Hệ thống miễn dịch ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ rất dễ gặp phải dị ứng, và Sữa là một trong số những nguyên nhân phổ biến gây dị ứng ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi (khoảng 2-3% trẻ nhỏ). Một số trẻ sau khi lớn vẫn còn mắc phải tình trạng này.Vậy các bậc phụ huỵnh đã biết gì về dị ứng sữa ở trẻ? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
DỊ ỨNG SỮA LÀ GÌ ?
Dị ứng là phản ứng phòng vệ của hệ thống miễn dịch của cơ thể lên một vật thể lạ (trong trường hợp này là các protein trong sữa). Điều này có nghĩa khi trẻ uống sữa, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ nhầm các protein là các kháng thể lạ gây hại cho cơ thể và bắt đầu hoạt động để chống lại chúng, gây nên các biểu hiện dị ứng sữa ở trẻ.
Tương tự cơ thể trẻ sẽ khó hấp thu các protein có trong sữa bột công thức, đi kèm là các phản ứng dị ứng nên trẻ có thể bị suy nhược, thiếu dinh dưỡng. Tùy thuộc vào dấu hiệu bé dị ứng sữa công thức mà ta xác định mức độ nghiêm trọng của phản ứng. Thông thường trẻ bị dị ứng với protein trong sữa bò cũng sẽ phản ứng với các loại protein trong sữa cừu và sữa dê.
NGUYÊN NHÂN DỊ ỨNG SỮA
Ước tính có từ 10 - 30% trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến 1 tuổi bị dị ứng với sữa bột công thức. Từ 1 tuổi trở lên tình trạng trẻ dị ứng với sữa công thức sẽ giảm xuống dần, và khi trẻ từ 3 tuổi trở lên thì có đến 75% trẻ không còn bị dị ứng với sữa. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp trẻ sẽ bị dị ứng với sữa suốt đời.
Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác vì sao trẻ bị dị ứng sữa công thức. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu y khoa cho thấy trẻ bị dị ứng sữa công thức có thể là do di truyền từ cha mẹ. Nếu mẹ hoặc cha đã từng dị ứng với sữa bột lúc còn nhỏ thì có khoảng 50 - 80% cơ hội trẻ cũng thừa hưởng những biểu hiện tương tự.
Ngoài ra, cách xuất hiện các bệnh dị ứng còn phụ thuộc vào cơ địa, môi trường sống và chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Các biểu hiện dị ứng sữa ở trẻ thường là tổng hợp của nhiều triệu chứng và các triệu chứng này sẽ tăng lên nếu trẻ vẫn tiếp tục được dùng loại sữa gây dị ứng.
NHỮNG BIỂU HIỆN DỊ ỨNG SỮA Ở TRẺ
Thông thường biểu hiện dị ứng sữa ở trẻ sẽ xuất hiện ngay trong tuần đầu tiên sau khi trẻ uống sữa. Các bé được bú sữa mẹ sẽ ít có nguy cơ bị dị ứng hơn các trẻ uống sữa bột. Tuy nhiên, trẻ uống sữa mẹ cũng có thể bị dị ứng nếu trong khẩu phần ăn của mẹ tại thời điểm đó có các thành phần từ sữa.
Một vài trẻ có thể bị dị ứng sữa ngay sau khi uống, một vài trường hợp khác lại phản ứng sau khoảng vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Các dấu hiệu bé dị ứng sữa công thức bao gồm:
- Trẻ gặp vấn đề về hô hấp: Trẻ có thể bị khò khè, khó thở, ho khàn tiếng, có đờm trong mũi và cổ họng, đây có thể là những biểu hiện của phản ứng với protein trong sữa.
- Đau bụng, tiêu chảy: Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng là phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng nếu tần suất xảy ra thường xuyên (khoảng 2 đến 4 lần một ngày trong vòng hơn một tuần) và/hoặc có máu trong tã thì đó là dấu hiệu trẻ bị dị ứng sữa bột công thức.
- Da nổi mẩn đỏ (mề đay): Chú ý khi trẻ bị nổi mẩn đỏ hoặc phát ban trên da như chàm (eczema), mày đay, ngứa hoặc sưng phù quanh vùng mặt.
