Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Ở các nước phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Ung thư ở trẻ em thường bắt đầu ở hệ thống thần kinh, não, xương, cơ, thận và đôi khi cả máu. Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ có thể mắc các bệnh ung thư như người lớn. Trẻ sẽ có cơ hội được cứu sống tốt hơn nếu phát hiện sớm ung thư.
Theo GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, khoảng 50% bệnh nhi ung thư mắc ung thư máu và ung thư hạch. Số còn lại gồm các loại bướu đặc. Khác hẳn người lớn, bướu mọc từ các tế bào non thời kỳ thai phôi gọi là bướu nguyên bào ở trẻ từ 0-5 tuổi, nằm ở thận, mắt, ở gan, buồng trứng và tinh hoàn. Các bướu não gặp ở trẻ em bất kể tuổi nào.
Dưới đây là 5 bệnh ung thư thường gặp ở trẻ em và các triệu chứng nhận biết khi mắc các bệnh ung thư này.
1. Ung thư bạch cầu
Ung thư bạch cầu hay còn có tên gọi ngắn gọn là bệnh ung thư máu hay bệnh bạch cầu, thuộc loại ung thư ác tính. Căn bệnh này là hiện tượng khi bạch cầu trong cơ thể người bệnh tăng đột biến. Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định nhưng có thể là do các tác động của môi trường như ô nhiễm hóa học hay nhiễm chất phóng xạ hoặc cũng có thể là do di truyền. Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên chúng cũng khá "hung dữ", đặc biệt khi loại tế bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ làm chúng thiếu "thức ăn" và có hiện tượng ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, vì vậy người bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu dẫn đến chết. Đây cũng là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra u (ung bướu)
Đây loại ung thư thường gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Do các dạng bạch cầu ung thư phát triển nhanh trong tủy làm đau nhức, đồng thời chiếm chỗ và làm giảm sự phát triển những tế bào máu bình thường khác nên: Cha mẹ hãy chú ý để đưa con đi khám ngay khi có những triệu chứng này.
2. Ung thư hạch bạch huyết (u lympho)
Một dạng đặc biệt của bạch cầu, gọi là tế bào lympho, có vai trò quan trọng trong việc đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Những tế bào này tiếp xúc với nhiều chất khác nhau trong cơ thể trong khi xây dựng hệ miễn dịch. Các tế bào này tập trung để thanh lọc ở những khu vực nhất định gọi là hạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết được tìm thấy ở khắp nơi trong cơ thể, đặc biệt là ở cổ, nách, háng, trên tim, xung quanh các mạch máu lớn trong bụng. Tế bào lympho cũng có thể nhóm lại với nhau trong lá lách, amidan và tuyến ức. Lymphoma là một loại ung thư phát triển từ tế bào lympho trong các khu vực này.
Ung thư hạch bạch huyết được chia thành bệnh Hodgkin và ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin, dựa trên tính chất dưới kính hiển vi. Có rất nhiều loại ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin. Kích thước và hình dạng của các tế bào ung thư và cách sắp xếp của chúng trong hạch bạch huyết quyết định loại ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin. Ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin tiếp tục được chia thành dạng xâm lấn (mức độ cao) hoặc phát triển chậm (mức độ thấp). Ung thư hạch bạch huyết Hodgkin được xác nhận khi có sự hiện diện của các tế bào ung thư đặc biệt.
Đây là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ em và thanh niên.
Các triệu chứng gồm:
3. Bệnh u não
U nguyên bào thần kinh là một khối u ung thư có tính chất cứng. Khối u bắt đầu từ mô thần kinh ở cổ, ngực, bụng hoặc chậu hông, nhưng thông thường (1/3 trường hợp) khối u có gốc ở mô tuyến thượng thận trong ổ bụng. Khối u này đặc trưng ở trẻ nhỏ và chiếm khoảng 50% các ca ung thư được chẩn đoán ở trẻ sơ sinh.
Theo BS Nguyễn Đức Liên- Trưởng Khoa Ngoại thần kinh- Bệnh viện K Trung ương, tỷ lệ trẻ em bị mắc các thể liên quan đến u não có biểu hiện gia tăng, trong đó có cả u lành tính và u ác tính, có thể là u tế bào mầm, u nguyên tủy bào hoặc khối u não xa bào lành tính.
