Phẫu thuật cắt tuyến giáp là phương pháp thường được áp dụng trong điều trị các bệnh lý như ung thư tuyến giáp, bướu cổ hoặc cường giáp. Sự hồi phục nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và quá trình chăm sóc bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ mách bạn cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp đúng nhất, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe cho người bệnh.
CÁC RỦI RO, BIẾN CHỨNG SAU MỔ TUYẾN GIÁP
Trước khi tìm hiểu về cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ tuyến giáp thì chúng tôi mong muốn bạn hiểu sâu sắc hơn về những khó khăn, biến chứng có thể gặp phải của bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp.
Như với mọi cuộc phẫu thuật khác, thì sau quá trình phẫu thuật tuyến giáp cũng có thể gây ra một số biến chứng sau như sau:
+ Nhiễm trùng vết mổ.
+ Biến chứng do gây mê hồi sức, ví dụ: suy giảm trí nhớ, thay đổi nội tiết tố…
+ Giảm thân nhiệt cơ thể.
+ Chảy máu, mất máu sau mổ.
Ngoài ra thì có những biến chứng đặc trưng cho phẫu thuật tuyến giáp mà bạn có thể gặp phải:
+ Tổn thương dây thần kinh thanh quản.
+ Tổn thương tuyến cận giáp.
Tuy rằng tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, nhưng kích thước của nó chỉ bằng một phần nhỏ so với các cơ quan như tim, gan, phổi, dạ dày… Chính vì có kích thước tương đối nhỏ, vị trí tương đối không thuận lợi nên trong quá trình phẫu thuật có thể làm tổn thương phần nào những cơ quan xung quanh tuyến giáp.
Mặc dù những biến chứng trong phẫu thuật tuyến giáp là có thể xảy ra, nhưng bạn đừng quá lo lắng bởi những kỹ thuật mới được áp dụng trong phẫu thuật tuyến giáp, ví dụ như phương pháp phẫu thuật bằng giao siêu âm, laser giúp đường rạch da ngắn hơn và ít làm tổn thương đến những cơ quan xung quanh tuyến giáp.
KINH NGHIỆM CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT TUYẾN GIÁP
Với một bệnh nhân vừa mới rời phòng phẫu thuật thì cần một phương pháp chăm sóc đúng cách để có thể nhanh chóng lấy lại sức khỏe, và giúp vết mổ được nhanh lành.
Vậy Bạn đã biết cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp chưa? Nếu chưa, thì hãy cùng tôi tìm hiểu cách chăm sóc cụ thể dưới đây nhé:
1. Quan Sát Và Chăm Sóc Vết Mổ
- Giữ vết thương sạch sẽ và khô ráo
Một trong những điều quan trọng nhất sau khi phẫu thuật u tuyến giáp là giữ cho vết thương sạch sẽ và khô ráo. Sau khi ra viện, cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ trong việc chăm sóc vết thương và tắm rửa sau phẫu thuật. Làm như vậy có thể giúp ngăn ngừa vết thương không bị nhiễm trùng và nó cũng có thể giúp vết thương nhanh lành hơn.
Không dính nước lên vết thương cho đến khi nó được chữa lành hoàn toàn. Cụ thể là bệnh nhân không được khuyến khích đi bơi hoặc ngâm chìm vết thương trong nước khi tắm.
Ngay sau khi phẫu thuật, một số trường hợp có thể cần đặt một ống dẫn lưu nhỏ giúp dẫn dịch thoát ra khỏi vùng da cổ gần vị trí vết mổ tuyến giáp. Vai trò của ống này là giúp giữ cho chất lỏng tích tụ trong cổ của bệnh nhân tránh bị ứ đọng bởi vì đây là một yếu tố thuận lợi có thể dẫn đến nhiễm trùng và đau nhức thêm.
