NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ LÀ GÌ ?
Nhiễm khuẩn vết mổ là hiện tượng nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong thời gian từ lúc mổ đến 30 ngày sau mổ đối với phẫu thuật không có cấy ghép và đến 1 năm sau mổ với phẫu thuật cấy ghép bộ phận giả.
Có 2 nguồn tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ gồm:
Đây là nguồn tác nhân chính gây nhiễm khuẩn vết mổ, gồm các vi sinh vật thường trú trên cơ thể người bệnh, cư trú ở tế bào biểu bì da, niêm mạc hoặc trong các khoang/tạng rỗng của cơ thể như: Khoang miệng, đường tiêu hóa, đường tiết niệu - sinh dục... Một số ít trường hợp vi sinh vật bắt nguồn từ các ổ nhiễm khuẩn ở xa vết mổ, theo đường máu hoặc bạch mạch xâm nhập vào vết mổ và gây nhiễm khuẩn. Các tác nhân gây bệnh nội sinh nhiều khi có nguồn gốc từ môi trường bệnh viện và có tính kháng thuốc cao.
Đây là các vi sinh vật ngoài môi trường xâm nhập vào vết mổ trong thời gian phẫu thuật hoặc khi chăm sóc vết mổ. Các tác nhân này thường bắt nguồn từ:
+ Môi trường khu phẫu thuật: Bề mặt phương tiện, thiết bị, không khí buồng phẫu thuật, nước và phương tiện vệ sinh tay ngoại khoa...
+ Dụng cụ, vật liệu cầm máu, đồ vải phẫu thuật bị ô nhiễm.
+ Nhân viên kíp phẫu thuật: Bàn tay, trên da, từ đường hô hấp...
+ Vi sinh vật cũng có thể xâm nhập vào vết mổ khi chăm sóc vết mổ không tuân thủ đúng nguyên tắc vô khuẩn. Tuy nhiên, vi sinh vật ngoài môi trường xâm nhập vào vết mổ theo đường này thường gây nhiễm khuẩn vết mổ nông, ít gây hậu quả nghiêm trọng.
Các vi sinh vật ngoài môi trường gây bệnh xâm nhập vào vết mổ chủ yếu trong thời gian phẫu thuật theo cơ chế trực tiếp, tại chỗ. Hầu hết các tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ là các vi sinh vật định cư trên da vùng rạch da, ở các mô/tổ chức vùng phẫu thuật hoặc từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào vết mổ qua các tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp, đặc biệt là các tiếp xúc qua bàn tay kíp phẫu thuật.
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ
Có 4 nhóm yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ gồm: Yếu tố người bệnh, yếu tố môi trường, yếu tố phẫu thuật và tác nhân vi sinh vật gây bệnh.
Yếu Tố Người Bệnh
Những yếu tố liên quan đến người bệnh dưới đây có khả năng làm tăng nguy cơ mắc nhiễm khuẩn vết mổ:
- Người bệnh đang mắc nhiễm khuẩn tại vùng phẫu thuật hoặc nhiễm khuẩn tại vị trí khác ở xa vị trí rạch da như: phổi, tai mũi họng, đường tiết niệu hay trên da.
- Người bệnh bị đa chấn thương, vết thương giập nát.
- Người bệnh mắc tiểu đường: Lượng đường cao trong máu là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phát triển khi xâm nhập vào vết mổ.
- Người nghiện thuốc lá làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn do co mạch và thiểu dưỡng tại chỗ.
- Người bệnh suy giảm miễn dịch, người bệnh đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch.
- Người bị béo phì hoặc suy dinh dưỡng.
- Người nằm lâu trong bệnh viện trước khi mổ làm tăng lượng vi sinh vật trên người bệnh.
- Tình trạng bệnh của người bệnh trước phẫu thuật càng nặng thì nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ sẽ càng cao.
Yếu Tố Môi Trường
Những yếu tố ngoại cảnh bao gồm các vi sinh vật ngoài môi trường cũng làm tăng nguy cơ mắc nhiễm khuẩn vết mổ:
- Vệ sinh tay ngoại khoa không đủ thời gian hoặc không đúng kỹ thuật.
- Xà phòng khử khuẩn, vệ sinh vùng rạch da không đúng quy trình, cạo lông không đúng chỉ định, thời điểm và kỹ thuật.
- Thiết kế buồng phẫu thuật không bảo đảm nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Điều kiện khu phẫu thuật không đảm bảo vô khuẩn: Không khí, nước, bề mặt thiết bị, bề mặt môi trường buồng phẫu thuật bị ô nhiễm hoặc không được kiểm soát định kỳ.
- Dụng cụ y tế: Không đảm bảo vô khuẩn do chất lượng tiệt khuẩn, khử khuẩn hoặc lưu giữ, sử dụng dụng cụ không đúng nguyên tắc vô khuẩn.
- Nhân viên tham gia phẫu thuật không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong buồng phẫu thuật làm tăng lượng vi sinh vật ô nhiễm: Ra vào buồng phẫu thuật không đúng quy định, không mang hoặc mang phương tiện che chắn cá nhân không đúng quy định, không vệ sinh tay/không thay găng sau mỗi khi tay đụng chạm vào bề mặt môi trường...
Yếu Tố Phẫu Thuật
- Thời gian phẫu thuật: Thời gian phẫu thuật càng dài thì nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ càng cao.
- Loại vết mổ: Phẫu thuật cấp cứu, phẫu thuật nhiễm và bẩn có nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn so với các loại phẫu thuật khác.
- Thao tác: Phẫu thuật làm tổn thương, bầm giập nhiều mô tổ chức, mất máu nhiều, vi phạm nguyên tắc vô khuẩn trong phẫu thuật làm tăng nguy cơ mắc nhiễm khuẩn vết mổ.
- Một số nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn liên quan tới phẫu thuật gồm: Phẫu thuật sạch – nhiễm, phẫu thuật nhiễm và phẫu thuật bẩn, các phẫu thuật kéo dài > 2 giờ, các phẫu thuật ruột non, đại tràng.
Yếu Tố Vi Sinh Vật
- Mức độ ô nhiễm, độc lực và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn càng cao, xảy ra ở người bệnh có sức đề kháng càng yếu thì nguy cơ mắc nhiễm khuẩn càng lớn.
- Sử dụng rộng rãi các kháng sinh phổ rộng ở người bệnh là yếu tố quan trọng làm tăng tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, qua đó làm tăng nguy cơ mắc nhiễm khuẩn vết mổ.
NHIỄM KHUẨN VẾT THƯƠNG PHẪU THUẬT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Vết mổ bị nhiễm trùng là biến chứng hậu phẫu nguy hiểm nhất của thủ thuật điều trị này. Tùy theo loại phẫu thuật bạn thực hiện mà tỷ lệ nhiễm khuẩn có thể thay đổi từ 2 – 15%. Vấn đề này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy phát sinh kèm theo, bao gồm:
+ Kéo dài thời gian nằm viện (có thể lên đến 30 ngày hoặc hơn)
+ Tăng chi phí điều trị
+ Tăng rủi ro tử vong
NHỮNG KỸ THUẬT Y DÙNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN NHIỄM TRÙNG VẾT MỔ
Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu bất thường ở vị trí vết thương phẫu thuật. Sau đó, để xác nhận chẩn đoán nhiễm trùng, họ sẽ tiến hành phân lập vi sinh vật qua cấy vô khuẩn mô hoặc dịch mủ tiết ra từ vết thương. Đôi khi, các chuyên gia cũng có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu khác nếu cần thiết.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG VẾT MỔ (NHIỄM TRÙNG VẾT THƯƠNG)
Việc đầu tiên cần làm khi vết mổ bị nhiễm trùng là làm sạch vết thương và thay băng gạc thường xuyên nhằm hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn tiến triển nghiêm trọng hơn. Đồng thời, bạn cũng sẽ được kê toa thuốc kháng sinh để điều trị tận gốc vấn đề này. Tùy vào tác nhân đứng sau và mức độ nhiễm khuẩn mà mỗi người sẽ nhận được toa thuốc khác nhau. Ngoài ra, việc điều trị có thể kéo dài nếu người bệnh có những dấu hiệu cho thấy vùng nhiễm trùng tiếp tục lấn sâu vào trong và gây sốt.
Mặt khác, không ít trường hợp người bị nhiễm khuẩn vết mổ cần phẫu thuật lần hai để điều trị nhiễm trùng, dẫn lưu dịch mủ trong cơ quan hoặc khoang phẫu thuật hoặc nghiêm trọng hơn là thay thế những bộ phận nhân tạo đã được ghép vào.
CÁCH PHÒNG NGỪA NHIỄM TRÙNG VẾT MỔ SAU PHẪU THUẬT
Hãy cho bác sĩ của bạn biết về các vấn đề sức khỏe của bạn như tình trạng dị ứng, tiểu đường, thuốc đang điều trị... vì có thể ảnh hưởng đến khả năng nhiễm trùng sau phẫu thuật và cách thức điều trị cho bạn;
Bỏ hút thuốc lá. Bệnh nhân hút thuốc được quan sát thấy bị nhiễm trùng nhiều hơn;
Đừng cạo râu, lông gần nơi sẽ phẫu thuật. Cạo bằng dao cạo có thể gây kích ứng da, trầy xước và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
+ Không tự ý tháo băng vết thương;
+ Yêu cầu gia đình và bạn bè đến thăm bạn không chạm vào vết thương phẫu thuật hoặc băng vết thương;
+ Người thân cũng nên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc chà tay bằng cồn trước và sau khi đến thăm bạn. Nếu bạn không thấy họ làm sạch tay, hãy yêu cầu họ thực hiện điều này;
+ Hãy đảm bảo rằng bạn hay người nhà của mình biết cách chăm sóc vết thương cho bạn trước khi ra viện;
+ Luôn rửa tay với xà phòng trước và sau khi chăm sóc vết thương.
CHĂM SÓC VẾT MỔ ĐÚNG CÁCH NHƯ THẾ NÀO ?
Hầu hết các vết thương không cần phải thay băng sau một ngày xuất viện, trừ khi có sự dặn dò đặc biệt của bác sĩ. Sang ngày kế tiếp, bạn nên tháo băng cũ ra và thay băng mới mỗi ngày trong những ngày sau đó, cho đến khi vết thương được cắt chỉ và lành hẳn.
Việc làm sạch bề mặt vết thương bị khâu và vùng da xung quanh cần được thực hiện với đôi bàn tay đã được rửa sạch với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Nên dùng kềm gắp với bông gòn, gạc hoặc vải mềm thấm dung dịch nước muối sinh lý. Sau đó, nhẹ nhàng lau hoặc chấm nhẹ trên bề mặt vết thương. Kế tiếp là lau rửa vùng da xung quanh vết thương, lan rộng trong phạm vi bán kính khoảng 5cm. Cần tôn trọng trình tự này vì dễ hạn chế lây nhiễm cho vết mổ. Không sử dụng chất tẩy rửa da, xà phòng kháng khuẩn, rượu, iốt hoặc peroxide (nước oxy già) cũng như không được bôi bất kỳ loại kem dưỡng da, kem giữ ẩm hoặc dầu, dung dịch thảo dược nào ngoại trừ khi đã có chỉ định của bác sĩ. Cuối cùng, lau khô vết thương cùng với gạc và băng lại bằng gạc sạch hoặc vải sạch.
KHI NÀO CẦN PHẢI BÁO BÁC SĨ ?
Bạn cần báo lại bác sĩ hay đi đến tái khám sớm nếu bạn thấy vết thương sau phẫu thuật có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau đây:
+ Đau đớn tăng dần
+ Đỏ hoặc sưng tấy
+ Chảy máu hoặc chảy mủ
+ Tăng tiết dịch từ vết thương
+ Có mùi hôi
+ Vết thương trông có vẻ lớn hơn, sâu hơn
+ Bung chỉ khâu
+ Vùng da xung quanh phù nề, sưng đau hay ấn thấy phập phều
+ Toàn thân mệt mỏi, lừ đừ
+ Nhiệt độ cơ thể vượt quá 38,5oC trong hơn 4 giờ
Những biểu hiện trên gợi ý vết mổ sau phẫu thuật có thể đã bị nhiễm trùng. Việc điều trị lúc này không thể tiếp tục tại nhà mà cần phải được nhân viên y tế vệ sinh vết thương một cách chuyên nghiệp và có chỉ định dùng thêm kháng sinh đường toàn thân. Trong một số ít trường hợp, bác sĩ phẫu thuật cần phải tháo chỉ để thăm dò nguy cơ nhiễm trùng vết mổ từ bên trong.
