Việc lựa chọn những loại đồ ăn vừa giàu dinh dưỡng vừa hợp khẩu vị của bé luôn là một thách thức. Tương tự như vậy việc lựa chọn đồ uống phù hợp cho bé cũng là một trong những vấn đề làm nhiều mẹ đau đầu. Cần phải biết các loại thức uống tốt và xấu đối với sức khỏe của trẻ em để có được sự cân bằng trong cơ thể và hỗ trợ sự phát triển của bé.
Hầu hết trẻ nhỏ sẽ có tỷ lệ nước trong cơ thể cao hơn so với người lớn. Tuy nhiên, chúng lại kém chịu được nhiệt hơn và có thể dễ bị mất nước hơn, đặc biệt là khi trẻ hoạt động thể chất và ở vùng có khí hậu nóng. Do đó, việc khuyến khích trẻ uống nước thường xuyên là điều vô cùng quan trọng, vì trẻ thường không tự ý thức được mình phải uống nước. Tuy nhiên, không phải thức uống nào cũng tốt cho bé. Bài viết dưới đây | thuocthang.com.vn sẽ mang đến cho các mẹ một vài thông tin cần thiết để biết cách lựa chọn nước uống cho con mình một cách khoa học, lành mạnh.
CƠ THỂ TRẺ CẦN BAO NHIÊU CHẤT LỎNG ?
Lượng chất lỏng mà cơ thể của một đứa trẻ cần đến sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tuổi tác, giới tính, thời tiết và mức độ hoạt động thể chất của trẻ. Nói chung, mỗi đứa trẻ nên cố gắng uống khoảng 6 – 7 ly chất lỏng vào mỗi ngày, bao gồm cả nước được cung cấp bởi các loại thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng thường ngày.
Đối với những trẻ ở độ tuổi còn rất nhỏ sẽ cần lượng chất lỏng để nạp vào cơ thể ít hơn (khoảng 120 – 150 ml), trong khi đó trẻ lớn sẽ cần bổ sung nhiều chất lỏng hơn (khoảng 250 – 300 ml). Điều này dựa trên khuyến nghị của Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA), trong đó có những quy định về việc trẻ em ở các độ tuổi khác nhau sẽ cần bổ sung bao nhiêu chất lỏng cho cơ thể.
Giả sử, khoảng 70 – 80% lượng chất lỏng trong chế độ ăn uống đến từ đồ uống và 20 – 30% đến từ thức ăn thì khuyến nghị của EFSA chỉ cho đồ uống sẽ tương đương với:
Từ 1,1 – 1,3 lít vào mỗi ngày đối với trẻ từ 4 – 8 tuổi.
Từ 1,3 – 1,5 lít mỗi ngày cho bé gái từ 9 – 13 tuổi.
Từ 1,5 – 1,7 lít mỗi ngày cho bé trai từ 9 – 13 tuổi.
NHỮNG ĐỒ UỐNG NÀO LÀ TỐT NHẤT DÀNH CHO TRẺ EM ?
Nhìn chung, sữa và nước là những thức uống tốt nhất dành cho trẻ em, vì chúng không chứa đường tự do. Loại đường này góp phần làm cho lượng calo tiêu thụ cao hơn khi trẻ sử dụng những đồ uống có đường. Đây cũng là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ thừa cân và béo phì ở trẻ em.
Một số loại đồ uống như nước hoa quả và sữa thường cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số loại nước ép trái cây có thể chứa đường tự do, vì vậy trẻ em không nên tiêu thụ với số lượng lớn.
Việc uống những đồ uống chứa nhiều đường quá thường xuyên cũng có thể dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ em, đặc biệt khi trẻ tiêu thụ chúng liên tục giữa các bữa ăn và không đánh răng thường xuyên bằng kem đánh răng có chứa fluor.
Ngoài ra, một số loại đồ uống có tính axit, chẳng hạn như nước bí, nước trái cây hoặc một số đồ uống có ga, có thể gây mòn răng và làm hỏng men răng của trẻ khi uống chúng thường xuyên. Bên cạnh đó, những đồ uống như cà phê, trà và một số nước ngọt cũng có thể chứa caffein, một chất kích thích nhẹ. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, nên tiêu thụ ít caffeine hơn so với người lớn. Sở dĩ, chất kích thích này có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ nếu sử dụng gần giờ đi ngủ.
Dưới đây là những loại đồ uống mà các bậc phụ huynh nên và không nên cho trẻ 6 tháng tuổi bổ sung nước:
1. Nước lọc
Uống nước sẽ giúp loại bỏ các chất thừa cũng như độc tố ra khỏi cơ thể. Khi bé uống đủ nước, các độc tố còn được loại bỏ ra khỏi cơ thể qua việc tiết mồ hôi. Hệ thống thận của con người là cơ quan duy nhất lọc nước và nó hoàn toàn phụ thuộc vào nước để hoạt động. Do vậy, uống nước hàng ngày là điều cần thiết để thận hoạt động hiệu quả. Bạn có thể cắt một lát chanh, cam hoặc bông hoa nhài cho vào cốc nước để bé thấy hứng thú hơn khi uống.
2. Sữa
Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ hoặc sữa bột (dành cho trẻ sơ sinh) là lựa chọn tốt nhất trong năm đầu tiên. Lên 8 tuổi bố mẹ nên cho con uống sữa ít béo. Trong trường hợp trẻ bị dị ứng với sữa, bạn hãy thử dùng sữa đậu nành, sữa gạo… để thay thế. Miễn là trong thành phần sữa có chất bổ sung canxi.
3. Sữa có hương vị tự làm
Đây là một cách tuyệt vời để tạo hương vị cho sữa dành riêng cho những đứa trẻ yêu thích hương vị. Dâu tây cũng là một nguồn cung cấp của vitamin C tuyệt vời cho bé.
Bạn có thế chế biến sữa dâu tây bằng nguyên liệu và cách thức hết sức đơn giản như sau:
+ Chuẩn bị 120g dâu tây và 500ml sữa;
+ Xay cho đến khi hỗn hợp nhuyễn đều.
4. Nước dừa
Nước dừa chứa ít đường, nhiều kali, chất chống oxy hóa và chất điện giải. Do đặc tính dồi dào vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng hơn hẳn các thức uống khác, nước dừa là một thức uống năng lượng tuyệt vời.
Nước dừa có chứa ít đường và hàm lượng natri ít hơn hẳn so với các nước uống thể thao khác nhưng lại có nhiều kali, canxi và chloride giúp bổ sung và nâng cao mức năng lượng của cơ thể cho con bạn năng lượng tối ưu.
5. Sinh tố (ít đường)
Đây là cách giúp bé tiêu thụ các loại trái cây và rau củ quả mà nhiều cha mẹ đã khéo léo tận dụng. Sử dụng sinh tố có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, rất phù hợp với những bé kén ăn.
Bạn có thể tham khảo sự kết hợp giữa các loại trái cây và rau củ quả để cho ra loại sinh tố giàu dinh dưỡng như:
+ Cải xoăn và dứa
+ Rau bina và việt quất
+ Súp lơ và đào
+ Củ cải đường và dâu tây
Khi chế biến sinh tố có thể trộn với sữa không đường hoặc sữa tươi không đường. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng thêm một số nguyên liệu có lợi cho sức khỏe như bột cacao, hạt lanh, hạt chia…
Chú ý không nên mua sinh tố ở bên ngoài mà hãy tự làm tại nhà. Vì nhiều nơi cho rất nhiều đường vào sinh tố, đồng thời sử dụng các nguyên liệu không đảm bảo có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của bé.
Do lượng calo trong sinh tố khá cao nên không nên dùng trước bữa chính mà hãy xem đó là bữa ăn nhẹ có thể dùng sau khi bé ngủ trưa dậy.
6. Trà thảo mộc
Chúng ta không hay dùng trà để cho trẻ em uống nhưng có một số loại trà thảo dược vẫn an toàn mà trẻ em có thể dùng được.
Trà bạc hà, trà hoa cúc,… tốt hơn nhiều so với việc dùng nước ngọt. Những loại đồ uống này không có chứa caffein mà lại có hương vị dễ chịu. Ngoài ra, nhóm đồ uống này cũng đem lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chẳng hạn như trà hoa cúc có đặc tính chống viêm, có tác động tích cực đến các bệnh liên quan đến đường ruột.
Tuy an toàn nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé dùng trà thảo dược. Chú ý không dùng cho trẻ sơ sinh và để ý nhiệt độ trước khi cho bé dùng.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CƠ THỂ TRẺ ĐƯỢC CUNG CẤP ĐẦY ĐỦ NƯỚC ?
Dưới đây là một số mẹo hữu ích bổ sung nước cho trẻ dưới 1 tuổi mà cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng với con mình.
+ Đảm bảo cho trẻ uống nước trước khi đi học, tức là sau bữa sáng và trong giờ giải lao hoặc giờ chơi
+ Bố mẹ, giáo viên hoặc người giám hộ nên cho trẻ uống nước thường xuyên, nhất là trong thời tiết oi nóng
+ Khuyến khích trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa hàm lượng nước cao, chẳng hạn như rau, súp, trái cây và sữa chua.
+ Luôn chuẩn bị sẵn cho bé một chai nước trong cặp sách khi bé đi học, vui chơi hoặc ăn trưa ở trường.
CÁC LOẠI ĐỒ UỐNG GÂY ẢNH HƯỞNG XẤU ĐẾN SỨC KHỎE CỦA BÉ
Một số loại đồ uống có tác động tiêu cực mà chúng ta nên hạn chế cho bé dùng. Chẳng hạn như:
Soda và nước ngọt: Đây là loại đồ uống nên hạn chế vì có nhiều đường nên không hề có lợi cho sức khỏe của trẻ. Không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà còn tăng nguy cơ tăng cân, béo phì ở trẻ em.
Đồ uống có chứa caffein: Bao gồm các loại đồ uống quen thuộc như: soda, nước tăng lực, cafe… Nhóm đồ uống này có thể gây cảm giác bồn chồn, tim đập nhanh, tăng huyết áp và làm rối loạn giấc ngủ của trẻ. Đồ uống chứa caffein nên dùng hạn chế với trẻ trên 12 tuổi và tránh tuyệt đối với trẻ dưới 12 tuổi.
Thực tế việc bổ sung nước cho trẻ sơ sinh thường khá khó, vì nhiều trẻ không chịu hợp tác. Tuy nhiên bố mẹ cần khéo léo và kiên trì cũng như không ép trẻ quá mức dễ khiến con sợ. Cũng trong giai đoạn từ 0 đến 6 tháng, trẻ rất hay gặp các vấn đề về hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa hay dinh dưỡng... vì thế cha mẹ cần đặc biệt chú ý và dành nhiều thời gian chăm sóc con trong giai đoạn này.
Nguyễn Ngọc
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.