- Buồn nôn, nôn ra sữa: trẻ sơ sinh thường có trớ lượng ít sữa khi ăn nhưng nếu trẻ nôn trớ ngoài giờ ăn thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Triệu chứng trào ngược, thể hiện bởi hiện tượng nôn và khó nuốt, có thể là biểu hiện của bệnh dị ứng.
- Trẻ cáu gắt, quấy khóc: Nếu trẻ đột nhiên khóc kéo dài, quấy khóc không dứt cơn thì có thể là do đau bụng do bị dị ứng protein trong sữa bột công thức.
Dị ứng sữa có những biểu hiện khác nhau vào những thời điểm khác nhau và còn tùy thuộc vào cơ địa của bé. Một vài trường hợp chỉ có những biểu hiện nhẹ và ảnh hưởng đến một vài bộ phận trên cơ thể như nổi mề đay trên da, đau họng. Tuy nhiên trường hợp nặng trẻ có thể bị sốc phản vệ với các dấu hiệu: Co giật, đau bụng dữ dội, tím tái, cơ thể hoặc chân tay mềm nhũn, hôn mê bất tỉnh...Đây là những dấu hiệu có thể đe dọa tính mạng nên cha mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay lập tức để điều trị kịp thời.
CÁCH XỬ LÝ VÀ PHÒNG NGỪA KHI TRẺ BỊ DỊ ỨNG SỮA
Nếu Trẻ Bú Sữa Mẹ
Để tránh mắc phải tình trạng trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ, bạn cần lưu ý một số vấn đề liên quan đến việc con bú. Cụ thể:
Ở mỗi lần bạn ăn một món mới và cho con bú, bạn cần để ý đến trạng thái của trẻ. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra trẻ có đang bị dị ứng hay không hoặc loại thức ăn đó có khiến trẻ cảm thấy khó chịu hay không.
Mặc dù trẻ có dấu hiệu dị ứng với sữa mẹ nhưng bạn không nên cho trẻ ngưng bú. Bởi điều này có thể khiến quá trình phát triển và sức khỏe tổng thể của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thay vào đó bạn nên tìm ra thực phẩm khiến trẻ bị dị ứng và thay đổi chế độ ăn uống phù hợp. Khi đó trẻ sẽ không còn bị dị ứng nữa.
Kết quả tổng hợp từ các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hoàn toàn cho con sử dụng sữa mẹ trong ít nhất 4 tháng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và làm giảm nguy cơ bị dị ứng thực phẩm của trẻ ngay cả khi trẻ có tiền sử gia đình mắc bệnh.
Tình trạng trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ có thể tự khỏi và nguy cơ phát bệnh cũng giảm khi trẻ có độ tuổi từ 9 tháng trở lên mà không cần sử dụng thuốc hay áp dụng các phương pháp điều trị y tế khác, trừ trường hợ trẻ mắc phải biến chứng nặng.
Tình trạng trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ không quá nghiêm trọng và nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh lý này cũng gây ra chứng rối loạn tiêu hóa và nổi mẩn ngứa trên da của trẻ. Chính vì thế, bạn cần phải thường xuyên quan sát và hết sức kỹ càng trong việc áp dụng chế độ ăn uống mỗi ngày. Đặc biệt bạn nên để ý đến những biểu hiện của trẻ khi bạn dung nạp vào cơ thể một món ăn mới.
Nếu Trẻ Bú Sữa Ngoài
- Nếu không may trẻ có phản ứng mạnh mẽ với sữa công thức, mà nguyên nhân chủ yếu là do cơ địa trẻ quá mẫn cảm, thì cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này là cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn đầu.
- Trong trường hợp không có sữa mẹ thì có thể cho trẻ dùng sữa công thức, tuy nhiên cần chú ý cho trẻ bú từng chút một để xem trẻ có bị dị ứng với loại sữa đó không. Nếu thấy an toàn thì cha mẹ có thể điều chỉnh tăng dần lượng sữa ở những lần tiếp theo.
Lưu ý: Với những trẻ bị dị ứng với sữa bò thì có nhiều khả năng trẻ cũng sẽ bị dị ứng với các loại thực phẩm khác (sữa dê, sữa đậu nành...). Do vậy trong giai đoạn ăn dặm của trẻ, cha mẹ nên chú ý thêm đến vấn đề này, cần đến gặp bác sỹ chuyên gia Dị ưng để được tư vấn về chế độ ăn phù hợp cho trẻ.
- Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể đưa trẻ đi tầm soát dị ứng bằng cách test lấy da và xét nghiệm máu. Việc không phát hiện tình trạng dị ứng sữa ở trẻ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, sức khỏe lâu dài của trẻ.
- Chọn sữa phù hợp để giúp trẻ tránh được tình trạng dị ứng
- Nếu không may trẻ bị dị ứng với sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò, thì cha mẹ có thể cân nhắc một số loại sữa công thức áp dụng công nghệ mới: Sữa thủy phân chất đạm (protein) một phần hoặc toàn phần để phù hợp với cơ thể của trẻ nhỏ.
+ Sữa thủy phân protein 1 phần: Có chữ HA trên bao bì sản phẩm, có khả năng làm giảm dị ứng ở trẻ.
+ Sữa thủy phân protein toàn phần: Trong đó các protein sữa đã được phân lọc thành các phần nhỏ hơn giúp trẻ dễ tiêu hóa và ít gây dị ứng hơn
+ Sữa công thức chứa các amino axit: Là loại sữa chứa các protein ở dạng đơn giản nhất vì các amino axit là đơn vị cơ bản để tạo nên protein. Đây là loại được đề nghị nếu trẻ vẫn có dấu hiệu bị dị ứng sau khi dùng sữa đã qua xử lí protein.
- Đối với những trẻ bị dị ứng sữa công thức nặng, kể cả với những loại kể trên, các mẹ có thể cho con thử các loại sữa được làm từ thực vật như sữa công thức có nguồn gốc từ đậu nành, sữa gạo hoặc các dạng ngũ cốc khác. Tuy nhiên, các sữa thực vật sẽ không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Vì thế, với những trẻ bị dị ứng sữa công thức thì cha mẹ nên tập cho trẻ ăn dặm sớm, và khi trẻ được trên 3 tuổi thì có thể quay lại sử dụng sữa công thức sau khi được tư vấn bởi bác sỹ chuyên khoa về Dị ứng.
Nguyễn Ngọc
Viêm màng não mủ do Haemophilus inuenzae type B (Hib) gây ra là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Cứ 20 trẻ bị viêm màng não mủ do Hib sẽ có 1 trẻ tử vong, ngay cả khi được điều trị kịp thời. Bệnh lây lan nhanh, một số trẻ mang vi trùng Hib nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng.
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).
Virus cúm A là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người, với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Với các triệu chứng khó thở, thở gấp, khạc đờm đặc lẫn máu, dẫn đến nguy cơ viêm phổi cấp, thiếu oxy, đe dọa tính mạng người bệnh. Trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu cần chủ động phòng ngừa chủng virus cúm nguy hiểm này.
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi thì trẻ sẽ bước vào giai đoạn mọc răng và quá trình mọc răng sẽ hoàn thiện hết khi đến 3 tuổi. Trong giai đoạn mọc răng của bé thì sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe kèm theo ảnh hưởng ít nhiều đến thể trạng của trẻ. Chính vì vậy việc chuẩn bị kiến thức đầy đủ để chăm sóc và đề phòng, tránh các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi mọc răng là điều hết sức quan trọng.
Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Thuocthang.com.vn để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Ở các nước phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Ho là một trong những bệnh khá phổ biến trong độ tuổi của các bé từ 0-6 tuổi – độ tuổi có sức đề kháng yếu nhất. Các cơn ho kéo dài, vừa dứt tuần trước, tuần sau lại tái lại. Thông thường khi thời tiết chỉ cần thay đổi trở lạnh thì các bé rất dễ mắc các chứng cảm cúm, ho, viêm họng, sổ mũi, …