Bệnh viêm não Nhật Bản là tình trạng bệnh nhân bị nhiễm vi rút cấp tính làm cho thần kinh trung ương bị tổn thương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Vậy viêm não Nhật Bản là gì ? Triệu chứng viêm não Nhật Bản ?... Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những thông tin chi tiết sau đây về bệnh viêm não Nhật Bản để có các biện pháp bảo vệ an toàn cho bản thân.
VIÊM NÃO NHẬT BẢN LÀ GÌ?
Viêm não Nhật Bản là một loại virus thuộc nhóm flavivirus và lây truyền do muỗi Culex. Không chỉ con người bị bệnh mà còn có ngựa và heo bị nhiễm loại virus này, gây ra bệnh viêm não ở ngựa và chết non ở heo.
Những loại chim hoang dã thường là vật chủ tự nhiên của virus viêm não Nhật Bản và muỗi chỉ là sinh vật truyền bệnh. Sinh vật truyền bệnh thường chỉ truyền dịch bệnh đi chứ không gây ra bệnh.
Khi muỗi truyền bệnh qua một con vật, nó sẽ trở thành vật chứa virus mới. Lúc muỗi hút máu những con vật mới nhiễm bệnh, nó sẽ lấy virus từ con vật đó và truyền sang người hay những con vật khác.
Ở nước ta, loài muỗi Culex truyền bệnh này xuất hiện đa số ở miền Bắc, tăng nhiều vào những tháng thuộc mùa nóng. Muỗi Culex có mật độ cao ở các vùng đồng bằng và trung du, sinh sản mạnh nhất là vào mùa hè (chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 7) và hoạt động mạnh vào buổi tối.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm não Nhật Bản là trẻ em do có hệ miễn dịch yếu hơn người lớn và chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản đầy đủ.
BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN CÓ LÂY KHÔNG?
Viêm não Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây qua muỗi đốt. Nguồn gây bệnh chủ yếu từ các loài chim hoang dã và các loài gia súc. Chim và lợn là những ổ chứa nhiều virus viêm não Nhật Bản trong tự nhiên. Muỗi sẽ đốt lợn và chim hoang, mang máu chứa virus gây bệnh rồi truyền sang người.
Khác với loài muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết thường sống ở khu vực quanh nhà, muỗi gây bệnh viêm não Nhật Bản thường chủ yếu là 2 loài: Culex Tritaeniorhynchus và Culex vishnui, có màu nâu, hoạt động mạnh vào lúc chập choạng tối và thường sống ở ruộng lúa nước, khu vực ao hồ, ngoài cánh đồng. Muỗi gây bệnh viêm não Nhật Bản có thể bay xa trong vòng bán kính lên đến 3km.
Muỗi đốt là con đường duy nhất truyền nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản. Hiện chưa ghi nhận trường hợp viêm não Nhật Bản nào lây truyền từ người sang người. Việc ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, tiếp xúc gần gũi với người bệnh không làm lây bệnh viêm não Nhật Bản. Với lợn nhiễm virus, chúng hoàn toàn không bị bệnh viêm não, lợn chỉ đóng vai trò là kho chứa và duy trì tải lượng virus trong thiên nhiên.
DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN
Thông thường, bệnh viêm não Nhật Bản có thời gian ủ bệnh là từ 5 – 14 ngày, trung bình là khoảng 1 tuần. Trong giai đoạn này, người bệnh không có triệu chứng viêm não Nhật Bản.
Sau giai đoạn ủ bệnh, virus viêm não Nhật Bản vượt qua hàng rào mạch máu – não và gây phù não. Ở giai đoạn này, bệnh sẽ khởi phát đột ngột với triệu chứng sốt cao 39 – 40 độ C hoặc hơn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các triệu chứng viêm não Nhật Bản khác như: đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn. Trong 1 – 2 ngày đầu có thể gặp những dấu hiệu như: cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn vận động nhãn cầu, mất ý thức hay phản xạ gân xương tăng.
Triệu chứng viêm não Nhật Bản ở một số trẻ nhỏ còn là đi lỏng, đau bụng, nôn giống như ngộ độc ăn uống.
Từ ngày thứ 3 – 4 đến ngày 6 – 7 của bệnh, bệnh nhân viêm não Nhật Bản tiến vào giai đoạn toàn phát.
Triệu chứng viêm não Nhật Bản nổi bật nhất trong giai đoạn này là tổn thương não nói chung và tổn thương thần kinh khu trú.Sang ngày thứ 3 – 4 của bệnh, các triệu chứng viêm não Nhật Bản không giảm mà còn nặng hơn. Bệnh nhân từ mê sảng kích thích dần rơi vào hôn mê sâu. Không những vậy, các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng tăng lên. Người bệnh vã nhiều mồ hôi, da lúc đỏ lúc tái, mạch nhanh, huyết áp tăng rối loạn nhịp thở. Cuồng sảng, ảo giác, tăng trương lực cơ khiến bệnh nhân viêm não Nhật Bản nằm co quắp, giật rung các cơ mặt và chi.
