Các Dấu Hiệu Của Trẻ Bị Chậm Nói Qua Từng Độ Tuổi

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Hiện nay, trẻ chậm nói xuất hiện khá phổ biến. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp được những em bé chậm nói trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, để hiểu rõ được nguyên nhân cũng như nhận biết bé chậm nói cần phải có một quá trình mới có thể khẳng định được. Sau đây là một số dấu hiệu của việc em bé chậm nói qua từng độ tuổi mà các bậc phụ huynh cần lưu ý. Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu ngay nhé !

Các Dấu Hiệu Của Trẻ Bị Chậm Nói Qua Từng Độ TuổiCác Dấu Hiệu Của Trẻ Bị Chậm Nói Qua Từng Độ Tuổi

Có rất nhiều bậc phụ huynh gặp khó khăn trong việc đánh giá tình trạng chậm nói của con. Trẻ chậm nói chỉ là tạm thời, có thể chờ đợi thêm một thời gian hay đây là một tình trạng bệnh lý thực sự, cần sự can thiệp của các chuyên gia y tế? Việc trang bị kiến thức giúp phụ huynh nắm bắt các dấu hiệu báo động tình trạng chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ của trẻ, từ đó giúp cha mẹ đưa ra quyết định đúng đắn hơn.

THẾ NÀO LÀ CHẬM NÓI Ở TRẺ ?

Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng lời, thể hiện thông qua âm thanh. Ba thành phần chính của lời nói đó là: việc phát âm, giọng nói và sự lưu loát. Rối loạn lời nói xuất hiện khi trẻ phát âm thành tiếng nhưng người khác lại không hiểu được trẻ đang nói gì, chẳng hạn như: trẻ bị tật nói lắp, nói ngọng nghịu.

Ngôn ngữ là phương tiện dùng để thể hiện và tiếp nhận thông tin, thông qua lời nói hoặc cử chỉ (ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ tín hiệu). Ngôn ngữ là thước đo thể hiện trí thông minh, vì vậy rối loạn phát triển ngôn ngữ thường nghiêm trọng hơn so với rối loạn lời nói.

 

145Bệnh chậm nói ở trẻ

 

Rối loạn lời nói và ngôn ngữ: là sự phát triển bất thường về ngôn ngữ, đây là dạng chậm phát triển phổ biến nhất ở trẻ em, có tỉ lệ nhiều hơn so với các dạng chậm phát triển khác (ví dụ: chậm phát triển thị lực, vận động, nhận thức, chậm phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc).

Chậm phát triển ngôn ngữ hay chậm nói ở trẻ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự bình thường, tuy nhiên với tốc độ chậm hơn so với các trẻ khác.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VIỆC CHẬM NÓI Ở TRẺ QUA TỪNG ĐỘ TUỔI

Khoảng 1/5 trẻ em nói hoặc sử dụng từ ngữ chậm hơn so với các bạn cùng lứa. Một số bé thậm chí còn có biểu hiện rối loạn hành vi do nổi cáu vì không có khả năng thể hiện điều mình muốn nói. Chậm nói đơn thuần đôi khi chỉ mang tính tạm thời và có thể mất đi nhờ sự trợ giúp của gia đình. Cha mẹ cần động viên trẻ “nói” bằng cử chỉ hoặc âm thanh, dành nhiều thời gian chơi với con, đọc sách và nói chuyện với bé. Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần thêm sự trợ giúp của các chuyên gia. Đôi khi, chậm nói lại có thể là dấu hiệu báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn, như mất thính lực, chậm phát triển trong các lĩnh vực khác hoặc thậm chí là bệnh tự kỷ. Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ cũng có thể là biểu hiện của bệnh khó học, thường chỉ được chẩn đoán khi trẻ đi học.

Sau đây là một số dấu hiệu cảnh báo về tình trạng chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ của trẻ.

1. Trẻ Được 3 - 4 Tháng Tuổi Chậm Nói

 

dau-hieu-tre-cham-noi

 

+ Trẻ không đáp ứng với tiếng động mạnh.

+ Trẻ không phát ra âm thanh gừ gừ.

+ Hoặc trẻ bắt đầu gừ gừ nhưng không biết bắt chước các âm thanh khác (khi được 4 tháng tuổi).

2. Trẻ 7 Tháng Tuổi Chậm Nói

Biểu hiện cảnh báo đáng tin cậy nhất là: Trẻ không đáp ứng với tiếng động.

3. Trẻ 12 Tháng Tuổi Chậm Nói

+ Trẻ không tìm cách giao tiếp với người khác (trong khi những em bé khác đã bắt đầu sử dụng âm thanh, cử chỉ hay lời nói), kể cả khi trẻ cần giúp đỡ hay mong muốn điều gì đó.

+ Trẻ không biết nói bất kì một từ nào, ví dụ: “mẹ” hoặc “ba”.

+ Không bi bô, không phát ra các phụ âm (ví dụ: p hoặc b).

+ Trẻ không biết thực hiện các động tác đơn giản như: Vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay vào đồ vật bé muốn.

+ Trẻ không có phản ứng khi được đúng gọi tên.

+ Không hiểu và không có hành động phản ứng với các từ đơn giản như: “không”, “chào bé” và “bai bai”.

+ Trẻ có biểu hiện không quan tâm đến thế giới xung quanh.

4. Trẻ 16 Tháng Chậm Nói

 

dau-hieu-tre-bi-cham-noi

 

+ Trẻ được 16 tháng những vẫn không hiểu và không phản ứng gì với các từ như: “không”, “dậy nào”.

+ Không thể nói được bất kỳ từ ngữ nào.

+ Không biết chỉ vào đồ vật hay bức tranh ở trước mặt khi được hỏi, ví dụ cha mẹ hỏi: “Quả bóng đâu”, mà trẻ không chỉ vào được.

+ Trẻ không biết chỉ vào vật mình thích, như kiểu muốn diễn đạt ý “Mẹ/Ba nhìn đây!” và kết hợp với động tác ngước nhìn ba mẹ.

5. Trẻ 18 Tháng Tuổi Chậm Nói

+ Trẻ không thể chỉ vào vài bộ phận của cơ thể (ví dụ: đầu, mắt, mũi) khi được người lớn yêu cầu.

+ Trẻ chưa thể nói được 6 từ ngữ bất kỳ.

+ Trẻ không thể hoặc không có ý muốn cố gắng giao tiếp bằng bất cứ cách nào, kể cả khi trẻ đang cần sự giúp đỡ.

+ Không biết chỉ vào thứ mình muốn.

+ Vẫn chưa nói được các từ đơn giản như: “mẹ”, “bế”.

+ Trẻ không hiểu các mệnh lệnh đơn giản, ví dụ “Đừng sờ vào nó”.

+ Không đáp lại bằng lời nói hoặc cử chỉ khi được bao mẹ hoặc người thân hỏi “cái gì đây?”, “dép bé đâu?”

6. Trẻ 19 - 23 Tháng Tuổi Chậm Nói

 

dau-hieu-tre-2-tuoi-bi-cham-noi

 

Vốn từ ngữ của trẻ tăng chậm (không đạt được một từ mới mỗi tuần).

7. Trẻ 24 Tháng Tuổi Chậm Nói

+ Trẻ chưa nói nổi 15 từ tổng cộng.

+ Không thể tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của ba mẹ hoặc người khác đã nói.

+ Không thể tự thực hiện những cuộc hội thoại đơn giản chỉ với câu gồm 2 từ, ví dụ: “Mẹ bế”, “Uống nữa” (hoặc nói được nhưng nói còn vấp váp).

+ Không muốn hoặc không thể dùng lời nói để giao tiếp, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp.

+ Không hiểu các chỉ dẫn hoặc các câu hỏi dài hơn, ví dụ: “Lấy giày của con đi”, “Con muốn uống không?”, “Ba đâu rồi?”

+ Không biết giả vờ chơi với búp bê hoặc tự chơi với chính mình, ví dụ: cho búp bê ăn, nói chuyện một mình với búp bê, tự chải đầu làm đẹp.

+ Không biết bắt chước hành động hoặc lời nói của người khác.

+ Khi xem sách, trẻ không thể chỉ vào một bức tranh mà ba mẹ gọi tên.

+ Trẻ không thể nối hai từ lại với nhau.

+ Không biết công dụng của những đồ vật thông dụng trong nhà, ví dụ: bàn chải đánh răng, bát đĩa.

Lưu ý: ở độ tuổi này, có khoảng 1/5 trẻ em có thể có dấu hiệu chậm nói, rất nhiều trẻ trong số này đều sẽ đuổi kịp các bạn khi lớn lên.

8. Trẻ 25 – 35 Tháng Tuổi Chậm Nói

 

bieu-hien-cua-tre-bi-cham-noi

 

+ Trẻ không thể nói được câu đơn giản có khoảng 2-4 từ.

+ Không thể gọi tên một vài bộ phận trên cơ thể.

+ Không nhớ những thứ được lặp đi lặp lại nhiều lần, ví dụ: một bài thơ ngắn.

+ Không thể tự đặt các câu hỏi đơn giản.

+ Không ai trong gia đình có thể hiểu ý của trẻ.

9. Trẻ Chậm Nói Khi Đã Được 3 Tuổi

+ . Trẻ 3 tuổi không sử dụng đại từ nhân xưng nào (con, mẹ, ba).

+ Không thể ghép các từ thành một câu ngắn, ví dụ: “Mẹ giúp con”,” Muốn uống nữa”

+ Không hiểu những chỉ dẫn hoặc câu hỏi ngắn, ví dụ: “Lấy giày của con và đặt lên giá”, “Trưa nay con muốn ăn gì?”

+ Lời nói của trẻ phát ra rất không rõ ràng, khiến người trong nhà và người ngoài đều không hiểu.

+ Thường xuyên lắp bắp, rất khó phát ra âm thanh hay từ ngữ, khi nói vẻ mặt trẻ nhăn nhó.

+ Trẻ không đặt câu hỏi.

+ Ít quan tâm hoặc thậm chí không quan tâm gì đến sách truyện.

+ Không quan tâm và không tương tác với những trẻ khác.

+ Đặc biệt, trẻ rất khó tách khỏi bố mẹ.

10. Trẻ 4 Tuổi Chậm Nói

 

dau-hieu-tre-4-tuoi-bi-cham-noi

 

+ Trẻ chưa thể phát âm thành thục hầu hết các phụ âm.

+ Chưa hiểu được khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”.

+ Trẻ không sử dụng đại từ nhân xưng “con” và “mẹ” đúng cách.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG CHẬM NÓI Ở TRẺ

Chậm nói ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trường hợp, trẻ chậm nói là do tạm thời và có thể khắc phục dưới sự hỗ trợ và quan tâm của bố mẹ. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một vài nguyên nhân do bệnh lý hoặc tâm lý khiến cho bé chậm nói so với bình thường.

- Nguyên Nhân Xuất Phát Do Bệnh Lý: Khi trẻ không may gặp phải một số bệnh lý như: các cơ quan tai, mũi, họng gặp vấn đề bẩm sinh, não bộ của trẻ có vấn đề,... Đây chính là những nguyên nhân gián tiếp gây nên tình trạng bé chậm nói so với trẻ phát triển bình thường.

- Nguyên Nhân Xuất Phát Do Tâm Lý: Khi đang trong giai đoạn phát triển và nhận thức xung quanh, bé bị bỏ rơi hoặc không nhận được sự quan tâm từ bố mẹ. Bên cạnh đó, bé phải chịu đựng cú sốc lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý cũng có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ mắc chứng chậm nói.

- Trẻ Bị Tự Kỷ: Khi trẻ xuất hiện tình trạng chậm nói đó cũng có thể là biểu hiện của việc trẻ đã mắc phải hội chứng tự kỷ. Hội chứng này khiến trẻ không muốn giao tiếp hay tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, đây chỉ là một nguyên nhân nhỏ trong các nguyên nhân gây nên tình trạng chậm nói ở trẻ.

LÀM GÌ KHI TRẺ CHẬM NÓI?

Như chúng ta đã đề cập ở trên tình trạng trẻ chậm nói có thể do tạm thời hoặc do bệnh lý gây ra. Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân mà chúng ta sẽ có phương pháp khắc phục tình trạng bé chậm nói khác nhau.

Đưa Trẻ Đến Gặp Bác Sĩ Để Tìm Hiểu Nguyên Nhân

 

tre-bi-cham-noi-kham-o-dau

 

Trước hết, để có thể tìm kiếm được nguyên nhân gây nên tình trạng chậm nói ở trẻ, chúng ta cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ. Việc đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám sẽ giúp xác định được chính xác hơn nguyên nhân khiến bé chậm nói. Từ đó sẽ giúp bố mẹ có được hướng điều trị phù hợp nhất dành cho trẻ.

Quan Tâm Và Dạy Trẻ Học Nói Mỗi Ngày

Dưới đây là những khuyến cáo mà các bác sĩ, chuyên gia tâm lý đưa ra khi bé chậm nói tâm lý:

- Phụ huynh cần có sự điều chỉnh cách dùng từ, tốc độ giao tiếp, thời lượng giao tiếp mỗi ngày với trẻ.

- Mọi thứ xung quanh trẻ cần được gọi bằng tên chính xác, ngắn gọn để phù hợp với nhận thức và trí nhớ của trẻ.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trực quan sinh động với ngôn ngữ. Tức là nói về cái gì thì sẽ chỉ tay thứ đó cho trẻ thấy, tăng cường giao tiếp mắt với trẻ...

- Thay đổi vật dụng, môi trường tập nói cho trẻ để tạo hứng thú tương tác cho trẻ cũng là điều cần làm.

- Không nên cho trẻ xem tivi quá nhiều. Khi xem tivi, phụ huynh nên cùng xem với trẻ, đồng thời cùng bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ.

- Bên cạnh quan tâm và dạy trẻ tập nói thì việc đưa trẻ đi chơi, giao lưu với các bạn cùng trang lứa là điều cực kỳ cần thiết. Khi trẻ thường xuyên tiếp xúc với những đứa trẻ khác, bé sẽ trở nên tự tin mạnh dạn hơn. Hơn nữa, điều này cũng chính là một điều kiện tốt để trẻ phát triển vốn ngôn ngữ của mình.

Cha mẹ không nên chờ đợi và hy vọng con sẽ tự vượt qua khiếm khuyết. Cần đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu bạn có nghi ngờ về sự phát triển ngôn ngữ của con. Báo với bác sĩ nếu thấy bé mất đi các kỹ năng đã học trước đó. Trẻ không đáp ứng với âm thanh hoặc không phát ra âm thanh cần được đặc biệt chú ý. Bất thường ngôn ngữ được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ, mang lại cho bé những cơ hội tốt đẹp hơn trong cuộc đời.

Kỳ Duyên

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Phẫu thuật cắt tuyến giáp là phương pháp thường được áp dụng trong điều trị các bệnh lý như ung thư tuyến giáp, bướu cổ hoặc cường giáp. Sự hồi phục nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và quá trình chăm sóc bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ mách bạn cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp đúng nhất, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe cho người bệnh.

19/05/2018

Điều trị ung thư nói chung và điều trị ung thư tuyến giáp nói riêng là một quá trình lâu dài tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, sự lựa chọn của người bệnh và tư vấn phương pháp điều trị, cũng như lộ trình điều trị ung thư tuyến giáp của các bác sĩ chuyên ngành. Khi đưa ra quyết định kế hoạch điều trị, các thử nghiệm lâm sàng là một lựa chọn để xem xét điều trị và chăm sóc cho tất cả các giai đoạn của ung thư.

19/05/2018
Nhiễm trùng vết mổ là một biến chứng sau phẫu thuật, làm kéo dài thời gian nằm viện cũng như giảm khả năng phục hồi bệnh. Chính vì thế, cần phải biết cách chăm sóc vết mổ sau khi ra viện, nhận biết sớm các dấu hiệu nhiễm khuẩn để xử lý kịp thời.
19/05/2018

Địa chỉ khám bệnh nam khoa ở tphcm? Là câu hỏi mà rất nhiều phái mạnh tìm kiếm bây giờ. Do càng ngày càng có khá nhiều phòng khám đa khoa mọc lên khiến rất nhiều bạn nam lo lắng không biết địa điểm chữa bệnh nam khoa ở đâu tốt. way.com.vn sẽ liệt kê một số phòng khám tốt cho các bạn tham khảo thêm trong bài bên dưới nhé.

19/05/2018

Để mà tìm kiếm được vùng đất nào có thể du lịch quanh năm suốt tháng với khí hậu mát mẻ, cảnh vật trù phú, món ăn ngon miệng...thì không đâu hợp hơn là những vùng đất cao nguyên hùng vỹ. Ngoài những Sapa, Đà Lạt, Đồng Văn... đã quá nổi tiếng và được nhiều người khám phá thì Mộc Châu cũng không nằm ngoài danh sách này và đang trở thành địa điểm được nhiều người yêu mến bởi sự hoang sơ và thơ mộng của nó. 

Xem nhiều

Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.

Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo:

Trẻ nhỏ phát triển mỗi ngày cả thể chất lẫn tinh thần, trong độ tuổi khác nhau trẻ cần sự quan tâm, chăm sóc sức khỏe và cần nhất là bố mẹ hiểu tâm lý. Mỗi đứa trẻ hoàn toàn khác nhau nhưng ở từng độ tuổi chúng có những đặc điểm chung nhất định. Trong mỗi giai đoạn, bố mẹ cần lựa chọn biện pháp giáo dục phù hợp. Điều này giúp phát triển con toàn diện về tinh thần lẫn thể chất

Để mà tìm kiếm được vùng đất nào có thể du lịch quanh năm suốt tháng với khí hậu mát mẻ, cảnh vật trù phú, món ăn ngon miệng...thì không đâu hợp hơn là những vùng đất cao nguyên hùng vỹ. Ngoài những Sapa, Đà Lạt, Đồng Văn... đã quá nổi tiếng và được nhiều người khám phá thì Mộc Châu cũng không nằm ngoài danh sách này và đang trở thành địa điểm được nhiều người yêu mến bởi sự hoang sơ và thơ mộng của nó. 

Theo thống kê của các cơ sở y tế, số lượng trẻ đến khám và điều trị về chứng tự kỷ đang gia tăng với cấp số nhân. Tự kỷ được coi là một rối loạn phát triển xuất hiện từ rất sớm và có thể ảnh hưởng kéo dài đến cả cuộc đời của trẻ. Nếu chẳng may bé mắc chứng bệnh này thì bạn cũng đừng quá lo bởi hiện có rất nhiều cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải kiên trì, nhẫn nại để đồng hành cùng con trong suốt chặng đường dài với nhiều chông gai, thử thách.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn

Tin tiêu điểm

mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.