Bệnh lây lan nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng. Phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, sinh non hoặc thai chết lưu. Vậy khi nào cần tiêm vắc xin MMR II cho trẻ ? Mời bạn đọc cùng | thuocthang.com.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
1. Vắc xin MMR II là gì ?
Vắc xin MMR II là vắc xin sống, giảm độc lực giúp phòng 3 bệnh: sởi, quai bị và rubella. Đây là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai.
+ Bệnh sởi gây ra phát ban toàn thân, ho khan kéo dài, sốt, chảy nước mũi, sưng mí mắt… Bệnh này có thể dẫn đến viêm phổi, nhiễm trùng tai, động kinh, tổn thương não, thậm chí tử vong. Nếu thai phụ mắc bệnh sởi, nguy cơ dị dạng thai nhi rất cao. Bên cạnh đó thai phụ bị mắc sởi còn có nguy cơ bị sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
+ Bệnh quai bị có triệu chứng điển hình là sưng đau vùng mang tai, đau đầu, đau nhức cơ, sốt, khó nhai… Quai bị có thể dẫn đến điếc, viêm màng não, sưng đau tinh hoàn hoặc buồng trứng, có thể gây vô sinh. Nếu bà bầu mắc quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, gây sinh non hoặc thai chết lưu.
+ Bệnh Rubella gây phát ban khắp cơ thể, viêm khớp và sốt nhẹ. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Nếu mắc bệnh Rubella trong thai kỳ có thể gây sinh non, sẩy thai. Đặc biệt nếu mắc trong giai đoạn đầu mang thai, trẻ sinh ra có nguy cơ cao mắc Rubella bẩm sinh – khiến trẻ chậm phát triển, và dễ bị dị tật bẩm sinh (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt, hệ thần kinh, xương, tim…). Vì thế, các bác sĩ sản khoa thường khuyên bà bầu mắc Rubella trong 3 tháng đầu nên cân nhắc chấm dứt thai kỳ.
+ Sởi, quai bị, rubella đều là dẫn căn bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp nếu không được chủng ngừa bằng vắc xin trước đó. Hiện nay, đã có vắc xin kết hợp giúp phòng cùng lúc ba bệnh sởi, quai bị, rubella chỉ trong 1 mũi tiêm, phổ biến nhất là vắc xin MMR II.
2. Lịch tiêm vắc-xin sởi quai bị rubella cho trẻ
Vắc-xin MMR II được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động phòng 3 bệnh: Sởi - Quai bị -Rubella cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Lịch tiêm phòng Sởi - Quai bị - Rubella cho trẻ với 2 mũi cơ bản như sau:
+ Mũi 1: Tiến hành tiêm khi trẻ đủ 12 tháng tuổi.
+ Mũi 2: Thực hiện khi trẻ 4 - 6 tuổi (đây là độ tuổi đi học nên trẻ có nguy cơ lây nhiễm bệnh từ trẻ khác cao hơn). Trường hợp có dịch bệnh xảy ra, có thể thực hiện tiêm chủng mũi 2 sớm hơn. Lịch tiêm Sởi - Quai bị - Rubella nhắc lại này có tác dụng làm chuyển dịch huyết thanh đối với những trẻ không đáp ứng với mũi 1, hoặc làm tăng hiệu giá kháng thể đối với những trẻ đã tiêm mũi 1 nhưng kháng thể bị giảm.
3. Lưu ý khi sử dụng vắc-xin MMR II
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng vắc-xin Sởi - Quai bị - Rubella thì quá trình sử dụng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Sau khi tiêm vắc-xin Sởi - Quai bị - Rubella, có thể xảy ra giảm tiểu cầu nặng hơn trên người bệnh giảm tiểu cầu sẵn có. Ngoài ra, những người có tiền sử giảm tiểu cầu sau liều đầu sử dụng vắc-xin Sởi – Quai bị - Rubella có thể bị giảm tiểu cầu khi tiêm nhắc lại.
Cần thận trọng khi tiêm cho người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị co giật, tiền sử có tổn thương não.
Những người có phản ứng dị ứng với trứng thì cần phải đặc biệt thận trọng khi áp dụng lịch tiêm Sởi - Quai bị - Rubella MMR-II bởi vì vắc-xin sống phòng sởi và quai bị được sản xuất trong môi trường tế bào phôi gà. Trong trường hợp này, trước khi tiêm chủng phải cân nhắc kỹ giữa các lợi ích và các nguy cơ có thể xảy ra.
4. Các trường hợp chống chỉ định :
+ Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin, kể cả gelatin.
+ Người đang mang thai, phải tránh mang thai 3 tháng sau khi tiêm vắc xin cho phụ nữ.
+ Có tiền sử dị ứng với neomycin.
+ Đang có bệnh lý sốt hoặc viêm đường hô hấp.
+ Bệnh lao đang tiến triển mà chưa được điều trị hoặc người đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.
+ Người có rối loạn về máu, bệnh bạch cầu hay u hạch bạch huyết; hoặc ở người có những khối u tân sinh ác tính ảnh hưởng tới tủy xương hoặc hệ bạch huyết.
+ Người bị bệnh suy giảm miễn dịch tiên phát hoặc thứ phát, bao gồm cả người mắc bệnh AIDS và người có biểu hiện lâm sàng về nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch; các bệnh gây giảm hoặc vô gama- globulin máu.
+ Người có tiền sử trong gia đình suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc di truyền cho đến khi chứng minh được họ có khả năng đáp ứng miễn dịch với vaccine.
Hy vọng với những chia sẽ trên đây sẽ có ích cho các bậc phụ huynh trong việc tiêm vắc xin MMR II phòng bệnh Sởi – Quai Bị – Rubella cho trẻ nhé!.
Danh Trường
Viêm màng não mủ do Haemophilus inuenzae type B (Hib) gây ra là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Cứ 20 trẻ bị viêm màng não mủ do Hib sẽ có 1 trẻ tử vong, ngay cả khi được điều trị kịp thời. Bệnh lây lan nhanh, một số trẻ mang vi trùng Hib nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng.
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Trên thực tế, có rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng, thậm chí không muốn cho trẻ đi chích ngừa vì lo sợ những tác dụng phụ của vắc-xin có thể xảy ra sau khi tiêm phòng. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, hầu hết các trẻ sẽ không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm chủng vắc-xin.
Bám sát lịch Tiêm chủng trẻ em là cách tốt nhất để ba mẹ phòng bệnh cho bé. Hiện nay nền y học dự phòng trên thế giới đã phát minh thành công các loại vắc xin phòng ngừa gần 30 bệnh truyền nhiễm.
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh đầy đủ ngay từ lúc chào đời giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể trẻ từ đó tránh được việc bé mắc phải các căn bệnh từ đơn giản đến nguy hiểm.
Tiêm văcxin tức là đưa một “chất lạ” vào trong cơ thể. Vì thế, bất kỳ loại văcxin nào dù tốt đến đâu cũng sẽ có một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Mỗi cá thể có phản ứng với văcxin ở các mức độ khác nhau. Hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi sau 24 giờ.