Ở một số bệnh nhân còn có trạng thái định hình, giữ nguyên tư thế.
Sang tuần hai, nhiệt độ cơ thể giảm dần và hết sốt vào ngày thứ 10 nếu không có tình trạng bội nhiễm. Các hội chứng não và rối loạn thần kinh cũng mất dần nếu bệnh nhân được điều trị đúng cách. Tuy nhiên sau đó, người bệnh viêm não Nhật Bản có thể sẽ phải đối mặt với một số di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
BIẾN CHỨNG VIÊM NÃO NHẬT BẢN
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm não Nhật Bản có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như:
+ Viêm phế viêm,
+ Viêm bể thận – bàng quang,
+ Loét nhiễm trùng,
+ Rối loạn chuyển hóa,
+ Rối loạn tâm thần.
+ Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp những di chứng muộn có thể xuất hiện sau vài năm hay thậm chí vài chục năm như động kinh và Parkinson.
Bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong cao: 25% ở các nước nhiệt đới và 50% người bệnh có các di chứng thần kinh – tâm thần. Tử vong do viêm não Nhật Bản thường xảy ra trong những ngày đầu, khi bệnh nhân có triệu chứng hôn mê sâu, co giật, tổn thương hành não. Chính vì vậy, người thân cần quan tâm, lưu ý đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời khi có dấu hiệu viêm não Nhật Bản.
CÁC BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN
Bệnh viêm não Nhật Bản tuy là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, nhưng vẫn có thể điều trị khỏi nhờ phát hiện bệnh kịp thời. Một số phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm viêm não Nhật Bản có thể kể đến như: Xét nghiệm thường quy, xét nghiệm không đặc hiệu, xét nghiệm hình ảnh, xét nghiệm huyết thanh học.
Thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra công thức máu, chức năng gan thận. Ở những người bệnh viêm não Nhật Bản, số lượng tiểu cầu giảm, thiếu máu nhẹ, men gan tăng cao và bạch cầu tăng vừa phải ở hầu hết các trường hợp.
Để chẩn đoán bệnh viêm não Nhật Bản ở những bệnh nhân rối loạn tri giác, các bác sĩ cần chọc dò thắt lưng để lấy dịch não tủy làm xét nghiệm. Áp lực dịch não tủy tăng, protein tăng nhẹ (60-70 mg%), tế bào tăng nhẹ (dưới 100 tế bào/mm3). Bạch cầu đa nhân có thể chiếm ưu thế vào lúc đầu, nhưng lúc sau tế bào lympho chiếm ưu thế. Tỷ lệ glucose trong dịch não tủy ít thay đổi hoặc chỉ tăng nhẹ.
Bệnh viêm não Nhật Bản còn có thể chẩn đoán nhờ vào xét nghiệm hình ảnh. Bằng cách chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ, ta có thể thấy được những thay đổi ở đồi thị, hạch nền, trung não, cầu não và tủy.
Ngoài ra còn có thể đo điện não đồ để ghi nhận ức chế hoạt động nãoNgoài các phương pháp xét nghiệm thường quy, không đặc hiệu và xét nghiệm bằng hình ảnh, bệnh viêm não Nhật Bản còn được chẩn đoán nhờ xét nghiệm huyết thanh học. Các kháng thể IgM đặc hiệu của virus viêm não Nhật Bản trong dịch não tủy xác nhận nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương. Kháng thể IgM trong huyết thanh gợi ý nhiễm hoặc cũng có thể là nhiễm chéo với những tác nhân cùng họ như sốt xuất huyết. Kết quả dương tính với bệnh viêm não Nhật Bản thường ít nhất là 9 ngày tính từ thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính nhưng vẫn nghi ngờ bệnh, bạn có thể lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm lần hai.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Không có liệu pháp điều trị hay chữa trị triệt để bệnh viêm não Nhật Bản, nhưng đã có vắc xin để phòng tránh nhiễm bệnh.
Có 4 loại vắc xin chính đang được sử dụng hiện nay: vắc xin dựa trên não chuột bất hoạt (inactivated mouse brain-based vaccines), vắc xin dựa trên tế bào bất hoạt (inactivated cell-based vaccines), vắc xin sống giảm độc lực (live attenuated vaccines) và vắc xin sống khác mô (live chimeric vaccines).
Trong những năm vừa qua, vắc xin sống giảm động lực SA14-14-2 được điều chế ở Trung Quốc đã trở thành loại vắc xin được sử dụng phổ biến nhất ở các nước có dịch bệnh. Loại vắc xin này đã Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho vào sử dụng tháng 10–2013. WHO cũng đã cấp phép và công nhận vắc xin bất hoạt dựa vào nuôi cấy tế bào và vắc xin tái tổ hợp sống dựa trên chủng vắc xin sốt vàng da. Vào tháng 11–2013, Gavi đã mở một chương trình tài trợ để hỗ trợ các chiến dịch tiêm phòng JE ở các quốc gia đủ điều kiện.
CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN
Phó Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cho biết: để phòng chống viêm não Nhật Bản, biện pháp đặc hiệu tối ưu đó là tiêm chủng vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ em với 3 liều cơ bản: Mũi thứ 1 tiêm lúc trẻ được 1 tuổi, mũi thứ 2 tiêm sau mũi thứ nhất từ 1 đến 2 tuần; mũi thứ 3 tiêm cách mũi thứ 2 khoảng 1 năm. Sau đó, cứ mỗi 3 năm nên tiêm nhắc lại 1 lần cho đến khi trẻ đủ 15 tuổi. Hiện nay còn có vắc xin phòng viêm não Nhật Bản thế hệ mới, có thể tiêm cho trẻ khi trẻ đủ 9 tháng tuổi trở lên, số lượng mũi cũng được tiêm giảm đi,chỉ cần tiêm 1 - 2 mũi.
Bên cạnh đó, mọi người cũng cần thực hiện các biện pháp khác để phòng, chống bệnh như:
+ Ngủ trong phòng với cửa sổ và cửa ra vào dán kín – nếu bạn ngủ ở ngoài trời thì nên sử dụng màn chống muỗi;
+ Mặc áo dài tay, quần dài và mang vớ;
+ Thoa thuốc chống muỗi chất lượng tốt lên vùng da không có quần áo che chắn.
Viêm não Nhật Bản là một căn bệnh khá nguy hiểm nhưng lại dễ dàng phòng tránh, vì thế hãy áp dụng các biện pháp ngừa bệnh phù hợp và hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân cũng như gia đình mình! Bên cạnh đó, nếu có lỡ bị mắc bệnh, bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy đến các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác và kịp thời chữa trị.
Hoàng Quyên
Bạn cứ cảm thấy khó chịu vào những ngày thời tiết khô và lộng gió ? Bạn hắt xì liên tục khi đứng gần các vườn hoa? Bạn nghĩ mình bị cảm lạnh ư ? Không đâu, với các triệu chứng ở trên, rất có thể bạn đã bị dị ứng phấn hoa. Vậy nên, hãy Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu tìm hiểu về căn bệnh khó chịu này và cách phòng chống hiệu quả nhé.
Hầu hết các trường hợp tăng bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng thường không nghiêm trọng và dễ xử lý. Nhưng nếu bệnh không được xử trí phù hợp, các biến chứng có thể trở nên trầm trọng. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ cải thiện được tình trạng bệnh rõ rệt.
Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên ( Liệt mặt ngoại biên ) là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, không lây truyền. Vậy nguyên nhân của bệnh do đâu? Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên có nguy hiểm không và cần định hướng điều trị như thế nào là đúng? Hãy cùng Thuocthang.com.vn theo dõi trong bài viết sau đây.
Viêm giác mạc do herpes là một bệnh nhiễm virus ở mắt. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ, nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến mắt, thậm chỉ có thể làm giảm thị lực và mù lòa. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ cải thiện được tình trạng bệnh rõ rệt. Trong bài viết dưới đây, Thuocthang.com.vn sẽ tổng hợp lại các phương pháp chuẩn đoán và điều trị viêm giác mạc do Virus Herpes. Mời bạn tham khảo.
Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội thường gặp do virus HPV gây nên và có tính lây lan rất nhanh. Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội cho biết, sùi mào gà nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời có thể tái phát nhiều lần gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này cũng như tốn kém chi phí, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe và những người xung quanh.
Hắc lào là một tình trạng nhiễm nấm khá phổ biến do nấm Tinera gây ra. Bệnh rất dễ lây lan và ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, Tuy bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại gây nên ngứ ngáy khó chịu và mất thẩm mỹ. Chữa hắc lào tại nhà bằng các mẹo dân gian, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên là các điều trị được sử dụng từ xa xưa và có thể cho hiệu quả rất tốt.
Mặc dù mọi người đều biết đến căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, nhưng ít có ai trong chúng ta thực sự có kiến thức về các nguyên nhân, dấu hiệu nhiễm HIV để có thể phòng ngừa bệnh. Trong vài tuần đầu tiên sau khi nhiễm (một giai đoạn được gọi là nhiễm HIV cấp tính hoặc hội chứng retrovirus cấp tính), một số người nhận thấy những dấu hiệu như sốt, đau nhức người và đau họng. Nhưng sau giai đoạn nhiễm cấp, bệnh nhân chuyển sang giai đoạn lâm sàng tiềm tàng, hay HIV mạn tính, phần lớn không có triệu chứng.
Bệnh lậu là căn bệnh do lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên, thường lây truyền chủ yếu qua con đường tình dục. Theo các nghiên cứu, bệnh lậu đang có xu hướng tăng và lan truyền nhanh với mức độ nguy hiểm. Việc thiếu hiểu biết về căn bệnh này chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và nhiều người điều trị khi bệnh đã ở mức độ nặng, có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm.