Trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi thì trẻ sẽ bước vào giai đoạn mọc răng và quá trình mọc răng sẽ hoàn thiện hết khi đến 3 tuổi. Trong giai đoạn mọc răng của bé thì sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe kèm theo ảnh hưởng ít nhiều đến thể trạng của trẻ. Chính vì vậy việc chuẩn bị kiến thức đầy đủ để chăm sóc và đề phòng, tránh các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi mọc răng là điều hết sức quan trọng.
NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ MỌC RĂNG
1. Thức Giấc Nửa Đêm
Mọc răng ở trẻ sơ sinh là một quá trình dễ chịu và dễ dàng. Phần lớn, các bé đều phải trải qua sự khó chịu và đau nhức ở nướu.
Đó là vì những chiếc răng sữa mọc chồi lên, đâm thủng nướu gây ra ngứa, đau nhức, nhất là ở giai đoạn đầu trong quá trình mọc răng của bé.
Nếu em bé của bạn sắp đến độ tuổi mọc răng và có biểu hiện hay thức giấc nửa đêm, quấy khóc thì đây rất có thể là nguyên nhân.
Trong trường hợp này, bạn đừng quá lo lắng, hãy vỗ về em bé và hỗ trợ bé trở lại giấc ngủ bằng cách ôm, vỗ nhẹ, hát ru,…
2. Chảy Nước Dãi
Bé chảy nước dãi nhiều là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi bé mọc răng. Mặc dù chưa nhìn thấy được các chồi răng mọc lên nhưng chúng vẫn đang được hình thành bên dưới lợi và đẩy lợi lên, hoạt động này sẽ kích thích sản xuất ra nhiều nước bọt làm cho bé chảy dãi nhiều.
3. Má Đỏ Ửng.
Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy trẻ mọc răng khá phổ biến. Nguyên nhân thường là do khi mọc răng, các dây thần kinh xung quanh đó bị kích ứng lây lan.
Bạn cũng có thể nhận thấy rằng thân nhiệt của em bé cũng cao hơn so với bình thường.
4. Sưng Nướu
Một điểm dễ nhận thấy nữa khi bé mọc răng là nướu của bé bị sưng đỏ lên. Nếu bạn để ý kỹ hơn thì sẽ thấy chấm màu trắng trên nướu hoặc nướu có khe hở để cho răng chuẩn bị mọc. Khi nướu bé bị sưng thì bé sẽ có cảm giác khó chịu và cũng có thể sốt, lúc này bạn nên cho bé uống thuốc giảm đau.
5. Dễ Cáu Khóc
Khi răng bé chuẩn bị mọc do nướu bé bị sưng gây cho bé khó chịu và đau nên bé rất dễ quấy khóc và nổi cáu bất cứ lúc nào. Tùy theo cơ địa của mỗi trẻ mà việc mọc răng có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của trẻ.
Có một số trường hợp bé mọc răng mà không có một biểu hiện nghi ngờ nào bởi sức đề kháng của trẻ khá cao, vượt mặt những cơn đau do nướu sưng.
6. Biếng Ăn
Khi mọc răng bé sẽ có cảm giác khó chịu và đau, nhất là khi có bất kỳ thứ gì chạm vào miệng, kể cả bú sữa mẹ nên khiến cho bé không muốn ăn gì. Vì vậy bạn nên cho bé ăn những thức ăn mềm để bé dễ ăn hơn.
7. Sốt Nhẹ
Bé mọc răng thường có dấu hiệu sốt nhẹ, tuy nhiên bạn cần phân biệt rõ bé sốt do mọc răng hay do nguyên nhân khác để chăm sóc đúng cách. Tránh các bậc phụ huynh quá chủ quan dẫn đến những tình trạng không đáng có gây nên những hệ lụy nguy hiểm cho trẻ.
8. Nhai Đồ Vật.
Trẻ sơ sinh thường cho bất kì mọi thứ vào trong miệng, đấy là cách mà bé khám phá thế giới xung quanh mình.
Tuy nhiên nếu bạn thấy em bé của mình hay cho đồ vật vào trong miệng và nhai khá lâu thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ mọc răng sớm.
Bạn hãy thử cho bé nhai một một vật gì đó bằng cao su hoặc một trái cây mềm mát lạnh. Chúng sẽ giúp làm dịu cơn đau nhức ở răng và phân tâm sự chú ý của bé.
Hãy đảm bảo những đồ chơi hoặc đồ vật xung quanh được vệ sinh sạch sẽ vì bạn không thể kiểm soát được tất cả mọi lúc. Chỉ cần bạn không chú ý, em bé sẽ nhanh tay cầm lấy bất kì thứ gì xung quanh và nhai nó.
9. Gặm Ngón Tay.
Việc cho tay vào miệng và nhai nó giúp bé làm dịu bớt sự ngứa ngáy, đau nhức, khó chịu ở nướu. Đây một dấu hiệu cho thấy trẻ mọc răng sớm rất thường gặp.
Bố mẹ cần luôn giữ tay của bé sạch sẽ bằng cách lau tay và rửa tay cho bé thường xuyên. Chú ý những nơi mà tay bé chạm vào, bạn cũng cần vệ sinh quanh vùng đó sạch sẽ.
10. Bị Tiêu Chảy
Theo kinh nghiệm của các mẹ thì mỗi lần mọc răng trẻ hay bị tiêu chảy tầm 1 – 2 ngày sẽ hết, tuy nhiên nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài mà không hết, các mẹ nên cho trẻ đến trung tâm y tế để được các bác sĩ thăm khám và tìm phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả.
CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE KHI TRẺ MỌC RĂNG SỮA
– Việc sưng nướu sẽ làm bé khó chịu và đau, do đó mẹ đừng quá ép trẻ ăn uống quá nhiều trong giai đoạn này. Hãy chia nhỏ bữa ăn và mỗi bữa ăn từng ít một.
– Những thức ăn của trẻ khi mọc răng nên được hầm nhừ, mềm nhuyễn.
– Khi mọc răng bé thường bị sốt, cách tốt nhất mẹ hãy dùng khăn ấm và đặt lên trán bé để hạ nhiệt. Đồng thời dùng thuốc giảm đau, hạ sốt theo toa đơn của bác sĩ.
– Nên chăm sóc răng sữa cho trẻ được sạch sẽ bằng cách dùng khăn mềm lau miệng và lau răng mỗi khi bé ăn xong.
– Dùng vật dụng như muỗng, thìa, chén,… bằng vật liệu không chứa chất độc hại nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Tuyệt đối không nên cho bé đưa tay vào miệng ngậm tránh lây nhiễm những căn bệnh nguy hiểm.
CÁCH LÀM GIẢM ĐAU KHI MỌC RĂNG Ở TRẺ
– Dành nhiều thời gian ôm ấp, hát ru nhiều hơn khi trẻ bị mọc răng.
– Bạn có thể dùng gel chà vào nướu răng cho trẻ giúp hỗ trợ giảm đau.
– Mẹ nên cho bé uống thật nhiều nước bù lại lượng nước dãi chảy ra.
– Mẹ có thể dùng tay massage nhẹ nhàng vùng nướu răng để trẻ bớt đau và ngứa. Tuy nhiên trước khi thực hiện mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ tránh đưa vi khuẩn vào trong cơ thể bé.
Tìm hiểu những dấu hiệu khi trẻ mọc răng được nhiều bậc phụ huynh quan tâm và theo dõi hiện nay, hi vọng thông qua những thông tin hay này sẽ giúp các mẹ tự trang bị cho bản thân những kiến thức hay về cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ cũng như cách chăm sóc răng sữa được sạch sẽ và không bị sâu. Hãy cùng đồng hành với Thuocthang.com.vn để biết cách chăm sóc cho các bé yêu nhé.
Mrs.Hoàng Quyên
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.