SINH THIẾT KHỐI U PHỔI XUYÊN THÀNH NGỰC LÀ GÌ?
Sinh thiết khối u phổi xuyên thành ngực là kỹ thuật sử dụng kim sinh thiết đâm xuyên qua da và đi vào phổi để lấy mẫu khối u ở phổi. Thông thường, kỹ thuật này được thực hiện dưới sự hỗ trợ hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính và được chỉ định khi bệnh nhân đã thực hiện xét nghiệm máu, nội soi phế quản, chụp X-quang phổi, chụp cắt lớp vi tính nhưng chưa xác định chính xác tổn thương ở phổi.
Sau khi sinh thiết, mẫu u phổi được kiểm tra dưới kính hiển vi. Kết quả xét nghiệm là cơ sở để chẩn đoán tính lành hay ác tính của khối u phổi.
SINH THIẾT KHỐI U PHỔI XUYÊN THÀNH NGỰC ĐƯỢC THỰC HIỆN TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?
Sinh thiết khối u phổi xuyên thành ngực được chỉ định trong những trường hợp cụ thể sau:
- Người bệnh được phát hiện u phổi hoặc có nốt phổi bằng chụp X-quang hoặc nội soi phế quản nhưng chưa xác định được chẩn đoán.
- Người bệnh được phát hiện u phổi hoặc nốt phổi bằng chụp CT nhưng không thể thực hiện nội soi phế quản để xác định chẩn đoán.
- Người bệnh được phát hiện có nhiều nốt phổi nhưng chưa có bằng chứng chẩn đoán.
- Người bệnh được phát hiện phổi bị tổn thương dạng đông đặc trong thời gian dài bằng các phương pháp xét nghiệm máu, cấy đờm, nội soi phế quản nhưng chưa xác định được chẩn đoán.
- Người bệnh bị u vùng rốn phổi hoặc u trung thất.
SINH KHIẾT KHỐI U PHỔI XUYÊN THÀNH NGỰC CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Hiện nay, sinh thiết khối u phổi xuyên thành ngực là kỹ thuật đơn giản và dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo an toàn do sự cải tiến kỹ thuật. Đây là phương pháp cung cấp kết quả đáng tin cậy làm cơ sở cho việc chẩn đoán tính lành - ác tính của khối u phổi.
Sinh thiết khối u phổi có thể được thực hiện bằng phương pháp sinh thiết kim hoặc sinh thiết phẫu thuật. Trong đó, sinh thiết kim là kỹ thuật ít xâm lấn hơn nên ít gây đau hơn và thời gian phục hồi nhanh hơn. Hiện kết quả của cả hai phương pháp là chính xác như nhau.
Tuy nhiên, vì là thủ thuật sinh thiết nên dù xâm lấn nhiều hay ít cũng đều có thể xảy ra tình trạng nhiễm trùng. Nhưng nguy cơ rất thấp và hiếm khi xảy ra. Một trong những hiện tượng có thể gặp là chảy máu tại vị trí thực hiện sinh thiết khối u phổi, nhất là khi người bệnh ho.
Ngoài ra, tràn khí màng phổi cũng có thể gặp và dẫn đến xẹp phổi khi khí rò rỉ tại vị trí sinh thiết. Khi đó, người bệnh có thể cảm thấy khó thở, thở ngắn, mạch đập nhanh, đau ở ngực, vai khi thở. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên quá lo lắng bởi tình trạng này sẽ tự khỏi trong phần lớn các trường hợp.
Trừ khi tràn khí màng phổi mức độ nhiều có thể gây hại cho người bệnh, khi đó, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để đặt ống thông khí nhỏ vào khoang ngực nhằm dẫn lưu khí thoát ra bên ngoài. Sau vài ngày khi tình trạng ổn định, bác sĩ sẽ rút ống ra.SINH THIẾT KHỐI U PHỔI XUYÊN THÀNH NGỰC ĐƯỢC TIẾN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?
1. Chuẩn Bị Bệnh Nhân Trước Khi Sinh Thiết:
+ Khoa lâm sàng sẽ tư vấn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trước khi làm thủ thuật.
+ Bệnh nhân cần ký giấy chấp thuận cho làm thủ thuật.
+ Làm các xét nghiệm cần thiết: Công thức máu, đông máu toàn bộ,ECG,siêu âm tim và đo chức năng hô hấp.