Các bài viết của thuocthang.com.vn chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hoàng Quyên
Bạn cứ cảm thấy khó chịu vào những ngày thời tiết khô và lộng gió ? Bạn hắt xì liên tục khi đứng gần các vườn hoa? Bạn nghĩ mình bị cảm lạnh ư ? Không đâu, với các triệu chứng ở trên, rất có thể bạn đã bị dị ứng phấn hoa. Vậy nên, hãy Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu tìm hiểu về căn bệnh khó chịu này và cách phòng chống hiệu quả nhé.
Bệnh viêm não Nhật Bản là tình trạng bệnh nhân bị nhiễm vi rút cấp tính làm cho thần kinh trung ương bị tổn thương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Vậy viêm não Nhật Bản là gì ? Triệu chứng viêm não Nhật Bản ?... Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những thông tin chi tiết sau đây về bệnh viêm não Nhật Bản để có các biện pháp bảo vệ an toàn cho bản thân.
Hầu hết các trường hợp tăng bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng thường không nghiêm trọng và dễ xử lý. Nhưng nếu bệnh không được xử trí phù hợp, các biến chứng có thể trở nên trầm trọng. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ cải thiện được tình trạng bệnh rõ rệt.
Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên ( Liệt mặt ngoại biên ) là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, không lây truyền. Vậy nguyên nhân của bệnh do đâu? Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên có nguy hiểm không và cần định hướng điều trị như thế nào là đúng? Hãy cùng Thuocthang.com.vn theo dõi trong bài viết sau đây.
Viêm giác mạc do herpes là một bệnh nhiễm virus ở mắt. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ, nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến mắt, thậm chỉ có thể làm giảm thị lực và mù lòa. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ cải thiện được tình trạng bệnh rõ rệt. Trong bài viết dưới đây, Thuocthang.com.vn sẽ tổng hợp lại các phương pháp chuẩn đoán và điều trị viêm giác mạc do Virus Herpes. Mời bạn tham khảo.
Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội thường gặp do virus HPV gây nên và có tính lây lan rất nhanh. Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội cho biết, sùi mào gà nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời có thể tái phát nhiều lần gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này cũng như tốn kém chi phí, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe và những người xung quanh.
Hắc lào là một tình trạng nhiễm nấm khá phổ biến do nấm Tinera gây ra. Bệnh rất dễ lây lan và ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, Tuy bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại gây nên ngứ ngáy khó chịu và mất thẩm mỹ. Chữa hắc lào tại nhà bằng các mẹo dân gian, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên là các điều trị được sử dụng từ xa xưa và có thể cho hiệu quả rất tốt.
Mặc dù mọi người đều biết đến căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, nhưng ít có ai trong chúng ta thực sự có kiến thức về các nguyên nhân, dấu hiệu nhiễm HIV để có thể phòng ngừa bệnh. Trong vài tuần đầu tiên sau khi nhiễm (một giai đoạn được gọi là nhiễm HIV cấp tính hoặc hội chứng retrovirus cấp tính), một số người nhận thấy những dấu hiệu như sốt, đau nhức người và đau họng. Nhưng sau giai đoạn nhiễm cấp, bệnh nhân chuyển sang giai đoạn lâm sàng tiềm tàng, hay HIV mạn tính, phần lớn không có triệu chứng.
Bệnh lậu là căn bệnh do lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên, thường lây truyền chủ yếu qua con đường tình dục. Theo các nghiên cứu, bệnh lậu đang có xu hướng tăng và lan truyền nhanh với mức độ nguy hiểm. Việc thiếu hiểu biết về căn bệnh này chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và nhiều người điều trị khi bệnh đã ở mức độ nặng, có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm.