Để đảm bảo sức khỏe của trẻ từ khi sơ sinh thì mẹ bỉm sữa cần phải quan tâm đến lịch tiêm phòng cho trẻ. Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh năm 2019 đã có nhiều thay đổi so với những năm trước cho nên ba mẹ cần nắm rõ lịch khi còn mang thai để trẻ sinh ra có được khỏe mạnh. Để giúp ba mẹ không bở lỡ các thời điểm tiêm phòng thì hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu chi tiết về lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh năm 2019
NGUYÊN NHÂN CÁC MẸ CẦN PHẢI NẮM RÕ LỊCH TIÊM PHÒNG, CHỦNG NGỪA VACXIN Ở TRẺ SƠ SINH
– Cần phải nói là tiêm phòng, chủng ngừa vacxin là việc làm bắt buộc hết với tất cả những trẻ sơ sinh
– Vì trẻ sơ sinh còn nhỏ có sức đề kháng yếu, nhưng môi trường bên ngoài quá nhiều vi khuẩn đang tồn tại gây bệnh vì thế việc tiêm phòng vacxin đúng cách sẽ giúp trẻ giảm thiểu bị nhiễm bệnh
– Thường thì ở trẻ sơ sinh bệnh chuyển nặng rất nhanh, lây lan. Vì trẻ sơ sinh nên việc chữa trị cũng rất khó khăn, đặc biệt có thể nguy hiểm đến tính mạng trẻ
– Cần tiêm phòng vacxin một cách theo quy định cụ thể, không bừa bãi nếu không thì sẽ làm mất tác dụng của vacxin phòng bệnh, gây hại cho cơ thể trẻ.
Lưu ý: Tiêm phòng vacxin là cách hiệu quả để giúp bé tránh được các bệnh nguy hiểm, nhưng khi tiêm vacxin bé vẫn có thể bị bị nhiễm bệnh (tuy nhiên phần trăm nhiễm bệnh là rất thấp)
NHỮNG THAY ĐỔI TIÊM PHÒNG CHO TRẺ TRONG NĂM 2019
– Kể từ năm 2019 trở đi Việt nam có vacxin thay thế vacxin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng 2019
– Thêm vào đó là vacxin bại liệt và vacxin sởi – Rubella do Việt Nam tự sản xuất. Những thay đổi này sẽ bắt đầu thực hiện vào tháng 6 năm 2019
– Trong đó, vacxin 5 trong 1 được thay thế bởi vacxin Quinvaxem là vacxin ComBe Five
– Lịch tiêm vacxin ComBe Five trong tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vào 2, 3 và 4 tháng tuổi đầu để đề phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đến tính mạng trẻ: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/ viêm màng não mủ do vi khuẩn HIB
– Kể từ tháng 6 năm 2019, trẻ sẽ tiêm 1 mũi vacxin bại liệt IPV vào lúc 5 tháng tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Vacxin bại liệt được sản xuất bởi Sanofi ( Pháp ) được đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Do tổ chức Liên minh vacxin toàn cầu và tiêm chủng hỗ trợ và Quỹ Nhi Đồng hợp quốc cung cấp
– Vacxin sởi là mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi bé vừa được 9 tháng tuổi
LỊCH TIÊM PHÒNG CHO TRẺ SƠ SINH NĂM 2019
– Sơ sinh:
Tiêm vacxin viêm gan siêu vi B 1 mũi trong 1 ngày đầu sau khi sinh
Tiêm phòng bệnh lao
– 2 tháng đầu:
Tiêm vacxin 5 trong 1 Quinvaxem: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan siêu vi B, HIB mũi 1
Uống vacxin bại liệt lần 1
– 3 tháng đầu:
Tiêm vacxin 5 trong 1 Quinvaxem: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan siêu vi B, HIB mũi 2
Uống vacxin bại liệt lần 2
– 4 tháng đầu:
Tiêm vacxin 5 trong 1 Quinvaxem: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan siêu vi B, HIB mũi 3
Uống vacxin bại liệt lần 3
– 9 tháng:
Tiêm vacxin sởi mũi 1
– 18 tháng:
Tiêm vacxin bạch hầu, ho gà, uốn ván mũi 4
Tiêm vacxin sởi – Rubella
– Từ 12 tháng tuổi:
Vacxin viêm não Nhật Bản mũi 1
Vacxin viêm não Nhật Bản mũi 2 (cách 2 tuần sau mũi 1)
Vacxin viêm não Nhật Bản mũi 3 (cách 1 năm sau mũi 2)
– Từ 2 đến 5 tuổi:
Vacxin Tả (vùng nguy cơ cao) 2 lần uống. Lần 2 uống cách lần 1 2 tuần
– Từ 3 đến 10 tuổi:
Vacxin thương hàn tiêm 1 mũi (vùng nguy cơ cao )
– Từ 9 tuổi ( Nữ ):
Vacxin HPV phòng ung thư cổ tử cung ở nữ: Lần 1 khi 9 tuổi. Lần 2 cách lần 1 2 tháng. Lần 3 cách lần 2 6 tháng
NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG TRƯỚC KHI ĐI TIÊM PHÒNG TRẺ SƠ SINH
– Vệ sinh toàn thể thân bé để tránh bị nhiễm trùng
– Nếu bé có các tiền sử mắc bệnh, suy dinh dưỡng thì cần trao đổi với bác sĩ có nên tiêm phòng không
– Khi đi tiêm phòng đem theo sổ theo dõi để bác sĩ tư vấn và dặn dò thời gian tiêm phòng
– Ghi lại những loại vacxin, thức ăn mà trẻ bị dị ứng
CÁCH CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI TRẺ NHỎ SAU TIÊM CHỦNG:
Sau tiêm chủng, cho trẻ ở lại theo dõi 30 phút tại khu vực chờ để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra.
Thông báo ngay với bác sĩ/điều dưỡng khi thấy trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau:
- Quấy khóc liên tục
- Phát ban đỏ, sưng
- Khó thở, tím tái
- Sưng tại vị trí tiêm.
Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ phải tiếp tục quan sát trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng:
- Tình trạng chung, tinh thần, tình trạng ăn ngủ
- Nhiệt độ, phát ban, khó thở
- Các biểu hiện tại chỗ tiêm: sưng, đỏ.
- Bổ sung thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức, uống nhiều nước.
- Đảm bảo rằng trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ.
- Sốt nhẹ: dùng thuốc hạ sốt khi trẻ thấy khó chịu hay khi sốt cao > 38,5 độ.
- Sưng đỏ, đau chỗ tiêm: có thể chườm mát tại chổ, dùng hạ sốt giảm đau nếu cần.
- Ngoài ra có thể có biều hiện sung khớp, sung hạch…nhưng đa phần là tự lui.
- Khó thở kèm với phát ban hoặc sưng
- Kiệt sức, nhợt nhạt, xanh xao, buồn ngủ hoặc bất tỉnh
- Khóc liên tục hơn 3 giờ đồng hồ
- Sốt, nôn mửa và tiêu chảy trong vòng vài giờ sau khi tiêm
- Co giật
- Sưng đỏ và đau lan rộng tại chỗ tiêm hơn 3 ngày
-Bầm tím hoặc chảy máu nhiều tại chỗ tiêm.
Với những chia sẻ về lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh năm 2019 mong rằng sẽ giúp ích được cho ba mẹ về việc chăm sóc trẻ, tránh bệnh xấu gây ảnh hưởng đến trẻ. Trước khi trẻ chào đời ba mẹ cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức về các loại bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và dấu hiệu nhận biết bệnh đó để kịp thời chữa trị. Chúc con của ba mẹ thật khỏe mạnh khi ra đời.
Nguyễn Ngọc
Viêm màng não mủ do Haemophilus inuenzae type B (Hib) gây ra là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Cứ 20 trẻ bị viêm màng não mủ do Hib sẽ có 1 trẻ tử vong, ngay cả khi được điều trị kịp thời. Bệnh lây lan nhanh, một số trẻ mang vi trùng Hib nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng.
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Trên thực tế, có rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng, thậm chí không muốn cho trẻ đi chích ngừa vì lo sợ những tác dụng phụ của vắc-xin có thể xảy ra sau khi tiêm phòng. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, hầu hết các trẻ sẽ không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm chủng vắc-xin.
Bám sát lịch Tiêm chủng trẻ em là cách tốt nhất để ba mẹ phòng bệnh cho bé. Hiện nay nền y học dự phòng trên thế giới đã phát minh thành công các loại vắc xin phòng ngừa gần 30 bệnh truyền nhiễm.
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh đầy đủ ngay từ lúc chào đời giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể trẻ từ đó tránh được việc bé mắc phải các căn bệnh từ đơn giản đến nguy hiểm.
Tiêm văcxin tức là đưa một “chất lạ” vào trong cơ thể. Vì thế, bất kỳ loại văcxin nào dù tốt đến đâu cũng sẽ có một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Mỗi cá thể có phản ứng với văcxin ở các mức độ khác nhau. Hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi sau 24 giờ.