Trên thực tế, có rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng, thậm chí không muốn cho trẻ đi chích ngừa vì lo sợ những tác dụng phụ của vắc-xin có thể xảy ra sau khi tiêm phòng. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, hầu hết các trẻ sẽ không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm chủng vắc-xin.
Vắc-xin (vaccine) được xem là một trong những phát kiến hữu hiệu nhất của con người trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và là một công cụ hữu hiệu nhất của ngành y, chống lại những bệnh tật nguy hiểm, chết người.
Nguyên lý hoạt động của vaccine là giới thiệu vào cơ thể con người một số thành phần đặc hiệu của yếu tố gây bệnh (virus, vi trùng) để kích thích hệ miễn dịch, tạo ra phản ứng miễn dịch hiệu quả mà không gây bệnh thật cho cơ thể. Từ đó, tạo ra các dòng tế bào miễn dịch đặc hiệu có thể "nhớ mặt đặt tên" các yếu tố gây bệnh này.
Trong tương lai, nếu cơ thể bị xâm nhập bởi những yếu tố trên, cơ thể sẽ có sẵn các chiến binh tinh nhuệ phù hợp, tiêu diệt các yếu tố này từ sớm, để dập tắt khả năng phát triển thành bệnh, hoặc giảm nhẹ mức độ bệnh và giảm nguy cơ biến chứng từ bệnh, nếu yếu tố xâm nhập tỏ vẻ mạnh hơn.
Tuy nhiên, vì là một loại thuốc, nên bất kì vaccine nào cũng có thể có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ. Đa số các tác dụng phụ của vaccine là nhẹ và thoáng qua. Một số rất ít tác dụng phụ có thể gây nguy hiểm, như phản ứng phản vệ.
Nhưng nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm là rất thấp và rất không đáng kể so với hiệu quả phòng ngừa, giảm thiểu tử vong và biến chứng từ bệnh nguy hiểm, để bảo vệ cá thể nói riêng và cộng đồng con người nói chung.
Ở đa số các vaccine, tác dụng phụ thường xảy ra trong khoảng 24 – 48 giờ đầu sau chích ngừa.
CÁC TÁC DỤNG PHỤ CỦA VẮC-XIN CÓ THỂ XẢY RA SAU KHI TIÊM CHỦNG
Vắc-xin không có khả năng gây bệnh cho cơ thể nhưng lại có thể gây ra một vài tác dụng phụ đối với một số ít trường hợp. Những phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm chủng vắc-xin chính là:
1. Phản Ứng Tại Vị Trí Viêm
Cảm giác đau ngay tại chỗ viêm là phản ứng thường gặp nhất. Bé có thể sẽ bị đau một vài giờ sau tiêm chủng, thậm chí bé sẽ bị đau kéo dài đến một ngày. Một số bé còn có biểu hiện sưng một khối nhỏ bằng hạt đậu kéo dài trong 2 – 3 tuần ngay tại vết tiêm hoặc bị nổi mẩn ngứa 3 – 6 ngày sau tiêm ngừa.
Khoảng 5 – 10% trẻ gặp phải tình trạng này và tất cả các phản ứng trên sẽ tự khỏi sau vài ngày.
2. Trẻ Bị Sốt Sau Tiêm Phòng
Sốt cũng là một phản ứng phụ hay gặp ở trẻ sau tiêm chủng vắc-xin. Đây là tác dụng phụ điển hình nhất khi tiêm vắc-xin ngừa bệnh thương hàn, ho gà. Tác dụng phụ của tiêm phòng sởi, quai bị cũng có thể gây sốt ở trẻ em nhưng biểu hiện chậm hơn (từ 5 – 12 ngày sau tiêm). Hầu hết các phản ứng này sẽ hết sau 1 – 2 ngày.
3. Phản Ứng Ngoài Da
Có khoảng 2 – 10% trẻ sau khi tiêm ngừa rubella có triệu chứng sốt nhẹ kèm theo sốt phát ban. Ở những bé có tiền sử bị dị ứng thì sẽ xuất hiện tình trạng nổi mề đay, ngứa toàn thân trong thời gian từ 3 – 6 ngày.
4. Viêm Hạch
Tác dụng phụ của tiêm phòng lao ở trẻ em là tình trạng nổi hạch ở nách, phía bên được tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, theo thống kê thì chỉ có khoảng 6 – 12% trẻ sẽ gặp phải phản ứng phụ này.
5. Hội Chứng ‘Rên La’
Khoảng 3 % trẻ em từ 3 - 6 tháng tuổi sau khi tiêm chủng có biểu hiện rên la, quấy khóc nhiều giờ liền. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của thuốc đến thần kinh và hầu hết những trường hợp này sẽ không gây biến chứng nguy hiểm.
6. Co Giật Sau Tiêm Phòng
Có khoảng 0,6% trẻ sau khi tiêm phòng ho gà sẽ có biểu hiện sốt cao kèm theo co giật và phần lớn những bé này đều có tiền sử co giật, động kinh. Thông thường, những bé bị động kinh thường được xếp vào danh sách ‘chống chỉ định’ tiêm phòng ho gà.
Tỷ lệ sốc phản vệ sau chích ngừa vắc-xin cực kỳ thấp
Một tác dụng phụ ít phổ biến nhưng lại cực kỳ nghiêm trọng từ tiêm chủng vắc-xin chính là phản ứng dị ứng tức thời, hay còn được gọi là sốc phản vệ (phản ứng phản vệ).
Mặc dù đây là một tác dụng phụ nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng, tuy nhiên, tác dụng phụ này rất hiếm khi xảy ra và có thể được điều trị nếu phát hiện và cấp cứu kịp thời.
MỘT SỐ BIỂU HIỆN THƯỜNG GẶP CỦA SỐC PHẢN VỆ LÀ:
+ Trẻ có hiện tượng tụt huyết áp, mệt nhiều, lừ đừ, tay chân lạnh.
+ Một số trẻ có biểu hiện phù nề ở thanh quản gây khó thở cấp tính.
+ Sốc phản vệ nặng nhất sẽ khiến trẻ bị trụy tim mạch và ngưng thở ngay lập tức (trường hợp này cực kỳ hiếm xảy ra).
+ Hầu hết các trường hợp sốc phản vệ đều diễn ra trong vòng 15 – 30 phút đầu tiên sau tiêm chủng. Do đó, cha mẹ cần ở lại cơ sở y tế tiêm chủng ít nhất 30 phút và theo dõi, để các bác sĩ có thể can thiệp kịp thời khi phát hiện những bất thường ở trẻ.
NHỮNG LƯU Ý KHI TRẺ GẶP PHẢN ỨNG PHỤ SAU TIÊM CHỦNG?
+ Nếu trẻ bị sốt cha mẹ không nên cho bé mặc quá nhiều quần áo hoặc phủ kín chăn mền. + Có thể cho trẻ dùng thuốc paracetamol theo liều dùng 10 -15mg/kg.
+ Cho bé bú sữa mẹ thường xuyên hơn hoặc cho bé uống thêm nước đối với những trẻ lớn.
+ Đặt một miếng vải ướt mát lạnh lên vị trí tiêm chủng.
+ Trong trường đã thực hiện hết những cách trên nhưng những phản ứng vẫn không bớt hoặc nặng hơn thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
Nguyễn Ngọc
Viêm màng não mủ do Haemophilus inuenzae type B (Hib) gây ra là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Cứ 20 trẻ bị viêm màng não mủ do Hib sẽ có 1 trẻ tử vong, ngay cả khi được điều trị kịp thời. Bệnh lây lan nhanh, một số trẻ mang vi trùng Hib nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng.
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Bám sát lịch Tiêm chủng trẻ em là cách tốt nhất để ba mẹ phòng bệnh cho bé. Hiện nay nền y học dự phòng trên thế giới đã phát minh thành công các loại vắc xin phòng ngừa gần 30 bệnh truyền nhiễm.
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh đầy đủ ngay từ lúc chào đời giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể trẻ từ đó tránh được việc bé mắc phải các căn bệnh từ đơn giản đến nguy hiểm.
Tiêm văcxin tức là đưa một “chất lạ” vào trong cơ thể. Vì thế, bất kỳ loại văcxin nào dù tốt đến đâu cũng sẽ có một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Mỗi cá thể có phản ứng với văcxin ở các mức độ khác nhau. Hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi sau 24 giờ.
Trên thực tế, có rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng, thậm chí không muốn cho trẻ đi chích ngừa vì lo sợ những tác dụng phụ của vắc-xin có thể xảy ra sau khi tiêm phòng. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, hầu hết các trẻ sẽ không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm chủng vắc-xin.