Trẻ bị thiếu hụt vitamin D có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển. Thế nhưng, ít ai chắc chắn được bé có bị thiếu loại vitamin này hay không. Bài viết sau, Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn nhận ra những dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D để bổ sung và có biện pháp phòng ngừa.
Vitamin là một trong những thành phần dinh dưỡng không thể thiếu đối với con người đặc biệt là trẻ nhỏ. Sự kết hợp hài hòa giữa dinh dưỡng và vitamin sẽ giúp cho cơ thể phát triển một cách toàn diện.
Vitamin D là một loại vitamin đặc biệt bởi nó thuộc nhóm chất tan trong chất béo và cơ thể chúng ta có thể tự tổng hợp được. Trong nhóm vitamin D bao gồm có vitamin D2 và D3, trong đó D3 được biết đến nhiều hơn và có vai trò quan trọng hơn. Vitamin D là một trong những chất có ảnh hưởng tới quá trình phát triển của hệ xương của trẻ nhỏ và điều hòa nồng độ canxi có trong máu luôn ổn định.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ THIẾU VITAMIN D
Một số nguyên nhân cơ bản gây ra việc thiếu vitamin D ở trẻ có thể kể đến như:
- Do tâm lý của nhiều bậc phụ huynh rằng cơ thể trẻ còn non nớt, cần được bảo vệ, do đó họ luôn cho bé ở trong phòng kín, rất ít khi cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng.
- Cho trẻ sinh sống ở khu vực ôn đới, xa xích đạo, thời gian chiếu của ánh sáng mặt trời ít.
- Trẻ sinh non, cơ thể không được khỏe mạnh như trẻ sinh thường nên quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng kém.
- Tác dụng của một số loại thuốc hỗ trợ điều trị gan, thận gây cản trở tác dụng hoặc quá trình hấp thụ của vitamin D.
- Thành phần dinh dưỡng thiếu các chất cung cấp vitamin D cho cơ thể.
- Cơ thể kém hấp thu vitamin D do gặp các vấn đề về tiêu hóa và không hấp thụ được gluten có trong thực phẩm.
- Do màu da. Những em bé có da sẫm màu (da đen) thì khả năng tạo vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ giảm so với người có da sáng màu.
- Trẻ em bị béo phì thì lượng mỡ dư thừa trong cơ thể khá lớn, chính vì thế mà vitamin D sẽ bị tắc ở những mô mỡ này và gây ra hiện tượng thiếu vitamin D.
HẬU QUẢ CỦA VIỆC THIẾU VITAMIN D Ở TRẺ
Thiếu vitamin D không chỉ gặp ở trẻ em mà cả người lớn cũng có thể mắc phải, và đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh thường gặp mà chúng ta có thể kể ra sau đây:
- Trẻ thiếu Vitamin D hay bị còi xương: đây là một trong những ảnh hưởng lớn nhất của việc thiếu vitamin D đối với trẻ em.
- Loãng xương: thường gặp ở người lớn tuổi, làm cho lượng canxi trong xương giảm, làm khả năng đàn hồi của xương thấp và dễ dẫn tới gãy xương...
- Bệnh tim mạch: do thiếu vitamin làm cho người bệnh thường bị tăng huyết áp và hoạt động của tim mạch ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
- Tăng cholesterol.
- Các bệnh lý khác: Dị ứng; Gây viêm; Trầm cảm.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ THIẾU VITAMIN D
Thiếu vitamin sẽ có những biểu hiện nào? Và có dễ dàng phát hiện hay không là những băn khoăn chung của các bậc phụ huynh.
Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D:1. Sọ Mềm – Biểu Hiện Trẻ Thiếu Vitamin D
Ngay khi chào đời, xương sọ của trẻ sơ sinh vẫn chưa nối liền với nhau mà giữa chúng có những khoảng không, gọi là khớp nối. Điểm trũng giữa những khớp nối gọi là thóp. Thóp giúp xương sọ mềm dẻo để bé đi qua ngả sinh dễ dàng. Thông thường, xương sọ của bé sẽ nối liền và cứng lại sau 19 tuần.
Tuy nhiên, nếu trẻ bị thiếu vitamin D thì quá trình này có thể bị cản trở. Bạn sẽ thấy hộp sọ của bé không cứng lại dù bé đã được 19 tuần. Đây là một tình trạng nguy hiểm vì có thể làm tăng nguy cơ bị chấn thương sọ não.
2. Đổ Mồ Hôi Đầu – Biểu Hiện Thiếu Vitamin D Thường Gặp
Đầu luôn đổ mồ hôi là dấu hiệu cho thấy xương sọ của con đang bị viêm do thiếu vitamin D. Thông thường, trẻ chỉ ra một chút mồ hôi nếu quá nóng. Tuy nhiên, khi bé đổ mồ hôi quá nhiều thì bạn nên đưa bé đi khám. Trẻ sơ sinh thiếu vitamin D có thể điều trị dễ dàng. Nếu phát hiện sớm, bạn có thể bảo vệ con tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm.
3. Xương Dị Dạng – Dấu Hiệu Trẻ Thiếu Vitamin D
Trẻ thiếu vitamin D còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, khiến xương phát triển bất thường. Xương bị dị dạng có thể khiến cột sống bị cong, chân và xương ức phát triển bất thường.
4. Trẻ Thiếu Vitamin D Có Thể Bị Chậm Phát Triển
Nếu thiếu vitamin D, trẻ sẽ mất rất nhiều thời gian để đạt được các cột mốc phát triển. Một số dấu hiệu rõ ràng nhất đó là bé không thể tự bò một mình hoặc bé gặp khó khăn trong việc ngồi dậy.
Bạn cũng có thể thấy chân tay của bé bị không rõ nguyên nhân do xương phát triển không đúng. Hãy đưa bé đi khám nếu nghi ngờ bé bị chậm phát triển hoặc nghi ngờ con đang mắc phải chứng bệnh nghiêm trọng nào khác.
5. Trẻ Sơ Sinh Thiếu Vitamin D Sẽ Khiến Cơ Và Khớp Yếu
Một trong những dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D thường thấy là trẻ hay khó chịu và đau nhức khắp người. Điều này thể hiện khi con thường quấy khóc hoặc tỏ ra không hài lòng khi được bế.
Ngoài ra, các cơ, tứ chi của con cũng yếu đi. Nếu bạn thấy bé gặp nhiều khó khăn trong việc tự nhấc đầu lên thì cũng có thể nghĩ đến việc trẻ bị thiếu vitamin D.
6. Nhiễm Trùng Đường Hô Hấp – Dấu Hiệu Trẻ Thiếu Vitamin D
Thiếu vitamin D còn dẫn khiến hệ miễn dịch suy yếu. Do đó, con dễ bị cảm lạnh hoặc mắc phải các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hơn những đứa trẻ khác.
7. Sâu Răng – Dấu Hiệu Trẻ Thiếu Vitamin D Sớm Nhất
Một trong những dấu hiệu sớm nhất của trẻ thiếu vitamin D là bé bắt đầu xuất hiện các vấn đề nha khoa do xương bị yếu đi. Các bác sĩ còn chỉ ra rằng trẻ bị thiếu vitamin D sẽ dễ bị sâu răng hơn những đứa bé khác.
8. Các Vấn Đề Về Dạ Dày
Nếu bé thường xuyên bị đau bụng, có thể là do thiếu vitamin D. Tuy nhiên, không phải tất cả các vấn đề ở dạ dày đều đến từ nguyên nhân trên nhưng nếu trong trường hợp trẻ hay gặp các vấn đề về dạ dày và ruột thì nguy cơ này là rất cao.
CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THIẾU VITAMIN D Ở TRẺ NHỎ
Tùy theo độ tuổi mà hàm lượng vitamin D bé cần sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo liều lượng sau:
- Bé dưới 12 tháng cần 10mcg mỗi ngày
- Bé trên 1 tuổi cần 15mcg mỗi ngày.
Để bổ sung lượng vitamin D kể trên, bạn cần:
+ Thường xuyên cho trẻ tắm nắng, thời điểm tắm nắng là khi mặt trời mới lên, khoảng 7-9 giờ ( khoảng thời gian đó trong ánh sáng mặt trời chưa có nhiều tia tử ngoại gây hại cho da), thời gian tắm mỗi ngày khoảng 10-15 phút, thời gian này dài ngắn phụ thuộc vào mùa hè hoặc đông. Khi tắm nên để bàn tay, bàn chân, cánh tay, bụng ... của bé được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
+ Bổ sung vitamin D cho các bé thông qua những loại thực phẩm bao gồm: Dầu gan cá; Lòng đỏ trứng, sữa, gan động vật; Các loại cá như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ...Các loại đồ uống từ ngũ cốc, hoặc nước trái cam ép đã được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Nấm shitake khô.
+ Duy trì chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ những nhóm dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Lưu Ý Khi Bổ Sung Vitamin D Cho Trẻ
Lượng vitamin D có trong thức ăn chỉ cung cấp khoảng 10 % lượng vitamin cơ thể con người cần thiết, và lượng vitamin thực tế cơ thể bạn nhận được là rất ít vì thế không được phép bỏ qua được vai trò quan trọng của việc tắm nắng vào buổi sáng.
Khi tắm nắng cần phải cho ánh sáng mặt trời tiếp xúc trực tiếp vào da, vì vậy không nên mặc nhiều quần áo, không được phép sử dụng các sản phẩm chống nắng và không được phép tắm nắng qua lớp kính cửa sổ. Bất kể một tác nhân nào dù là nhỏ nhất cũng sẽ cản trở đến việc hấp thụ vitamin D ở cơ thể bạn.
Những bà mẹ mang thai, ở giai đoạn cuối thai kỳ sắp sinh nên bổ sung dầu cá hoặc các thực phẩm có chứa nhiều vitamin D.
NẾU TRẺ THIẾU VITAMIN D THÌ SẼ CHO UỐNG THUỐC GÌ?
Khi trẻ thiếu vitamin D cha mẹ có thể bổ sung cho cơ thể trẻ vitamin D3 vì đây là dạng cơ thể cần thiết. Liều lượng vitamin cần thiết ở từng đối tượng sẽ được thể hiện cụ thể như sau:
- Với những bé trong giai đoạn 6 tuần tuổi - 18 tháng tuổi thì bổ sung liên tục 800 - 1000 IU/ ngày đối với các bé khỏe mạnh, khoảng 1500 IU/ ngày cho các bé ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, còn đối với trẻ có da sậm màu thì dùng khoảng 2000 IU/ ngày.
- Khi trẻ từ 18 tháng tuổi - 5 tuổi thì sử dụng liều lượng như trên trong điều kiện ít tiếp xúc với ánh mặt trời.
- Đối với những trẻ bị còi xương thì liều lượng bổ sung khá lớn, các bé sẽ cần uống 1200 - 5000 IU/ ngày liên tục trong vòng 4 tuần.
Lưu ý:
Tất cả liều lượng vitamin sử dụng cho trẻ đều phải tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa, các bậc phụ huynh không được tự ý cung cấp vitamin D cho bé.
Do cơ thể chúng ta có thể tự tổng hợp được vitamin D nên các bậc phụ huynh không nên lạm dụng vào việc cho trẻ uống vitamin D.
Với mong muốn các thiên thần bé nhỏ – thế hệ tương lai sẽ có những bước phát triển thể chất và trí tuệ một cách toàn diện và thuận lợi, những thông tin Thuocthang.com.vn chia sẻ trên đây hi vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh một phần nào đó hiểu rõ hơn về bệnh thiếu vitamin D ở trẻ em. Để từ đó có thêm hiểu biết và cách phòng tránh cũng như lưu ý quan trọng khi trẻ thiếu Vitamin D.
Không chỉ là những bậc phụ huynh giàu kinh nghiệm, hãy chia sẻ kiến thức để trở thành những chuyên gia trong việc chăm sóc các bé yêu nhé.
Hoàng Quyên
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có đến 59.000 người tử vong do dại. Dại là căn bệnh nguy hiểm vô cùng nguy hiểm khi phát hiện, 100% người bị vật cắn khi đã lên cơn dại sẽ tử vong. Vì vậy việc tiêm vắc xin phòng dại là cách duy nhất để ngăn ngừa bệnh dại khi bị động vật cắn, mỗi bậc phụ huynh cần tìm hiểu về lịch tiêm phòng dại cho trẻ em để đảm bảo tiêm đủ và đúng phác đồ.
Tập Yoga cho trẻ em là sự lựa chọn của nhiều cha mẹ khi tìm kiếm cho con mình một bộ môn thể dục giúp vận động, thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Theo các giáo viên Yoga, tập Yoga cho trẻ em mang lại rất nhiều lợi ích cho bé như tăng cường sức khỏe, mang đến niềm vui cho trẻ hay giúp tăng chiều cao...
Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..
Sử dụng thuốc tẩy giun khiến nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ vô cùng khiếp sợ hay ám ảnh. Chúng có thể gây “dị ứng” cho một số người. Do đó, để tẩy giun nhanh chóng, an toàn và không phải đụng chạm đến thuốc bạn có thể tẩy giun bằng những nguyên liệu thiên nhiên sau:
Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Thuocthang.com.vn để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Ở các nước phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi.