Cơ thể trẻ sơ sinh còn yếu nên khả năng bị nhiễm trùng rất cao, nhất là nhiễm trùng rốn nếu không được chăm sóc đúng cách. Nhiễm trùng rốn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm, tăng tỷ lệ tử vong sau sinh. Vậy phải chăm sóc cuống rốn của bé như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau của Thuocthang.com.vn nhé.
TẠI SAO CẦN CHĂM SÓC RỐN CHO TRẺ SƠ SINH
Rốn là con đường di chuyển các chất dinh dưỡng và oxy từ bánh nhau của người mẹ đến thai nhi và dây rốn cũng sẽ được nối thẳng vào gan của trẻ.
Nếu trẻ không được chăm sóc rốn đúng cách sẽ gây nhiễm trùng rốn, nhiễm trùng rốn gây ra tác hại:
- Nhiễm trùng này sẽ rất nhanh lan tới gan, thậm chí có nguy cơ gây nhiễm trùng huyết, nguy cơ tử vong trẻ sơ sinh rất cao lên tới 40-80%.
- Nhiễm trùng rốn có thể dẫn đến nguy cơ uốn ván rốn, một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh.
- Làm chậm quá trình rụng rốn.
Chính vì vậy rốn trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đúng cách, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn rốn.
CÁCH CHĂM SÓC RỐN TRẺ SƠ SINH ĐÚNG CÁCH
1. Cách Chăm Sóc Ngay Khi Bé Được Sinh
Quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh lâu hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe cũng như việc vệ sinh. Chăm sóc rốn sạch ngay sau khi sinh và những ngày đầu sau sinh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn rốn.
Sau khi chào đời, dây rốn sẽ được kẹp lại để giữ cuống rốn sạch sẽ. Nếu kẹp rốn bị hở hoặc bị rơi ra, bạn phải chú ý vệ sinh khu vực rốn bé ít nhất 1 lần/ngày. Sử dụng khăn mềm, nhẹ nhàng lau vùng rốn của bé.
Nhiều người cho rằng bạn chỉ nên lau người chứ không nên tắm bé cho đến khi rốn rụng. Tuy nhiên, việc tắm rửa cho bé không gây hại gì, miễn là bạn giữ cho cuống rốn khô và tránh chạm vào nước. Nếu cuống rốn bị ướt, hãy lau khô bằng khăn mềm. Đôi khi, cuống rốn của bé có thể bị bẩn nếu bé đi tiêu. Hãy nhẹ nhàng làm sạch bằng nước, vệ sinh lại bằng nước muối sinh lý và lau khô.
Rốn là phần mà bạn phải chú ý nhất nhưng cũng đem đến cho bạn nhiều khó khăn khi mặc quần áo cho bé. Bạn nên quấn tã phía dưới rốn, giữ cho cuống rốn khô. Khi tiếp xúc với không khí, cuống rốn sẽ mau khô. Chú ý chăm sóc vùng rốn khi mặc quần áo và giữ cho vùng rốn hở càng nhiều càng tốt.
Nếu đã qua một thời gian mà cuống rốn vẫn chưa rụng, bạn cũng đừng quá lo lắng. Đôi khi, cuống rốn sẽ rụng khá trễ. Trong trường hợp này, bạn vẫn chờ để cuống rốn rụng tự nhiên chứ không nên tác động lên nó. Nếu tại vị trí cuống rốn có dấu hiệu bất thường như chảy máu, chảy nước vàng, bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và nhận sự tư vấn đúng đắn.
Sau khi cuống rốn rụng, bạn sẽ thấy lỗ rốn của bé. Đôi khi, lỗ rốn có thể bị nổi mẩn đỏ, thậm chí có thể chảy máu. Mẹ không nên quá lo lắng, điều này hoàn toàn bình thường và lỗ rốn sẽ lành lại trong vòng 2 tuần.
Không nên dùng gạc thường hoặc tã để băng rốn cho trẻ vì việc băng rốn nếu không được dùng bằng các sản phẩm đã được tiệt khuẩn thì sẽ tạo điều kiện làm ổ chứa vi khuẩn và ngăn cản sự lành rốn do rốn lâu khô, nhất là trong thời tiết nóng ẩm của nước ta.
Tránh sờ vào cuống rốn, bôi các chất từ thảo dược không sạch lên cuống rốn. Những chất từ thảo dược thường bị nhiễm bẩn với nhiều bào tử nấm và vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn rốn.
2. Cách Chăm Sóc Sau Khi Dây Rốn Rụng
Các dây rốn thường tự tách ra trong vòng một hoặc hai tuần. Thật bình thường khi Mẹ nhìn thấy một mảng da khô, màu đỏ ở cuống rốn. Đôi khi, một lượng nhỏ máu tối màu có thể chảy ra – đừng lo lắng đó là điều bình thường. Nhưng nếu việc chảy máu kéo dài trên hai tuần, bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ ngay.
Mẹ Nên Làm Gì Với Dây Rốn Sau Khi Rụng ?
Việc giữ hoặc vứt bỏ dây rốn là hoàn toàn tùy thuộc vào người mẹ. Nhưng nếu mẹ muốn giữ nó như một vật lưu niệm có thể lựa chọn 1 số hình thức dưới đây:
- Làm vòng đeo tay lấp lánh: Một số nhà trang sức địa phương hoặc các cửa hàng trực tuyến, như Keepsake by Ry, có thể tạo ra các vòng tay lấp lánh từ dây rốn rụng này.
- Giữ trong một gói màu đỏ như vật kỷ niệm hay có nhiều người tin là một điều may mắn.
CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG Ở RỐN TRẺ SƠ SINH
Dấu hiệu nhận biết rất rõ ràng: Chân rốn sưng tấy, rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, ẩm ướt, chảy mủ. Những trường hợp viêm rốn có mủ nhẹ, mẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng cách nặn hết mủ, dùng oxy già rửa rốn cho bé, lau khô, rắc bột kháng sinh, sau đó băng lại.
Tuy nhiên, nếu trẻ có những biểu hiện nặng hơn như sốt cao, bỏ bú, mệt mỏi..., mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Sau khi bé chào đời, các mạch máu rốn gồm 2 động mạch, 1 tĩnh mạch sẽ xẹp và xơ hóa. Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập vào mạch máu rốn, gây viêm nhiễm. Nếu nhận thấy bụng phía dưới rốn bị sưng phù, tấy đỏ, vuốt thành bụng theo chiều từ xương mu lên rốn sẽ có mủ chảy ra, bé có nguy cơ bị viêm động mạch rốn. Ngược lại, nếu vuốt từ mỏm ức xuống thấy mủ chảy ra, nguy cơ bé bị viêm tĩnh mạch rốn rất cao.
Trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm tĩnh mạch rốn, vi khuẩn có thể tấn công sang các khu vực bên cạnh như gan, mật, từ đó dẫn đến nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.
Trẻ bị uốn ván rốn sẽ bị sốt, bỏ bú, sau đó cứng hàm, co cứng toàn thân. Nếu gặp ánh sáng hoặc âm thanh, triệu chứng co giật sẽ thêm nghiêm trọng. Trường hợp nặng, bé có thể bị co thắt dẫn đến khó thở và tử vong.
Dù rốn trẻ sơ sinh rụng sớm, bé không sốt, rốn không sưng, đỏ, nhưng nếu vẫn thấy vùng chân, rốn có dịch vàng, mẹ nên đặc biệt lưu ý. Bé có nguy cơ bị u hạt rốn. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng rốn.
Tóm lại, quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh lâu hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe cũng như việc vệ sinh, chăm sóc cuống rốn. Mẹ không cần quá lo nếu rốn trẻ rụng chậm hơn “lịch trình” chuẩn. Tuy nhiên, nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, tốt nhất mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra. Nhiễm trùng rốn nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe bé.
NHỮNG CÁCH PHÒNG NHIỄM KHUẨN RỐN
- Ngay từ lúc sinh nên cho trẻ được tiếp xúc với da mẹ để trẻ có được vi khuẩn thường trú trên da là vi khuẩn không gây bệnh từ mẹ.
- Nên cho trẻ bú sữa mẹ để cung cấp những kháng thể chống nhiễm khuẩn.
- Khi mang thai, bà bầu nên đi tiêm phòng uốn ván để tránh uốn ván cho trẻ sơ sinh.
- Ngoài việc chú ý đến vấn đề nhiễm khuẩn rốn, trong giai đoạn từ 0 đến 1 tháng tuổi, cha mẹ cần chăm sóc bé tỉ mỉ, cẩn thận hơn vì bé rất dễ mắc nhiều bệnh do hệ miễn dịch còn non nớt. Đây cũng là giai đoạn vàng thực hiện các xét nghiệm, sàng lọc phát hiện các căn bệnh nguy hiểm. Để bảo vệ sức khỏe bé, ngay sau sinh, cha mẹ cần:
+ Siêu âm tim sau sinh sớm, phát hiện tim bẩm sinh ngay cả khi trong suốt thai kỳ không có bất thường về tim.
+ Thực hiện sàng lọc sau sinh giúp phát hiện các bệnh lý nguy hiểm như: suy giáp bẩm sinh, thiếu hụt men G6PD, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, suy giảm thính lực bẩm sinh.
Hiểu rõ cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh cũng như các dấu hiệu bất thường về rốn trẻ sẽ giúp tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Còn rất nhiều bí kíp chăm sóc trẻ sơ sinh cực hay ho, mẹ tham khảo thêm tại Chuyên mục Chăm sóc Bé tại Thuocthang.com.vn nhé.
Hoàng Quyên
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.