Trẻ nhỏ phát triển mỗi ngày cả thể chất lẫn tinh thần, trong độ tuổi khác nhau trẻ cần sự quan tâm, chăm sóc sức khỏe và cần nhất là bố mẹ hiểu tâm lý. Mỗi đứa trẻ hoàn toàn khác nhau nhưng ở từng độ tuổi chúng có những đặc điểm chung nhất định. Trong mỗi giai đoạn, bố mẹ cần lựa chọn biện pháp giáo dục phù hợp. Điều này giúp phát triển con toàn diện về tinh thần lẫn thể chất
1. TRẺ DƯỚI 1 TUỔI:
Ở độ tuổi này trẻ rất cần cảm giác an toàn và gần gũi cha mẹ. Con người là loài có thời gian phụ thuộc vào người chăm sóc dài nhất. Các sinh vật khác, thời gian phụ thuộc này chỉ tính bằng ngày, tháng, còn con người thì phải tính bằng năm, thậm chí là rất nhiều năm. Trong năm đầu đời, trẻ tin tưởng hoàn toàn vào cha mẹ/người chăm sóc.
Ngoài yếu tố bẩm sinh, gene di truyền thì sự tương tác với người khác có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, cuộc sống của một đứa trẻ. Sự gắn bó, cảm giác an toàn rất quan trọng với trẻ trong giai đoạn dưới một tuổi và ảnh hưởng cả tới những năm tháng sau này trong đời khi trẻ đã trưởng thành.
Tuy nhiên, tùy từng nền văn hóa mà sự phụ thuộc, hình thức phụ thuộc của trẻ vào cha mẹ có những khác biệt. Trong giai đoạn trẻ dưới một tuổi, cho trẻ ngủ chung với bố mẹ là một trong những cách tạo cho trẻ cảm giác an tâm. Theo một nghiên cứu năm 2006, ở Ấn Độ, 93% trẻ 3-10 tuổi vẫn ngủ chung với bố mẹ trong khi ở Mỹ, chỉ 15% trẻ từ 2 tuần tuổi đến 2 tuổi là chung giường với bố mẹ.
Theo tiến sĩ Lê Văn Hảo, sự lựa chọn cho con ngủ chung hay riêng là do quan điểm của mỗi người và hoàn cảnh sống cuả từng gia đình. Tuy nhiên, nên cho trẻ ngủ cùng ít nhất là tới khi cai sữa hoặc chọn phương án cho con ngủ cùng phòng nhưng khác giường.
2. TRẺ 1-3 TUỔI:
Ở tuổi này trẻ Hay khóc và "ăn vạ" là bình thường, trẻ có thể nhận biết và trải nghiệm những cơn giận dữ. Bé có thể sẽ vứt đồ ăn, ném đồ chơi nếu không thích, không hài lòng... Trẻ có những cơn bốc đồng không kiểm soát được. Rất nhiều phụ huynh có con 2-3 tuổi đau đầu vì những cơn ăn vạ không dứt của con. Đó là những biểu hiện hoàn toàn bình thường ở trẻ độ tuổi này.
Trẻ cũng bắt đầu có khả năng hiểu nguyên nhân và kết quả. Chẳng hạn, khi trẻ sờ vào vật nóng, thấy rát, đau thì lần sau bé sẽ không làm vậy nữa. Hay khi trẻ chạy, bị trượt ngã do sàn trơn (vì mẹ vừa lau), trẻ sẽ nhận ra vì sao mình ngã và lần sau cẩn thận hơn.
Bởi vậy, trong giai đoạn này, bố mẹ có thể bắt đầu giải thích cho trẻ về nguyên nhân - kết quả trong mỗi sự việc xảy ra với con. Chẳng hạn, nếu con ngã đau do vấp, va vào cột, bàn, ghế... phụ huynh chớ đánh, mắng cái nền nhà, các đồ vật. Hãy chỉ cho trẻ nguyên nhân đến từ phía bé (con chạy quá nhanh, con không nhìn khi đi...) để bé nhìn ra hậu quả và biết rút kinh nghiệm cho mình.
Trẻ 1-3 tuổi cũng đã nhanh chóng nhận ra các hệ quả tự nhiên như không ăn sẽ đói, đứng ngoài trời mưa sẽ ướt... Các bé độ tuổi này còn tự cho mình "quyền" khóc khi nào muốn. Có nhiều lý do khiến trẻ ở tuổi này hay khóc: Gây chú ý, đang đói, khát, nhớ mẹ, cơ thể không ổn, muốn đi vệ sinh nhưng không dám nói (khi ở lớp)...
Ở tuổi này, dù đã biết nói nhưng khóc vẫn là một cách thức trẻ giao tiếp với người lớn, là cách trẻ nói "con không ổn, con cần được giúp đỡ". Vì vậy, bố mẹ cần biết cách "đọc" tiếng khóc của con để có cách giúp bé phù hợp.
3. TRẺ 3-6 TUỔI:
Ở độ tuổi này trẻ thường coi mình là trung tâm và rất nhạy cảm với việc mắc lỗi, và chưa biết đặt mình vào vị trí của người khác. Vì vậy, nếu thấy con luôn khư khư món đồ chơi của mình, không cho anh hàng xóm, em họ... đụng vào, thì bố mẹ cũng đừng vội dán nhãn bé là ích kỷ. Nếu thấy con thích món đồ chơi của người khác là chạy vào lấy, bạn cũng đừng cho bé là hư. Thay vào đó, phụ huynh có thể dạy con chờ đến lượt hay trao đổi, chẳng hạn: "Mẹ đoán là con muốn chơi cái ôtô đỏ của bạn lắm đúng không ? Sao con không thử lấy ôtô xanh của con để hỏi đổi lấy ôtô đỏ của bạn một lát?".
Trẻ 3-6 tuổi cũng biết tăng dần khả năng chấp nhận ấm ức, có thể chờ đợi để đạt được cái trẻ thích.
Để kiểm tra khả năng kềm chế và chờ đợi của trẻ, các nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm "Kẹo Marshmallow" với 600 trẻ 4-6 tuổi. Họ để trước mặt đứa trẻ một chiếc kẹo dẻo và nói trẻ có thể ăn ngay nếu muốn nhưng nếu đợi được 15 phút - khi người cho kẹo quay lại, trẻ sẽ được thêm một chiếc". Các nhà khoa học theo sát sự trưởng thành của những đứa trẻ trong cuộc thí nghiệm đó và họ nhận thấy những trẻ cố nhịn không ăn kẹo để được thêm một chiếc nữa thành công hơn và có điểm số cao hơn những đứa trẻ không đủ kiên nhẫn.
Trẻ 3-6 tuổi còn đặc biệt nhạy cảm với việc mắc lỗi. Theo tiến sĩ Lê Văn Hảo, mắc lỗi là một phần trong quá trình trưởng thành của cả người lớn và trẻ em. Người lớn nhiều khi ứng xử không đúng hoặc vô tình làm trẻ sợ mắc lỗi và không dám thử làm những điều mới.
Bạn hãy nhớ lại xem bạn thường làm gì khi con lỡ làm mất sách, bút, tẩy, thi trượt một cuộc thi nào đó... Trẻ cực nhạy cảm với các lỗi mình mắc. Chẳng hạn, một cô bé 5 tuổi nhút nhát, khi đến lớp, được cô giáo khuyến khích nói, trẻ giơ tay phát biểu nhưng câu trả lời của bé không đúng. Mặc dù cô giáo không trách mắng, chỉ tỏ vẻ không vui và nói "ngồi xuống" nhưng trẻ thì sẽ cảm thấy thất vọng và không biết bao lâu sau mới có hứng thú giơ tay phát biểu tiếp. Bởi vậy, người lớn cần luôn khích lệ và ứng xử khéo léo khi trẻ mắc lỗi.
Trẻ em có thể mắc lỗi vì nhiều lý do khác nhau:
- Do khám phá, tò mò, muốn thử.
- Do vô ý, sơ ý.
- Cố ý thu hút sự chú ý của người lớn.
Với mỗi lý do mắc lỗi của trẻ, bố mẹ lại cần có cách ứng xử khác nhau nhưng đều thống nhất ở một điểm: Đừng làm trẻ cảm thấy mình sai trái, kém cỏi. Người lớn không nên tạo cho trẻ có cảm giác đó, nếu không trẻ sẽ không tò mò tìm hiểu hay khám phá cái mới nữa. Chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ là điều cần thiết, song song với đó là việc thấu hiểu và quan tâm đúng cách con trẻ từ những ngày còn thơ.
Trên đây là tóm tắt những đặc điểm nổi trội trong sự phát triển tâm lý trẻ từ 0 đến 6 tuổi mà bố mẹ cần quan tâm. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên lưu ý nếu phát hiện bất kì dấu hiệu bất thường/ hoặc phát triển chậm ở con, để tìm đến bác sĩ nhi khoa can thiệp ngay trước khi quá muộn. Chúc bạn trở thành những ông bố, bà mẹ nuôi dạy con thành công và khoa học nhé !
Mrs Hoàng Quyên
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.