Vậy khi nào là thời gian vàng để bổ sung vitamin A cho trẻ và bổ sung như thế nào hợp lý, khoa học ? Mời bạn đọc cùng | thuocthang.com.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.
1. Vitamin A quan trọng như thế nào đối với trẻ ?
Chúng ta biết Vitamin A giúp tăng cường thị lực cho trẻ, bảo vệ mắt, phòng tránh các bệnh về mắt như quáng gà, khô mắt, loét giác mạc dẫn đến mù lòa… Tuy nhiên, vitamin A còn nhiều công dụng mà có thể nhiều bố mẹ chưa biết. Chẳng hạn như:
Giúp trẻ tăng trưởng bởi vitamin A đóng vai trò như 1 hormone trong điều chỉnh sự lớn và phát triển của các mô trong hệ cơ xương. Những trẻ bị thiếu Vitamin A sẽ chậm lớn, còi cọc.
Duy trì cấu trúc bình thường của da và niêm mạc, cải thiện khả năng lành vết thương, thiếu vitamin A khiến da khô và dễ bị tổn thương; tóc giòn, dễ gãy rụng.
Tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ, biệt hóa tế bào. Thiếu Vitamin A khiến trẻ giảm sức đề kháng, dễ nhiễm trùng nặng, đặc biệt là sởi, tiêu chảy và viêm đường hô hấp… dẫn tới tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong.
Bảo vệ biểu mô: Vitamin A bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt, biểu mô da, niêm mạc khí quản, ruột non và các tuyến bài tiết.
Miễn dịch: Vitamin A tǎng cường khả nǎng miễn dịch của cơ thể (Vitamin A có khả nǎng làm tăng sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn, uốn ván, lao, sởi, phòng ngừa ung thư…)
Mới đây người ta còn phát hiện dạng tiền Vitamin A trong rau củ, trái cây có khả năng kìm hãm gốc tự do, giúp chống lão hóa, phòng một số bệnh ung thư…
2. Cách bổ sung vitamin A cho trẻ hợp lý và khoa học
Cho trẻ uống vitamin A :
Trẻ 6 – <12 tháng tuổi: 100.000 đơn vị vitamin A mỗi 6 tháng
Trẻ từ 12 – 36 tháng: 200.000 đơn vị vitamin A mỗi 6 tháng
Trẻ từ 37 – 60 tháng: 200.000 đơn vị vitamin A mỗi 6 tháng
Các đối tượng nguy cơ (trẻ em và bà mẹ) nên bổ sung vitamin liều cao để giải quyết tình trạng khô mắt gây hậu quả mù ở trẻ.
Cách cho trẻ uống Vitamin A:
Đối với trẻ 6 – 12 tháng tuổi: Giữ viên nang bằng ngón trỏ và ngón cái, dùng kéo cắt đầu núm viên nang, bóp đếm số giọt trong 1 viên nang. Cho trẻ uống 3 – 4 giọt Vitamin A (nửa viên). Cuối cùng cho trẻ uống một thìa nước tráng miệng.
Đối với trẻ 12 – 23 tháng tuổi: Giữ viên nang bằng ngón trỏ và ngón cái, dùng kéo cắt đầu núm viên nang, bóp hết dịch vitamin A vào miệng trẻ. Cuối cùng cho trẻ uống một thìa nước tráng miệng.
Đối với trẻ trên 24 tháng tuổi: Cho trẻ nhai hoặc nuốt viên nang vitamin A rồi cho trẻ uống nước.
Lưu ý khi uống vitamin A:
Mỗi viên nang chứa khoảng 6 – 8 giọt dịch Vitamin A. Nếu cắt sát đầu núm thì có thể bóp ra được 6 – 8 giọt, nếu cắt ở giữa đầu núm thì được khoảng 6 giọt.
Theo dõi sức khỏe của trẻ sau uống vitamin A trong vòng 2 ngày để xử trí các trường hợp có tác dụng phụ.
3. Cách phòng ngừa thiếu vitamin A
Bổ sung vitamin A liều cao mỗi 6 tháng :
Việc bổ sung vitamin A liều cao trong ngày vi chất dinh dưỡng không chỉ giúp phòng ngừa thiếu vitamin A gây ra các bệnh về mắt ở trẻ mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở trẻ nhỏ cũng như cải thiện nhanh chóng tình trạng vitamin A của bà mẹ sau sinh. Và hơn hết là đẩy mạnh hơn hoạt động phòng chống thiếu máu dinh dưỡng trong cộng đồng.
Tăng cường Vitamin A vào thực phẩm :
Đưa vitamin A vào một số thực phẩm thông dụng như dầu ăn, sữa,… là giải pháp chuyển tiếp và mang lại hiệu quả cao vì bao phủ được phần lớn các đối tượng trong vùng nguy cơ. Với các cháu được uống sữa theo chương trình sữa học đường, sử dụng sữa tăng cường đa vi chất sẽ có lợi hơn cho sự tăng trưởng và phát triển. Loại và hàm lượng các vi chất dinh dưỡng tăng cường vào sữa học đường theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới và phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị.
Cải thiện bữa ăn :
+ Bảo đảm ăn uống hợp lý, cân đối các chất dinh dưỡng và đủ Vitamin A trong bữa ăn hàng ngày. Đây là giải pháp cơ bản và lâu dài để giải quyết vấn đề thiếu Vitamin A.
+ Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, mẹ cần ăn đủ chất, chú ý thức ăn giàu Vitamin A, tiền vitamin A (beta-carotene), đủ và cân đối về chất béo (dầu mỡ).
+ Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ vì sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A tốt nhất đối với trẻ nhỏ. Đặc biệt, mẹ cố gắng cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh để tận dụng nguồn sữa non quý giá, vì trong sữa non có nhiều vitamin A và các kháng thể giúp trẻ phòng chống các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, thực hiện cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi tròn 6 tháng trẻ cần được ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục duy trì bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.
+ Đối với trẻ ăn dặm, cần lựa chọn một cách hợp lý những thực phẩm giàu Vitamin A, tiền vitamin A (beta-carotene) vào bữa ăn của trẻ như lòng đỏ trứng, sữa, dầu gan cá, cá trích, đu đủ, xoài chín, cà rốt, khoai lang, các loại rau xanh đậm màu…
+ Vitamin A là loại vitamin tan trong chất béo nên bữa ăn cần có đủ dầu mỡ để tăng hấp thu và chuyển hóa vitamin A.
Bên cạnh những giải pháp trên các mẹ cần giữ gìn vệ sinh, tẩy giun định kỳ để phòng tránh bệnh liên quan ký sinh trùng và tiêm chủng đầy đủ để phòng bệnh cho trẻ, nhất là bệnh sởi, tiêu chảy, viêm hô hấp.
4. Lưu ý khi bổ sung vitamin A cho trẻ ?
Không tự ý cho trẻ uống bổ sung vitamin A liều cao (loại có hàm lượng từ 100.000 – 200.000 đơn vị quốc tế) vì có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc vitamin A do quá liều.
Sau khi uống vitamin A, một số trẻ có thể bị nôn, ói hoặc đi ngoài phân lỏng. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể nên mẹ không cần quá lo lắng, trẻ sẽ tự điều chỉnh và hết các dấu hiệu trên sau khi uống vài ngày.
Những tác dụng phụ của vitamin A không nhiều và rất ít trẻ gặp phải nên mẹ không nên quá lo lắng mà không cho con uống Vitamin A. Thiếu vitamin A không chỉ khiến trẻ mắc biến chứng về mắt mà còn làm cho bé biếng ăn, chậm tăng trưởng về chiều cao và cân nặng, sức đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh hô hấp, tiêu hóa, da và thời gian bị bệnh kéo dài…
Hy vọng những chia trên sẽ có ích cho các bậc phụ huynh khi cho trẻ bổ sung vitamin A nhé.
Danh Trường
Viêm màng não mủ do Haemophilus inuenzae type B (Hib) gây ra là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Cứ 20 trẻ bị viêm màng não mủ do Hib sẽ có 1 trẻ tử vong, ngay cả khi được điều trị kịp thời. Bệnh lây lan nhanh, một số trẻ mang vi trùng Hib nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng.
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Trên thực tế, có rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng, thậm chí không muốn cho trẻ đi chích ngừa vì lo sợ những tác dụng phụ của vắc-xin có thể xảy ra sau khi tiêm phòng. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, hầu hết các trẻ sẽ không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm chủng vắc-xin.
Bám sát lịch Tiêm chủng trẻ em là cách tốt nhất để ba mẹ phòng bệnh cho bé. Hiện nay nền y học dự phòng trên thế giới đã phát minh thành công các loại vắc xin phòng ngừa gần 30 bệnh truyền nhiễm.
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh đầy đủ ngay từ lúc chào đời giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể trẻ từ đó tránh được việc bé mắc phải các căn bệnh từ đơn giản đến nguy hiểm.
Tiêm văcxin tức là đưa một “chất lạ” vào trong cơ thể. Vì thế, bất kỳ loại văcxin nào dù tốt đến đâu cũng sẽ có một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Mỗi cá thể có phản ứng với văcxin ở các mức độ khác nhau. Hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi sau 24 giờ.