Dấu hiệu nhận biết trẻ có thể bị u não:
- Động kinh: cũng là triệu chứng của một khối u não.
- Trẻ có thóp căng bất thường, vòng đầu to bất thường và dáng đi nghiêng hay ngã.
- Thêm một dấu hiệu nữa là trẻ dậy thì sớm , tầm 6- 7 tuổi. Phụ huynh cho con đi khám chuyên khoa nhưng cũng cần làm các thăm khám thêm liên quan đến bệnh u não.
- Có trẻ bị bệnh lồi nhãn cầu, mắt lác, nhìn kém đi và đã đeo kính nhưng thị lực vẫn xấu đi. Với những trường hợp này, ngoài đi kiểm tra mắt thì cần khám toàn bộ thêm về phần mặt.
- Có trường hợp thấy trẻ hay kêu đau đầu thường xuyên thì phụ huynh cũng nên cho cháu đi kiểm tra để có thể kịp thời phát hiện
- Có những trường hợp trẻ đi tiểu nhiều và số lượng lớn khoảng hơn 2 lít/ngày. Bố mẹ nên đưa con đi khám chuyên khoa Nhi và các chuyên khoa liên quan để được kịp thời phát hiện bệnh.
4. Bướu Wilms (Ung Thư Thận)
Bướu Wilms, còn gọi là Bướu nguyên bào thận, là một trong những ung thư thường gặp nhất ở trẻ em. Bướu thường gặp ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi. Khoảng 1-2% trường hợp có tính chất gia đình (ở thể di truyền, bệnh xuất hiện sớm hơn). Thường kết hợp với nhiều dị tật bẩm sinh như: dị tật tiết niệu (4,5%), tật không mống mắt (2%), phì đại nửa người (3%). Do đó, những trẻ có các dị tật trên cần được theo dõi cho tới 6 tuổi mới có thể yên tâm về nguy cơ ung thư thận
Các dấu hiệu cha mẹ cần chú ý:
5. Ung thư xương
Bệnh ung thư xương nguyên phát là tình trạng các tế bào ung thư phát triển, hình thành khối u ở xương và có thể xâm lấn tại chỗ hay di căn xa đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Bệnh ung thư xương có nhiều loại khác nhau như; ung thư mô liên kết sụn, ung thư mô liên kết xương, ung thư mô liên kết tạo cốt bào,… Bệnh ung thư xương có thể phát hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở thanh thiếu niên (10 – 20 tuổi). Trẻ nam có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở trẻ nữ nhưng dấu hiệu của bệnh ở hai nhóm đối tượng là giống nhau.
Các triệu chứng ung thư xương ở trẻ em cha mẹ cần lưu ý:
- Sưng đau ở vùng phát sinh khối u
- Sưng ở cánh tay, xương chân.
- Trẻ đi lại kém linh hoạt, khập khễnh: nhiều trẻ tự dưng bị khập khễnh chân khi đi lại, vận động kém linh hoạt,… dù không hề bị va chạm, ngã hay gặp phải bất cứ chấn thương cơ học nào.
- Trong một số trường hợp, dấu hiệu đầu tiên ở trẻ bị ung thư xương là gãy xương tay, chân,… vì các khối u phát triển trong xương làm cho xương suy yếu dần và khiến nó dễ bị gãy, vỡ.
Với trẻ, tiến triển của bệnh ung thư khá phức tạp do khối u thay đổi dựa theo tốc độ phát triển của bé. Ngoài việc thẩm định tình trạng thể chất, trẻ còn cần được làm xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu, chụp CT hoặc chụp X-quang, lấy mô khối u để khám nghiệm bằng kính hiển vi (chẩn đoán bệnh lý học).
Một số trẻ cần phải làm sinh thiết tủy xương. Việc xét nghiệm chẩn đoán ban đầu có tính chất sống còn trong việc điều trị hiệu quả các bệnh ung thư nhi nhằm chọn đúng phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hay tiến hành ghép tủy. Nếu ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm, trẻ có nhiều cơ hội được cứu sống hơn.
Mrs.Ngọc Nguyễn
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: