịp, lúc này miệng vẫn đóng và người bệnh cảm thấy thành bụng hơi căng ra
+ Bước 4: Thở mím môi (chúm môi) lại cho hơi thở từ từ thoát ra kẽ môi, thành bụng xẹp dần xuống.
3. Ngồi Chồm Về Phía Trước
Một cách khắc phục chứng khó thở đó là Thả lỏng cơ thể khi đang ngồi trên ghế giúp thần trí và cả cơ thể được thư giãn, từ đó giúp bạn hít thở dễ dàng hơn rất nhiều.
Cách này thực hiện cũng khá đơn giản:
+ Ngồi trên ghế, đặt 2 chân thẳng vuông góc với mặt sàn và đồng thời nghiêng ngực hơi hướng về phía trước
+ Nhẹ nhàng đặt khuỷu tay lên đầu gối
+ Hoàn toàn thư giãn cổ và vai rồi hít thở đều
4. Ngồi Gục Mặt Lên Bàn
Nếu bạn có sẵn ghế và bàn thì hãy tận dụng chúng để thư giãn, giúp hơi thở trở lại đều đặn.
cách khắc phục chứng khó thở bằng cách ngồi gục lên bàn:
+ Trước hết cũng ngồi lên ghế với tư thế 2 chân đặt vuông góc với mặt sàn
+ Hướng người về phía trước, hạ mặt và phần cánh tay đặt lên mặt bàn
+ Ngửa đầu đặt trên cẳng tay hoặc bạn có thể dùng một cái gối mềm để lót bên dưới.
5. Nằm Thư Giãn
Nhiều người hay có cảm giác khó thở khi ngủ, khiến việc thức giấc giữa chừng xảy ra thường xuyên hơn. Điều này khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm, khả năng phục hồi và tự chữa trị của cơ thể không còn như trước nữa.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần có một tư thế ngủ đúng cách để quá trình hô hấp diễn ra ổn định.
+ Nằm nghiêng một bên, với một chiếc gối kẹp giữa 2 chân, kê đầu cao lên bằng 1 hoặc nhiều chiếc gối sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất, đồng thời giữ lưng thẳng
+ Nằm ngửa, thẳng lưng, kê cao đầu bằng 1 hoặc 2 chiếc gối (tùy), đồng thời đặt thêm 1 chiếc gối ở dưới 2 đầu gối
6. Đứng Với Tư Thế Cánh Tay Được Hỗ Trợ
Bạn có thể đến gần một cái bàn hay vật bằng phẳng nào đó có độ cao phù hợp với vai của bạn. Tiếp đến bạn chống bàn tay của mình lên mặt bàn, giữ cho cổ tay thả lỏng hoàn toàn. Trong lúc này hãy tựa đầu vào cánh tay và thư giãn phần vai để hơi thở có thể lưu thông dễ dàng.
7. Đứng Dựa Lưng Vào Tường (Hoặc Một Bề Mặt Tựa Nào Đó)
Việc đứng và truyền bớt sức nặng vào một điểm tựa phía sau cũng là cách giúp điều chỉnh hơi thở đều đặn là một cách khắc phục chứng khó thở cực hiệu quả:
Cách này thực hiện như sau:
+ Đứng gần một bức tường (hoặc bề mặt tựa nào đó), quay mặt ra ngoài và dựa phần hông vào tường
+ Đặt tay lên đùi, thả lỏng vai và hơi nghiêng nhẹ về trước, bắt đầu thở nhẹ nhàng
8. Hít Hơi Nước
Hít hơi nước có thể giúp làm thông mũi, giúp thở dễ dàng hơn. Hơi nóng và độ ẩm từ hơi nước cũng có thể làm tan chất nhầy trong phổi, giúp giảm sự thở.
Để hít hơi nước tại nhà, bạn cần:
+ Đổ đầy nước nóng vào bát
+ Thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu khuynh diệp
+ Cúi mặt trên bát nước, dùng một chiếc khăn trùm qua đầu
+ Thở sâu, hít hơi nước
Lưu ý: Hãy đảm bảo rằng nước đã hơi nguội sau khi vừa đun sôi. Nếu không, hơi nước có thể làm bỏng da.
9. Sử Dụng Máy Quạt
Nghiên cứu thấy rằng việc sử dụng quạt cầm tay để quạt không khí qua mũi và mặt có thể giúp loại bỏ cảm giác khó thở. Việc cảm thấy lực của luồng không khí trong khi hít sẽ giúp bạn cảm thấy như có thêm không khí vào phổi. Cách điều trị đã được thấy là có hiệu quả trong việc giảm cảm giác khó thở.
Tuy nhiên, việc sử dụng quạt không thực sự cải thiện khi triệu chứng là do một bệnh lý nền nào đó gây ra.
10. Uống Cà Phê
Uống cà phê đen có thể giúp giải quyết tình trạng khó thở, vì chất caffeine trong cà phê có thể làm giảm sự mệt mỏi của cơ ở đường hô hấp.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng caffeine có tác dụng cải thiện nhẹ chức năng hô hấp ở những người bị hen suyễn. Tác dụng này có thể đủ để giúp họ dễ hít thở hơn. Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống cũng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe. Bằng việc từ bỏ thói quen hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc, các chất gây dị ứng, nguồn ô nhiễm trong không khí là bạn có thể kiểm soát được chứng khó thở và giảm thiểu nguy cơ lên cơn hen nữa đấy.
11. Uống Trà Gừng
Một liệu pháp khác để giải tỏa hơi thở bị sức ép đường mũi, giống như phải thở bằng đường miệng chính là trà gừng.
Gừng là một nguyên liệu làm lành ưu việt và dễ dàng tìm được ngay tại nhà. Gọt vỏ và cắt vài lát gừng tươi cho vào 2 cốc nước sôi. Đậy nắp trong 10 phút, cho thêm chanh và mật ong vào và uống, bạn sẽ thấy dễ thở hơn.
CÁCH PHÒNG TRÁNH TÌNH TRẠNG KHÓ THỞ HIỆU QUẢ NHẤT
Bên cạnh những biện pháp trên đây thì người bị khó thở cũng cần tránh một số điều được xem là tác nhân kích thích hoặc làm trầm trọng hơn những cơn khó thở:
- Dừng hút thuốc lá.
- Tránh tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng như: hóa chất độc hại, bụi, lông động vật, phấn hoa,...
- Không để mình rơi vào tình trạng tăng cân đột ngột đến mức dư thừa cân nặng.
- Tránh ăn mặn và tăng cân nếu bị suy tim.
- Không vận động thể thao hay làm việc quá sức.
Những biện pháp được | thuocthang.com.vn chia sẻ trên đây chỉ nên áp dụng với những người có triệu chứng khó thở ở mức độ nhẹ, không có xu hướng tiến triển ngày càng trầm trọng. Bị khó thở trong thời gian dài có thể liên quan đến một bệnh lý nào đó bên trong cơ thể. Vì thế, không nên chủ quan mà hãy chủ động đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân vì sao mình bị như vậy. Đây là cách tốt nhất giúp bạn tìm được cách để thoát khỏi hiện tượng này một cách nhanh chóng và an toàn.
Ngọc Nguyễn
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Trẻ em hay khóc đêm khiến ba mẹ lo lắng và trở nên lúng túng không biết cách giải quyết. Có rất nhiều biểu hiện là bình thường nhưng bên cạnh đó cũng có vô số biểu hiện bất thường có thể dẫn đến đột tử nếu Bố Mẹ không kịp thời can thiệp. Vậy hãy cũng Thuocthang.com.vn đi tìm hiểu xem những nguyên nào khiến bé khóc đêm và cách giải quyết tốt nhất cho bé.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: