Viêm kết mạc là bệnh lành tính, gây đỏ ở mắt và thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên bệnh dễ lây lan đến những người xung quanh, vì thế mỗi người cần hiểu rõ về bệnh, cách xử lý và phòng tránh bệnh kịp thời.
BỆNH VIÊM KẾT MẠC MẮT LÀ GÌ?
Kết mạc được định nghĩa là một màng mỏng trong suốt có chứa các mạch máu, bao phủ lên củng mạc của nhãn cầu (lòng trắng) và mặt trong của sụn mi, tạo thành hai túi cùng đồ trên và dưới. Khi viêm kết mạc cấp tính, các mạch máu tại vị trí kết mạc sung huyết làm cho kết mạc phù và đỏ, vì vậy người ta thường gọi bệnh viêm kết mạc cấp là đau mắt đỏ.
Bệnh có thể xuất hiện vào tất cả các thời điểm trong năm, nhưng thường có những đợt bùng phát thành dịch vào những thời điểm giao mùa.
Viêm kết mạc cấp tính liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng như:
+ Giảm thị lực hoặc độ nhạy ánh sáng do thâm nhiễm dưới biểu mô dai dẳng (giác mạc viêm tích tụ).
+ Chảy nước mắt mãn tính (chảy nước mắt quá mức và thường xuyên) từ các vấn đề do thoát lệ đạo.
+ Giảm hoặc mất thị lực do kết mạc co rút và kết mạc bị dính một phần hay toàn phần (sẹo kết mạc).
CÁC LOẠI VIÊM KẾT MẠC MẮT
1. Viêm Kết Mạc Do Vi Khuẩn
Viêm kết mạc do vi khuẩn như enterobacteriaceae, phế cầu, tụ cầu vàng, não mô cầu... Vi khuẩn từ bụi bặm, dụng cụ, tay bẩn ô nhiễm vào mắt hoặc viêm nhiễm ở cơ quan khác lan đến vùng kết mạc mắt.
Triệu chứng bệnh điển hình:
+ Cộm mắt như có sạn, bỏng rát và nhiều tiết tố dẫn đến tình trạng khó mở mắt vào buổi sáng khi ngủ dậy, xuất hiện ở một mắt, sau đó lan sang mắt thứ 2 do tiết tố lây sang.
+ Mi mắt sưng nề và đóng vẩy khô do tiết tố bám. Chất xuất tiết ban đầu có dạng nước loãng giống như tiết tố trong các viêm do virus, sau chuyển sang dạng mủ nhày.
+ Kết mạc cương tụ đỏ rõ nhất ở cùng đồ và nhạt dần khi ra đến vùng rìa. Trường hợp nặng có thể xuất hiện màng giả trên kết mạc.Giác mạc ít khi bị thâm nhiễm, mặc dù trong những trường hợp nặng có thể thấy chấm nông giác mạc và thẩm lậu vùng rìa.
2. Viêm Kết Mạc Do Virus
Bệnh thường lây lan trực tiếp qua tiếp xúc với tiết tố từ mắt người bệnh hoặc qua đường hô hấp và có thể truyền bệnh do dùng chung khăn mặt hoặc sử dụng chung các dụng cụ khám mắt như dụng cụ đo nhãn áp.
Về lâm sàng có 2 thể bệnh:Thể sốt viêm kết mạc họng hạch
+ Thường do virus type 3 và 7;
+ Sốt nhẹ, đau họng và có thể nổi hạch trước tai, người mệt mỏi;
+ Mi mắt sưng và cảm giác nặng mi;
+ Cảm giác cộm như rắc cát vào mắt, sau đó mắt sưng nề nhanh chóng;
+ Tiết tố nước trong và dính;
+ Kết mạc đỏ rực, phù mọng, nhiều khi xuất huyết và thấy xuất hiện nhiều hột to xếp thành dãy ở cùng đồ;
+ Giác mạc ít bị viêm (khoảng 30% các trường hợp và thường rất nhẹ).
-Nguyên nhân do virus type 8 và 19 và ít kèm theo triệu chứng toàn thân.
- Biểu hiện giác mạc nặng hơn nhiều với 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Trong vòng 7 ngày sau khi bệnh khởi phát: trên giác mạc xuất hiện những chấm viêm biểu mô tỏa lan, thường khỏi sau khoảng 2 tuần.
+ Giai đoạn 2: Sau khi bệnh khởi phát 1 tuần, biểu hiện bởi viêm giác mạc đốm tạm thời, có thể mất hoàn toàn sau khi điều trị.
+ Giai đoạn 3: Xuất hiện các ổ thẩm lậu giác mạc dạng đốm dưới biểu mô. Nếu không được điều trị, các ổ viêm này sẽ tồn tại hàng tháng hoặc hàng năm sau gây giảm thị lực.
Thường xuất hiện ở những người lần đầu nhiễm virus herpes, biểu hiện là trên da mi và da vùng quanh mi mắt xuất hiện những nốt mụn phỏng, kèm theo phù đỏ vùng da quanh đó, tiết tố kết mạc loãng như nước, kết mạc cùng bên cương tụ, có phản ứng hột;
Viêm kết mạc dị ứng cấp: Cơ chế bệnh sinh là do phản ứng viêm cấp tính ngay sau khi tiếp xúc với các dị nguyên. Mi mắt và kết mạc đôi khi sưng phù làm người bệnh cảm thấy lo sợ, tuy nhiên, tình trạng này thường kéo dài trong vài giờ và có thể tự giới hạn.
Viêm kết mạc dị ứng theo mùa hoặc quanh năm: Tình trạng dị ứng xảy ra nặng hơn theo mùa (thường là mùa xuân hay hè của các nước ôn đới) hoặc có thể xuất hiện quanh năm và kèm theo viêm mũi dị ứng.
Viêm kết mạc dị ứng mùa xuân: Đây là một thể bệnh đặc biệt, thường xuất hiện ở trẻ trai từ 5 - 7 tuổi, có tiền sử bị chàm, có tiền căn dị ứng trong gia đình. Bệnh lý này có thể gây tổn thương giác mạc, gây ảnh hưởng thị lực.
Dị ứng kết - giác mạc: Thường xuất hiện ở người trưởng thành, có tiền sử mắc bệnh chàm hay hen suyễn. Viêm kết mạc dị ứng thể này biểu hiện quanh năm, ngoài kết mạc, gây ra tổn thương mi mắt (sưng, vảy da mi, sừng da mi) và giác mạc kèm theo làm giảm thị lực.
Viêm kết mạc dị ứng nhú gai khổng lồ: Đây là thể bệnh do sự tiếp xúc cơ học trực tiếp của kết mạc mi với những dị vật như kính áp tròng, mắt giả, chỉ khâu... gây tổn thương dạng nhú to ở mi mắt thấy được qua thăm khám trên lâm sàng.
Các chất axit, kiềm, chất độc hoá học, thuốc atropine đều là những tác nhân gây kích thích mạnh gây viêm kết mạc thậm chí giảm thị lực, tổn thương cả giác mạc.
Viêm kết mạc do nấm thường kèm theo triệu chứng loét giác mạc do nấm Candida albicans, Aspergillus,...
Viêm kết mạc do ký sinh trùng như chấy rận. Đây là thể bệnh viêm kết mạc hiếm gặp trên lâm sàng.
Đây bệnh lây theo đường sinh dục, ít gặp lây theo đường tiếp xúc mắt sang mắt, chủ yếu gặp ở người trẻ và ít nhất 50% trong số họ có kèm theo nhiễm khuẩn đường sinh dục kín đáo, không có triệu chứng. Bệnh xuất hiện có tính bán cấp ở một hoặc hai mắt và có tiết tố mủ nhày, phù mi nhẹ, xuất tiết dạng mủ nhày, nhú phì đại ở kết mạc sụn mi trên, sau đó hình thành hột rất to chủ yếu ở cùng đồ mi dưới, nhưng cũng có thể cả ở kết mạc sụn mi trên. Giác mạc hiếm khi bị tổn thương, nếu có thường biểu hiện dưới dạng viêm chấm nông biểu mô, đôi khi thẩm lậu dưới biểu mô và quanh rìa.
Trường hợp bệnh kéo dài, các hột sẽ giảm dần thay thế bằng sẹo mịn ở kết mạc và màng máu mỏng trên giác mạc.
TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM KẾT MẠC
Nhiều loại viêm kết mạc có xu hướng tự khỏi như viêm kết mạc do virus … Tuy nhiên có một số loại viêm kết mạc có diễn biến bệnh lý đáng quan tâm như:
- Viêm kết mạc do cầu khuẩn lậu có thể nhanh chóng chuyển sang viêm loét giác mạc và tiếp đó là biến chứng thủng nhãn cầu.
- Viêm kết mạc do Adenovirus: có thể xuất hiện viêm giác mạc chấm nông.
- Viêm kết mạc mùa xuân: nhú gai quá phát ở kết mạc sụn mi trên có thể gây ra loét trợt nông ở giác mạc.
- Mắt hột có thể gây lông quặm, sẹo giác mạc, mù, khô mắt, biến dạng bờ mi
“Do đó, ngay khi có cảm giác mắt đau, cộm, ngứa mắt, có ghèn…cần đến khám tại các trung tâm y tế, bệnh viện có chuyên khoa mắt để được bác sĩ khám chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời”
CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM KẾT MẠC ĐƠN GIẢN
Tuy vậy, viêm kết mạc vẫn sẽ khiến bạn khó chịu trong thời gian phát bệnh. Do đó, sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn bỏ túi một số mẹo đơn giản để đối phó với tình trạng sức khỏe này.
Sử Dụng Nhiệt Để Giảm Đau
Sử dụng bông tẩy trang tiệt trùng hoặc miếng vải sạch ngâm vào nước mát
Vắt ráo miếng bông (vải) và nhẹ nhàng áp lên mí mắt. Không ấn mạnh để tránh gây tổn thương cho mắt
Nếu viêm kết mạc chỉ xảy ra ở một bên mắt, không áp miếng bông lên mắt còn lại để tránh lây lan
Nếu bạn cảm thấy nhiệt độ cao có tác dụng hơn, hãy lặp lại quy trình trên với nước ấm. Lưu ý nhiệt độ nước không được quá nóng khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn hoặc gây bỏng mí mắt.
Bạn có thể thực hiện biện pháp này nhiều lần trong ngày với mỗi lần kéo dài vài phút. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo vứt miếng bông sau khi dùng, thay vì tái sử dụng.
Sử Dụng Thuốc Nhỏ Mắt
Thuốc nhỏ mắt không kê đơn có khả năng làm thuyên giảm tình trạng ngứa ở mắt do viêm kết mạc. Bạn có thể chọn mua thuốc nhỏ mắt ở bất kỳ tiệm thuốc nào theo những lời khuyên sau đây:
+ Tránh dùng thuốc nhỏ mắt được quảng cáo với công dụng điều trị “tình trạng đỏ mắt”
(Viêm kết mạc là nguyên nhân khiến mắt chuyển đỏ. Đỏ mắt còn có thể là hệ quả của những vấn đề khác liên quan đến nhãn cầu, chẳng hạn như nhiễm trùng mắt, khô mắt, mắt bị tổn thương hay có vật thể lạ trong mắt)
+ Nếu bạn bị viêm kết mạc do dị ứng, hãy thử làm lạnh thuốc nhỏ mắt trước khi dùng
Hạn Chế Sử Dụng Kính Áp Tròng
Nếu bạn có thói quen dùng kính áp tròng, hãy thay thế bằng kính đeo mắt cho đến khi tình trạng viêm kết mạc biến mất hoàn toàn.
Bạn có thể sẽ cần bỏ kính áp tròng và toàn bộ khay đựng cũng như dụng cụ liên quan để tránh trường hợp tái phát bệnh.
Giữ Vệ Sinh Sạch Sẽ
Trong trường hợp viêm kết mạc xảy ra do dị ứng, bạn nên thường xuyên giặt quần áo cũng như vỏ gối. Ngoài ra, tắm rửa trước khi ngủ (không tắm khuya) cũng có thể hỗ trợ thúc đẩy quá trình hồi phục.
Nếu biết nguồn gốc dị ứng, bạn nên cố gắng tránh xa nó.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH VIÊM KẾT MẠC
Nếu chúng ta có những kiến thức cơ bản về bệnh viêm kết mạc chúng ta có thể tránh được sự lan truyền và nhiễm bệnh cho bản thân và người nhà:
+ Sử dụng khăn mặt, vật dụng cá nhân riêng trong nhà và nơi học tập làm việc.
+ Không dụi mắt, che miệng mũi khi hắt hơi.
+ Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hàng ngày, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh.
+ Cẩn trọng khi sử dụng kính áp tròng, cần được khám và tư vấn bởi bác sĩ khi có các triệu chứng khó chịu ở mắt.
+ Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài hoặc làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi, hóa chất,...
+ Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, E,...
Bệnh viêm kết mạc là bệnh thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu do vi rút thì có thể lây lan thành dịch và bệnh có thể để lại một số di chứng nên khi thấy các dấu hiệu của bệnh người bệnh nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị.
Hoàng Quyên
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Bệnh nhân mới đây bị nhiễm virus corona (COVID-19) là một em bé 3 tháng tuổi. Thông tin này khiến các bậc cha mẹ lo lắng tìm hiểu cách phòng ngừa cho trẻ, đặc biệt là sau kỳ nghỉ dài trẻ sẽ phải đến trường. Vậy đâu là phương pháp quả nhất để bảo vệ các em trước mùa dịch bệnh COVID-19. Mời các bậc phụ huynh cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho trẻ em hiệu quả nhất hiện nay, để có các biện pháp hạn chế đối đa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ nhé!
Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..
Bất kỳ một người cha hay người mẹ nào cũng đều mong muốn những đứa con mình sinh ra phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được may mắn đó nếu chẳng may mắc phải hội chứng Turner ở thai nhi và không được can thiệp kịp thời. Để hội chứng Turner không còn là mối đe dọa đến con trẻ, Sau đây Thuocthang.com.vn xin chia sẻ đến các bậc phụ huynh những thông tin hữu ích về hội chứng tuner, một trong những hội chứng dị tật bẩm sinh đe dọa sức khỏe thai nhi.
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Tuổi dậy thì không chỉ khiến bạn gái thay đổi về tâm lý, vẻ bề ngoài mà cả nội tiết tố bên trong cơ thể. Cộng thêm áp lực học hành căng thẳng khiến những nốt mụn “đáng ghét” bắt đầu trỗi dậy. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Cùng tìm hiểu các thông tin về mụn để chọn đúng thuốc đặc trị mụn hiệu quả nhất, phù hợp với làn da và lứa tuổi của mình.
Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải những thông tin về các trường hợp tử vong do rắn độc cắn. Như các bạn đã biết, rắn là 1 loài động vật khá nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ cho những người không may, không chú ý mà tới gần nó, nhất là vào buổi đêm tối khiến cho mọi người xung quanh lúng túng, không biết xử trí ra sao. Người khi bị rắn cắn nếu không không may bị rắn độc cắn mà không giữ được bình tĩnh sẽ dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 1 thời gian ngắn. Chính vì thế bài viết này Của Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích và cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà.
Bệnh cảm là một bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể nên rất dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Ở người già bệnh cảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, sau đây Thuocthang.com.vn xin chia sẽ đến bạn Những cách trị cảm nhanh cho người già hiệu quả nhất, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!