+ Ngưng các thuốc chống đông như Heparin trước 1 ngày,Warfarin trước 5 ngày và thuốc chống kết dính tiểu cầu trước khi làm thủ thuật 3 ngày.
Chống Chỉ Định Tương Đối:
+ Tiểu cầu < 100.000/ml.
+ FEV1<35%.
+ Có rối loạn đông máu.
2. Kỹ Thuật Thực Hiện Sinh Thiết Khối U Xuyên Thành Ngực
Sinh thiết khối u phổi xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, cùng trang thiết bị máy móc hiện đại. Kỹ thuật này được tiến hành như sau:
- Bước 1: Tùy vào vị trí tổn thương, người bệnh được yêu cầu nằm ngửa, nghiêng hoặc nằm sấp. Bác sĩ chụp CT để xác định vị trí khối u cần sinh thiết, đánh dấu vùng da chuẩn bị sinh thiết.
- Bước 2: Sát trùng và làm sạch vùng da đã đánh dấu, sau đó phủ tấm khăn vô trùng có lỗ tròn lên trên da chuẩn bị sinh thiết khối u.
- Bước 3: Lúc này bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ, khi kim thuốc tê đâm nhẹ vào da, người bệnh có thể cảm thấy đau nhẹ trong thời gian rất ngắn.
- Bước 4: Tại vị trí đã đánh dấu, bác sĩ dùng dao rạch đường nhỏ trên da để đưa kim sinh thiết vào.
- Bước 5: Bác sĩ đưa kim sinh thiết qua da vào phổi để lấy mẫu khối u dưới hướng dẫn của chụp CT. Trong khoảng thời gian thực hiện sinh thiết u phổi, người bệnh được yêu cầu nằm yên trong khoảng 30 phút, không được ho và phải nín thở khi bác sĩ đưa kim vào để lấy mẫu bệnh phẩm ra. Ở bước này, người bệnh có thể cảm nhận được sức ép của kim khi đi vào cơ thể. Điểm cần lưu ý là phải nín thở đều để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến vị trí kim ở khối u.
- Bước 6: Ngay sau khi lấy được mẫu sinh thiết, bác sĩ rút kim ra. Có thể tiến hành nhiều hơn 1 lần để đảm bảo lấy được mẫu sinh thiết.
- Bước 7: Kết thúc thủ thuật, bác sĩ ấn nhẹ vị trí sinh thiết để làm ngưng chảy máu và băng nó lại. Toàn bộ quá trình sinh thiết khối u phổi có thể diễn ra trong 1 giờ.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý SAU KHI LÀM SINH THIẾT KHỐI U PHỔI XUYÊN THÀNH NGỰC ?
Sau khi làm sinh thiết u phổi xuyên thành ngực, người bệnh được giữ lại theo dõi và được chỉ định làm các xét nghiệm kiểm tra đánh giá tổn thương, biến chứng có thể xảy ra như:
- Chụp CT để đánh giá nguy cơ tràn khí màng phổi, chảy máu nhu mô phổi, chảy máu màng phổi trong 6 giờ đầu.
- Chụp X-quang để đánh giá nguy cơ tràn khí màng phổi sau 24 giờ.
Sau khi trở về nhà, người bệnh cần lưu ý:
- Không hoạt động mạnh, lao động nặng nhọc trong 1 - 2 ngày sau khi làm sinh thiết u phổi.
- Giữ vết băng tại vị trí sinh thiết khô sạch. Sau 1 ngày có thể tháo băng và vệ sinh tắm rửa bình thường.
- Khi thuốc tê hết tác dụng, người bệnh có thể đau nhẹ tại vị trí đã làm sinh thiết, tuy nhiên cơn đau sẽ nhanh chóng hết.
- Người bệnh cũng có thể ho ra máu với một lượng rất ít, nhưng tình trạng này sẽ giảm dần trong khoảng 1- 2 ngày sau sinh thiết.
- Khi thấy khó thở, đau ngực, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được xử trí kịp thời.
Hiện nay, sinh thiết khối u phổi xuyên thành ngực là kỹ thuật an toàn và được chỉ định thực hiện để đánh giá đặc tính của khối u. Khi có ý định sinh thiết phổi, tốt nhất nên chọn các cơ sở y tế lớn, có uy tín và đi đầu trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị ung thư phổi.
Nguyễn Ngọc
Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.
Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.
Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.
Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.