Quá Trình Hình Thành Cục Máu Trong Tai Biến Mạch Máu Não

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Trong cơ thể, máu phải đảm nhiệm một lúc hai nhiệm gần như đối lập: Một là chảy liên tục đi nuôi dưỡng khắp cơ thể, hai là nhanh chóng đông lại để ngăn chặn mất máu khi bị thương. Để làm được điều này, cơ chế đông máu rất quan trọng. Nếu máu đông không đúng lúc, nó có thể là thủ phạm gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc các vấn đề y tế nghiêm trọng khác.

Quá Trình Hình Thành Cục Máu Trong Tai Biến Mạch Máu NãoQuá Trình Hình Thành Cục Máu Trong Tai Biến Mạch Máu Não

Để giúp người bệnh kiểm soát và phòng ngừa sự hình thành của cục máu đông ( huyết khối ) có thể xảy ra, mời các bạn cùng | thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.

NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH CỤC MÁU ĐÔNG

Cục máu đông (còn gọi là huyết khối) được hình thành khi cơ thể gặp những vết thương nhỏ như: Đứt tay, trầy xước hoặc khi bạn gặp tai nạn mà cơ thể cần phải cầm máu ngay tức thời. Chức năng cầm máu khi cục máu đông hình thành giúp bạn không bị chảy máu liên tục và ngăn chặn mối nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, khi cục máu đông hình thành trong lòng mạch máu, nó lại gây ra nhiều mối đe dọa nguy hiểm tới sức khỏe của bạn. Ở những người bị xơ vữa động mạch, do sự lắng đọng của mỡ máu tạo ra các mảng vữa, khiến các mảng vữa vỡ ra, cục máu đông hình thành sẽ làm tắc nghẽn mạch máu. Những nguyên nhân thúc đẩy quá trình tạo ra cục máu đông trong lòng mạch bao gồm: Do bất thường thành mạch, bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp,… gây tập kết tiểu cầu, dẫn đến hình thành cục máu đông.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỤC MÁU ĐÔNG

Vòng đời của các cục máu đông sẽ phụ thuộc vào một loạt các phản ứng hóa học trong cơ thể:

 

149_2

 

- Sự hình thành của các nút tiểu cầu: Khi một mạch máu bị tổn thương sẽ kích hoạt giải phóng ra các tiểu cẩu. Sau đó, chúng sẽ tập trung lại và dính vào khu vực thành mạch bị tổn thương, tạo nên một khối lấp đầy vết thương và ngăn không cho máu chảy ra. Một khi được kích hoạt, các tiểu cầu cũng sẽ giải phóng ra loại hóa chất có khả năng thu hút thêm những tiểu cầu và các tế bào khác để chuẩn bị cho bước tiếp theo.

- Phát triển các cục máu đông: Các protein trong máu đóng vai trò là yếu tố đông máu báo hiệu lẫn nhau để tạo ra phản ứng dây chuyền nhanh, cuối cùng sẽ tạo ra những sợi fibrin dài, hay còn được gọi là sợi tơ huyết. Những sợi fibrin này kết hợp với các nút tiểu cầu và hình thành nên một mạng lưới để “bẫy” nhiều tiểu cầu và tế bào hơn, từ đó hình thành nên các cục máu đông tại nơi bị tổn thương trên cơ thể. Dưới sự tác động của tiểu cầu và sợi tơ huyết, các cục máu đông này sẽ trở nên cứng hơn và vững chắc hơn.

- Phản ứng ức chế sự tăng trưởng của huyết khối: Các protein khác sẽ bù đắp cho các protein (yếu tố đông máu) để các cục máu đông không lan rộng hơn mức cần thiết.

- Tiêu huyết khối: Khi các mô bị tổn thương bắt đầu lành lại, chúng sẽ không cần đến các cục máu đông nữa. Trong khi đó, các sợi fibrin cứng sẽ dần hòa tan vào trong máu, các tiểu cầu và tế bào của cục máu đông cũng dần dần tách rời nhau.

PHÂN LOẠI CỤC MÁU ĐÔNG - HUYẾT KHỐI

 

cac-loai-huyet-khoi

 

Cục máu đông - huyết khối thường có hai loại là huyết khối trắng và huyết khối đỏ, ngoài ra còn có huyết khối hỗn hợp. Trong thực tế, ta có thể gặp huyết khối với cấu trúc ban đầu (phần dính vào thành động mạch) là huyết khối trắng- thành phần chủ yếu là tiểu cầu, còn phần hình thành muộn hơn (phần đuôi, buông tự do trong lòng mạch) được hình thành khi lòng động mạch đã bị hẹp, tốc độ dòng chảy chậm, lại là huyết khối đỏ với thành phần chủ yếu là sợi fibin và hồng cầu.

- Huyết Khối Trắng: Huyết khối trắng được hình thành khi tế bào nội mạc thành mạch bị tổn thương, tiểu cầu dính và ngưng tập kết, tạo ra nút cầm máu với thành phần chủ yếu là tiểu cầu, vì vậy huyết khối có màu trắng. Đây là loại huyết khối thường gặp ở động mạch như động mạch vành, động mạch não, động mạch thận,…

- Huyết Khối Đỏ: Huyết khối đỏ được hình thành chủ yếu khi dòng máu chảy chậm, thành phần chủ yếu là sợi fibrin bao bọc hồng cầu. Đây là loại huyết khối thường gặp ở tĩnh mạch như tĩnh mạch chi dưới,…

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HÌNH THÀNH CỤC MÁU ĐÔNG

1. Cục Máu Đông Ở Chân, Tay

Cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch nơi cánh tay, chân hoặc nằm bên dưới bề mặt da được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Cục máu đông ở các vị trí này rất nguy hiểm vì có thể di chuyển đến phổi hoặc tim.

Bạn có nhiều khả năng bị DVT hơn nếu không vận động trong một thời gian dài như sau phẫu thuật hoặc ngồi tàu, xe quá lâu. Tìm đến sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

- Sưng: Có thể xảy ra ở tại vị trí cục máu đông được hình thành hoặc ở toàn bộ chân, cánh tay.

- Thay đổi màu sắc: Cánh tay hoặc chân bắt đầu xuất hiện các vết đỏ hoặc xanh.

- Đau đớn: Khi cục máu đông trở nên tồi tệ, bạn có thể bị đau. Cảm giác có thể từ đau âm ỉ đến đau dữ dội.

- Khó thở: Nếu điều này xảy ra, có nghĩa là cục máu đông đã di chuyển từ cánh tay hoặc chân đến phổi. Bạn cũng có thể bị ho nặng và thậm chí có thể ho ra máu, đau ở ngực và cảm thấy chóng mặt. Lúc này, bạn cần tìm đến sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

- Chuột rút ở chân: Nếu cục máu đông nằm ở bắp chân hoặc bàn chân, bạn sẽ có cảm giác như mình bị chuột rút.

2. Dấu Hiệu Cục Máu Đông Ở Tim

 

dau-hieu-cuc-mau-dong-o-tim

 

Khi cục máu đông hình thành trong hoặc xung quanh tim, nó có thể gây ra cơn đau tim. Lúc này, bạn hãy để ý các triệu chứng như sau:

+ Đau ở ngực và cánh tay

+ Đổ mồ hôi

+ Khó thở

3. Dấu Hiệu Cục Máu Đông Di Chuyển Đến Phổi

Cục máu đông trong các tĩnh mạch ở tay và chân có thể vỡ ra và di chuyển đến phổi, dẫn đến một tình trạng cực kỳ nguy hiểm là tắc mạch phổi.

Tìm đến trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn:

+ Cảm thấy khó thở

+ Bị đau ở ngực

+ Bắt đầu ho

+ Bắt đầu đổ mồ hôi

+ Cảm thấy choáng váng

4. Dấu Hiệu Cục Máu Đông Ở Não

Các cục máu đông xuất hiện ở não là do sự tích tụ của các chất béo trong thành mạch máu và mang nó đến não. Nó cũng có thể xuất hiện trong não do bị chấn thương ở vùng đầu gây nên. Ngoài ra, có trường hợp các cục máu đông hình thành ở ngực hoặc cổ, sau đó theo máu và đi lên não. Cục máu đông trong não dễ gây ra đột quỵ dẫn đến liệt hoặc tử vong.

 

dau-hieu-cuc-mau-dong-o-nao

 

Cảnh giác với những triệu chứng sau đây:

+ Gặp vấn đề với tầm nhìn hoặc giọng nói

+ Động kinh

+ Yếu ớt, mệt mỏi

5. Dấu Hiệu Cục Máu Đông Ở Ruột

Các cục máu đông xuất hiện trong các tĩnh mạch ở ruột và gây ra các tình trạng như viêm ruột thừa hoặc bệnh gan.

Hãy đến bác sĩ để kiểm tra nếu bạn gặp các vấn đề như:

+ Buồn nôn hoặc nôn mửa

+ Đau bụng dữ dội và đau nặng hơn sau khi ăn

+ Tiêu chảy

+ Phân có máu

+ Đầy hơi

6. Dấu Hiệu Cục Máu Đông Ở Thận

Cục máu đông trong thận thường gây ra huyết áp cao và suy thận. Điều này rất nguy hiểm, vì vậy hãy chú ý đến các triệu chứng sau:

+ Đau một bên bụng, chân hoặc đùi

+ Có máu trong nước tiểu

+ Sốt

+ Buồn nôn, nôn mửa

+ Huyết áp cao

+ Đột ngột sưng chân nghiêm trọng

+ Khó thở

NHỮNG AI DỄ BỊ ĐỘT QUỴ DO CỤC MÁU ĐÔNG

 

nhung-ai-de-bi-dot-quy-do-cuc-mau-dong

 

Đột quỵ nói chung, đột quỵ do cục máu đông làm tắc mạch nói riêng có thể xảy ra với tất cả mọi người. Tuy nhiên, những đối tượng sau có nguy cơ mắc phải tình trạng này cao hơn cả:

- Người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên): Nguy cơ đột quỵ tỷ lệ thuận với độ tuổi. Tuổi càng cao, bạn càng dễ bị đột quỵ.

- Người mắc bệnh xơ vữa động mạch: Động mạch bị xơ vữa do cholesterol và chất béo lắng đọng trên thành mạch. Nếu mảng bám vỡ ra, chúng sẽ kết hợp với tiểu cầu tạo thành những cục máu đông.

- Người mắc bệnh về huyết áp: Huyết áp cao hoặc huyết áp thấp khiến mạch máu suy yếu, tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ trên thành mạch. Tương tự như trên, mảng bám có thể vỡ ra và tạo nên những cục máu đông gây nhồi máu não.

- Người mắc bệnh về tim: Tim có chức năng bơm máu đi khắp cơ thể. Các bệnh về tim như: Rung nhĩ, hẹp van tim, rối loạn nhịp tim, suy tim,… có thể làm giảm khả năng bơm máu của tim lên não. Hơn thế, máu luẩn quẩn lại trong tim cũng dễ hình thành nên cục máu đông.

- Người mắc bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu cao làm suy yếu các mạch máu trên khắp cơ thể và khiến tăng độ đặc của máu, tạo điều kiện cho cục máu đông hình thành, phát triển. 

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ DO CỤC MÁU ĐÔNG

Quá trình điều trị đột quỵ nhồi máu não do cục máu đông làm tắc mạch được chia thành 2 giai đoạn là điều trị khẩn cấp và điều trị lâu dài. Cụ thể:

Điều trị khẩn cấp

Điều trị khẩn cấp cho cơn đột quỵ nhồi máu não tập trung vào mục tiêu làm tan cục máu đông và gồm 3 cách chính: Sử dụng thuốc, tiêm tĩnh mạch hoặc phẫu thuật. Cụ thể:

- Sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu: Thuốc chống kết tập tiểu cầu giúp làm giảm sự lan rộng của huyết khối động mạch. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có tác dụng phụ làm tăng nguy cơ chảy máu và không thể phá hủy fibrin.

- Tiêm tĩnh mạch: Việc tiêm tĩnh mạch giúp phục hồi lưu lượng máu lên não bằng cách làm tan cục máu đông. Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện sớm, tốt nhất là trong “thời gian vàng” (4 - 5 giờ kể từ khi cơn đột quỵ khởi phát). Sau thời gian này, việc tiêm tĩnh mạch có thể không hiệu quả. 

- Phẫu thuật: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, chuyên gia sẽ phải phẫu thuật để trực tiếp loại bỏ cục máu đông. Khi đó, họ sẽ chèn ống thông vào động mạch, từ đó truyền một thiết bị nhỏ vào để lấy cục máu đông ra ngoài, giúp máu tái lưu thông lên não. 

Điều trị lâu dài

Sau khi điều trị khẩn cấp, người bệnh bước vào giai đoạn phục hồi chức năng và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh, phòng ngừa đột quỵ tái phát. Quá trình này vẫn cần chú ý đến nguyên nhân gốc rễ gây bệnh - đó chính là những cục máu đông. Người bệnh sẽ được hướng dẫn tập vật lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, kết hợp với một số loại thuốc như: Thuốc hạ huyết áp, thuốc chống đông máu, thuốc giảm cholesterol xấu trong máu,…

CÁCH PHÒNG NGỪA CỤC MÁU ĐÔNG

 

cach-phong-ngua-cuc-mau-dong

 

Không có phương pháp nào ngăn ngừa hoàn toàn sự hình thành huyết khối, tuy nhiên, có rất nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ, một trong số đó là sử dụng thuốc.

Nếu đã bị huyết khối một lần, bạn cần sử dụng một số loại thuốc để phòng ngừa huyết khối và giải quyết các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông trong tương lai. Các loại thuốc đó bao gồm:

+ Thuốc chống đông máu (chẳng bạn như warfarin, sinthrone, dabigatran, apixiban, rivaroxaban) hoặc các thuốc kháng tiểu cầu (chẳng hạn aspirin liều thấp hoặc clopidogrel) giúp làm loãng máu và làm giảm nguy cơ đông máu.

+ Thuốc hạ huyết áp

+ Statin làm giảm nồng độ cholesterol trong máu

Thói Quen Sinh Hoạt

Ngoài ra, Bạn hoàn toàn ngăn ngừa được cục máu đông nếu thực hiện những việc đơn giản sau đây:

+ Mặc quần áo rộng rãi

+ Thỉnh thoảng nâng chân lên cao hơn tim khoảng 15 cm

+ Mang vớ y khoa

+ Thực hiện các bài tập do bác sĩ hướng dẫn

+ Thay đổi vị trí thường xuyên, đặc biệt là trong những chuyến đi dài

+ Không đứng hoặc ngồi quá 1 giờ

+ Ăn ít muối

+ Cố gắng không va đập hoặc làm tổn thương chân của mình

+ Điều chỉnh phần cuối giường của bạn cao lên khoảng 10–15 cm.

+ Duy trì các thói quen có lợi như không hút thuốc lá, ăn nhạt, ăn ít chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa), ăn nhiều rau củ quả tươi, tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần (đi bộ, đi xe đạp, tập thể dục nhịp điệu dưới nước)… Áp dụng đồng bộ những giải pháp này, cục máu đông sẽ không còn là mối nguy hại đối với sức khỏe của bạn.

Hoàng Quyên

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Bạn cứ cảm thấy khó chịu vào những ngày thời tiết khô và lộng gió? Bạn hắt xì liên tục khi đứng gần các vườn hoa? Bạn nghĩ mình bị cảm lạnh ư? Không đâu, với các triệu chứng ở trên, rất có thể bạn đã bị dị ứng phấn hoa. Vậy nên, hãy Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu tìm hiểu về căn bệnh khó chịu này và cách phòng chống hiệu quả nhé.
Bạn cứ cảm thấy khó chịu vào những ngày thời tiết khô và lộng gió ? Bạn hắt xì liên tục khi đứng gần các vườn hoa? Bạn nghĩ mình bị cảm lạnh ư ? Không đâu, với các triệu chứng ở trên, rất có thể bạn đã bị dị ứng phấn hoa. Vậy nên, hãy Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu tìm hiểu về căn bệnh khó chịu này và cách phòng chống hiệu quả nhé.
Người bệnh xuất huyết não khi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những thương tổn vĩnh viễn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Đây là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ. Bài viết sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng này.
Người bệnh xuất huyết não khi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những thương tổn vĩnh viễn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Đây là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ. Bài viết sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng này.
Trong cơ thể, máu phải đảm nhiệm một lúc hai nhiệm gần như đối lập: Một là chảy liên tục đi nuôi dưỡng khắp cơ thể, hai là nhanh chóng đông lại để ngăn chặn mất máu khi bị thương. Để làm được điều này, cơ chế đông máu rất quan trọng. Nếu máu đông không đúng lúc, nó có thể là thủ phạm gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc các vấn đề y tế nghiêm trọng khác.
Hầu hết các trường hợp tăng bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng thường không nghiêm trọng và dễ xử lý. Nhưng nếu bệnh không được xử trí phù hợp, các biến chứng có thể trở nên trầm trọng. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ cải thiện được tình trạng bệnh rõ rệt.
Hầu hết các trường hợp tăng bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng thường không nghiêm trọng và dễ xử lý. Nhưng nếu bệnh không được xử trí phù hợp, các biến chứng có thể trở nên trầm trọng. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ cải thiện được tình trạng bệnh rõ rệt.
Bệnh xơ cứng bì là một căn bệnh không còn xa lạ với mọi người, đây là một bệnh tự miễn thường gặp ở phụ nữ khiến da bị cứng lại, mất độ đàn hồi. Bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ, khó khăn trong sinh hoạt mà còn có thể gây tổn thương các cơ quan nội tạng như thực quản, phổi, thận. Chính vì vậy mà ngoài chế độ dùng thuốc cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân. Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu các thực phẩm tốt cho bệnh nhân xơ cứng bì dưới đây nhé!
Một vết thương dài khoảng 7 đến 10cm sau phẫu thuật tuyến giáp sẽ nhanh chóng lành lại trong vài tuần. Tuy nhiên, các bệnh nhân cần biết cách chăm sóc vết mổ. Khi vị trí vết mổ được chăm sóc tốt sẽ giúp hình thành sẹo tối thiểu, mang tính thẩm mỹ cao. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ mách bạn cách chăm sóc vết thương mổ sau phẫu thuật tuyến giáp hiệu quả nhất.
Phẫu thuật cắt tuyến giáp là phương pháp thường được áp dụng trong điều trị các bệnh lý như ung thư tuyến giáp, bướu cổ hoặc cường giáp. Sự hồi phục nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và quá trình chăm sóc bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ mách bạn cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp đúng nhất, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe cho người bệnh.
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.

19/05/2018

Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.

19/05/2018

Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.

19/05/2018

Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.

19/05/2018

Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.

Xem nhiều

Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.

 

Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.

Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.

Ngâm rượu với quả la hán không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Rượu quả la hán rất bổ dưỡng giúp tăng sự dẻo dai cho cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp cơ thể đề kháng được các loại bệnh tật thường gặp như ho, khản tiếng, dát họng…

Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.