Bác sĩ sẽ tháo ống dẫn lưu trước khi bạn xuất viện nếu ống đã bớt ra dịch một cách đáng kể và dịch trong, không có màu hay mùi lạ gì.- Làm sạch khu vực vết mổ vào ngày sau phẫu thuật
Ngay sau khi phẫu thuật, bệnh nhân đã có thể tắm rửa và cho phép nước hay xà phòng có tính tẩy nhẹ chảy qua vết thương. Tuy nhiên, bệnh nhân không được chà xát vết thương hoặc gây ra bất kỳ áp lực nào lên nó dù bằng dòng nước áp lực cao hoặc các ngón tay của bệnh nhân. Chỉ cho phép một ít nước chảy qua vị trí vết mổ và nhẹ nhàng làm sạch một cách đơn giản.
- Thay băng gạc hàng ngày
Sau khi mổ, bác sĩ sẽ che đậy vết thương bằng một vài miếng gạc và giữ bằng băng keo. Trong các ngày kế tiếp, bệnh nhân có thể cần thay băng một lần mỗi ngày để giữ vết thương sạch sẽ.
Hãy thật nhẹ nhàng khi gỡ bỏ lớp gạc cũ vì nó có thể dính vào da. Nếu nó bị dính lại, nên sử dụng khoảng một muỗng cà phê nước oxy già hoặc nước muối sinh lý để làm ẩm miếng gạc, giúp cho việc tháo băng ra sẽ dễ dàng hơn. Sau đó, hãy sử dụng bông gòn thấm nước oxy già hoặc nước muối sinh lý để nhẹ nhàng làm sạch bất kỳ vết máu khô nào trên da trước khi thay băng.
- Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng
Nhiễm trùng xảy ra tại vị trí phẫu thuật trong phẫu thuật tuyến giáp là rất hiếm vì đây được xem là một phẫu thuật sạch nên khả năng nhiễm bẩn là tối thiểu.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải quan sát vết thương sau phẫu thuật để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng và báo với bác sĩ ngay nếu người bệnh nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, bao gồm:
+ Đỏ, nóng hoặc sưng vùng quanh vết ổ
+ Sốt từ trên 38 độ C
+ Dẫn lưu có dịch mủ, đục, có mùi hay tăng tiết lượng dịch
+ Vết thương hở bung chỉ.
2. Thúc Đẩy Làm Lành Vết Sẹo Sau Mổ Tuyến Giáp
- Ngưng và bỏ thuốc lá
Việc hút thuốc lá có thể làm trì hoãn quá trình lành sẹo, không chỉ trong vết sẹo sau mổ tuyến giáp mà các can thiệp ngoại khoa nói chung.
Vì vậy, ngay từ trước khi phẫu thuật, tốt nhất là người bệnh nên bỏ hút thuốc lá. Tham vấn bác sĩ về các chương trình cai thuốc lá cũng như các biện pháp hỗ trợ khác để có thể giúp người bệnh bỏ thuốc lá thành công.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ
Yếu tố dinh dưỡng tốt là một trong những cách quan trọng để hỗ trợ quá trình chữa bệnh và lành bệnh của cơ thể.
Tuy nhiên, vì vết sẹo sau mổ tuyến giáp có thể gây đau trong những ngày đầu hậu phẫu, bệnh nhân có thể cần phải tuân theo chế độ ăn uống chất lỏng hoặc thực phẩm mềm nấu nhừ. Cụ thể là:
+ Một chế độ ăn lỏng bao gồm sữa, nước trái cây, súp, cháo,...
+ Một chế độ ăn thực phẩm mềm bao gồm bánh pudding, khoai tây nghiền, táo nghiền, kem, sữa chua...
+ Bệnh nhân sẽ có thể chuyển từ ăn lỏng sang ăn thực phẩm mềm và sang thực phẩm rắn nếu có khả năng dung nạp sau một vài ngày. Dù vậy, nếu bệnh nhân bị đau khi nuốt, lúc này nên uống thuốc giảm đau khoảng 30 phút trước mỗi bữa ăn để việc ăn uống được trở nên dễ dàng và ngon miệng.
- Dùng kem chống nắng cho vết sẹo sau mổ tuyến giáp
+ Bệnh nhân cần lưu ý bôi kem chống nắng và che đậy kín vùng sẹo sau mổ tuyến giáp khi ra ngoài trời cho đến khi vết thương đã lành hẳn.
+ Nên lựa chọn sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao, chẳng hạn như SPF 30+. Song song đó, cũng nên giữ cho vết sẹo được che đậy dưới một chiếc khăn quấn cổ trong cả năm. Việc áp dụng các biện pháp này để bảo vệ vết sẹo khỏi ánh nắng mặt trời, sẽ mang lại kết quả thẩm mỹ tốt nhất cho vết sẹo ở cổ
+ Tuy nhiên, bạn phải chắc chắn rằng vết thương đã được chữa lành hoàn toàn trước khi bôi kem chống nắng lên nó. Điều này sẽ cần thời gian từ khoảng hai đến ba tuần.
3. Đối Phó Với Các Cơn Đau Sau Mổ U Tuyến Giáp
- Uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ
Hầu hết các bệnh nhân sẽ cần phải dùng các loại thuốc giảm đau có nguy cơ gây nghiện sau phẫu thuật. Vì vậy, cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về cách sử dụng các loại thuốc này và không vượt quá liều lượng khuyến cáo.
Hãy nhớ rằng các thuốc giảm đau nhóm này có thể gây táo bón. Vì vậy, bệnh nhân cần nhớ uống từ 8 đến 10 ly nước mỗi ngày và ăn thực phẩm có chứa chất xơ. Bên cạnh đó cũng có thể dùng thêm một chất làm mềm phân để đối phó với tình trạng táo bón.
Khi mức độ đau thuyên giảm hơn, bệnh nhân nên chuyển sang dùng các thuốc giảm đau an toàn hơn như paracetamol hay acetaminophen với liều trong ngưỡng khuyến cáo để tránh gây tổn thương cho gan. Tránh dùng thuốc chống viêm không steroid vì có thể gây chảy máu tiềm ẩn.
- Sử dụng băng gạc lạnh để giúp giảm đau
Trong trường hợp thuốc giảm đau toàn thân không đạt hiệu quả toàn diện, có thể phối hợp thêm cách giảm đau tại chỗ như dùng miếng gạc mát, chườm túi nước đá... đắp lên vết thương trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút để giảm đau. Bệnh nhân có thể làm điều này một lần mỗi giờ nhưng hãy chắc chắn rằng bạn không làm vết mổ thêm tổn thương vì tê cóng.
- Hạn chế cử động vùng cổ sau phẫu thuật
Điều quan trọng cần nhớ là phải hạn chế cử động vùng cổ trong một đến ba tuần sau khi phẫu thuật u tuyến giáp. Đồng thời, tránh các bài tập cần sử dụng vùng này cũng như các việc mang vác trên vai, cổ. Mọi tác động áp lực đều có thể gây chậm lành vết thương hay sẽ có nguy cơ lành sẹo co kéo, mất tính thẩm mỹ.
- Phát hiện sớm các biến chứng sau mổ u tuyến giáp
Có một số biến chứng có thể xảy ra mà bệnh nhân cần phải theo dõi trong quá trình hậu phẫu sau mổ u tuyến giáp. Theo đó, nếu bệnh nhân gặp bất kỳ biến chứng nào trong số này, hãy báo cho bác sĩ ngay và sắp xếp tái khám sớm:
+ Giọng nói yếu ớt
+ Tê hoặc ngứa ran
+ Tức ngực, khó thở
+ Ho quá mức
+ Hạn chế hay mất khả năng ăn hoặc nuốt.
Tóm lại, đầu - mặt - cổ là một khu vực có chứa các cấu trúc phức tạp và người bệnh cần có những kiến thức nhất định để theo dõi và chăm sóc sau mổ u tuyến giáp. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và tái khám định kỳ cũng như lựa chọn các cơ sở y tế chất lượng, chuyên nghiệp từ ban đầu sẽ giúp việc điều trị hiệu quả bệnh lý tuyến giáp và đạt tính thẩm mỹ cao nhất.
Nguyễn Ngọc
Hiện nay, trẻ chậm nói xuất hiện khá phổ biến. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp được những em bé chậm nói trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, để hiểu rõ được nguyên nhân cũng như nhận biết bé chậm nói cần phải có một quá trình mới có thể khẳng định được. Sau đây là một số dấu hiệu của việc em bé chậm nói qua từng độ tuổi mà các bậc phụ huynh cần lưu ý. Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu ngay nhé !
Chăm sóc sức khỏe định kỳ hàng năm hay thường được gọi là khám sức khỏe tổng quát hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa được mọi người quan quan tâm một cách đúng mực. Tuy nhiên, điều đáng bàn ở đây là nhiều người còn mơ hồ về vấn đề này, không biết nó gồm những gì, khám bao nhiêu là đủ,...
Điều trị ung thư nói chung và điều trị ung thư tuyến giáp nói riêng là một quá trình lâu dài tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, sự lựa chọn của người bệnh và tư vấn phương pháp điều trị, cũng như lộ trình điều trị ung thư tuyến giáp của các bác sĩ chuyên ngành. Khi đưa ra quyết định kế hoạch điều trị, các thử nghiệm lâm sàng là một lựa chọn để xem xét điều trị và chăm sóc cho tất cả các giai đoạn của ung thư.
Khám nam khoa ở đâu tốt nhất tại Hà Nội ? Đây là câu hỏi được nhiều người đưa ra . Dưới đây là những địa chỉ khám nam khoa uy tín ở Hà Nội . Ngoài những bệnh viện nam khoa tốt nhất Hà Nội , bạn có thể đến những phòng khám nam khoa tư nhân uy tín được các bác sĩ nam khoa giỏi tại Hà Nội mở ra để làm việc ngoài giờ.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo:
Trẻ nhỏ phát triển mỗi ngày cả thể chất lẫn tinh thần, trong độ tuổi khác nhau trẻ cần sự quan tâm, chăm sóc sức khỏe và cần nhất là bố mẹ hiểu tâm lý. Mỗi đứa trẻ hoàn toàn khác nhau nhưng ở từng độ tuổi chúng có những đặc điểm chung nhất định. Trong mỗi giai đoạn, bố mẹ cần lựa chọn biện pháp giáo dục phù hợp. Điều này giúp phát triển con toàn diện về tinh thần lẫn thể chất
Để mà tìm kiếm được vùng đất nào có thể du lịch quanh năm suốt tháng với khí hậu mát mẻ, cảnh vật trù phú, món ăn ngon miệng...thì không đâu hợp hơn là những vùng đất cao nguyên hùng vỹ. Ngoài những Sapa, Đà Lạt, Đồng Văn... đã quá nổi tiếng và được nhiều người khám phá thì Mộc Châu cũng không nằm ngoài danh sách này và đang trở thành địa điểm được nhiều người yêu mến bởi sự hoang sơ và thơ mộng của nó.
Theo thống kê của các cơ sở y tế, số lượng trẻ đến khám và điều trị về chứng tự kỷ đang gia tăng với cấp số nhân. Tự kỷ được coi là một rối loạn phát triển xuất hiện từ rất sớm và có thể ảnh hưởng kéo dài đến cả cuộc đời của trẻ. Nếu chẳng may bé mắc chứng bệnh này thì bạn cũng đừng quá lo bởi hiện có rất nhiều cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải kiên trì, nhẫn nại để đồng hành cùng con trong suốt chặng đường dài với nhiều chông gai, thử thách.