Các Phương Pháp Khắc Phục Tình Trạng Thiếu Vitamin D Ở Trẻ Em

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Trẻ bị thiếu hụt vitamin D có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển. Thế nhưng, ít ai chắc chắn được bé có bị thiếu loại vitamin này hay không. Bài viết sau, Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn nhận ra những dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D để bổ sung và có biện pháp phòng ngừa.

Các Phương Pháp Khắc Phục Tình Trạng Thiếu Vitamin D Ở Trẻ EmCác Phương Pháp Khắc Phục Tình Trạng Thiếu Vitamin D Ở Trẻ Em

Vitamin là một trong những thành phần dinh dưỡng không thể thiếu đối với con người đặc biệt là trẻ nhỏ. Sự kết hợp hài hòa giữa dinh dưỡng và vitamin sẽ giúp cho cơ thể phát triển một cách toàn diện.

Vitamin D là một loại vitamin đặc biệt bởi nó thuộc nhóm chất tan trong chất béo và cơ thể chúng ta có thể tự tổng hợp được. Trong nhóm vitamin D bao gồm có vitamin D2 và D3, trong đó D3 được biết đến nhiều hơn và có vai trò quan trọng hơn. Vitamin D là một trong những chất có ảnh hưởng tới quá trình phát triển của hệ xương của trẻ nhỏ và điều hòa nồng độ canxi có trong máu luôn ổn định.

NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ THIẾU VITAMIN D

Một số nguyên nhân cơ bản gây ra việc thiếu vitamin D ở trẻ có thể kể đến như:

- Do tâm lý của nhiều bậc phụ huynh rằng cơ thể trẻ còn non nớt, cần được bảo vệ, do đó họ luôn cho bé ở trong phòng kín, rất ít khi cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng.

- Cho trẻ sinh sống ở khu vực ôn đới, xa xích đạo, thời gian chiếu của ánh sáng mặt trời ít.

- Trẻ sinh non, cơ thể không được khỏe mạnh như trẻ sinh thường nên quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng kém.

- Tác dụng của một số loại thuốc hỗ trợ điều trị gan, thận gây cản trở tác dụng hoặc quá trình hấp thụ của vitamin D.

- Thành phần dinh dưỡng thiếu các chất cung cấp vitamin D cho cơ thể.

- Cơ thể kém hấp thu vitamin D do gặp các vấn đề về tiêu hóa và không hấp thụ được gluten có trong thực phẩm.

- Do màu da. Những em bé có da sẫm màu (da đen) thì khả năng tạo vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ giảm so với người có da sáng màu.

- Trẻ em bị béo phì thì lượng mỡ dư thừa trong cơ thể khá lớn, chính vì thế mà vitamin D sẽ bị tắc ở những mô mỡ này và gây ra hiện tượng thiếu vitamin D.

HẬU QUẢ CỦA VIỆC THIẾU VITAMIN D Ở TRẺ

 

hau-qua-cua-viec-thieu-vitamin-D-o-tre-em

 

Thiếu vitamin D không chỉ gặp ở trẻ em mà cả người lớn cũng có thể mắc phải, và đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh thường gặp mà chúng ta có thể kể ra sau đây:

- Trẻ thiếu Vitamin D hay bị còi xương: đây là một trong những ảnh hưởng lớn nhất của việc thiếu vitamin D đối với trẻ em.

- Loãng xương: thường gặp ở người lớn tuổi, làm cho lượng canxi trong xương giảm, làm khả năng đàn hồi của xương thấp và dễ dẫn tới gãy xương...

- Bệnh tim mạch: do thiếu vitamin làm cho người bệnh thường bị tăng huyết áp và hoạt động của tim mạch ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.

- Tăng cholesterol.

- Các bệnh lý khác: Dị ứng; Gây viêm; Trầm cảm.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ THIẾU VITAMIN D

Thiếu vitamin sẽ có những biểu hiện nào? Và có dễ dàng phát hiện hay không là những băn khoăn chung của các bậc phụ huynh.

Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D:

1. Sọ Mềm – Biểu Hiện Trẻ Thiếu Vitamin D

Ngay khi chào đời, xương sọ của trẻ sơ sinh vẫn chưa nối liền với nhau mà giữa chúng có những khoảng không, gọi là khớp nối. Điểm trũng giữa những khớp nối gọi là thóp. Thóp giúp xương sọ mềm dẻo để bé đi qua ngả sinh dễ dàng. Thông thường, xương sọ của bé sẽ nối liền và cứng lại sau 19 tuần.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị thiếu vitamin D thì quá trình này có thể bị cản trở. Bạn sẽ thấy hộp sọ của bé không cứng lại dù bé đã được 19 tuần. Đây là một tình trạng nguy hiểm vì có thể làm tăng nguy cơ bị chấn thương sọ não.

2. Đổ Mồ Hôi Đầu – Biểu Hiện Thiếu Vitamin D Thường Gặp

 

dau-hieu-tre-bi-thieu-vitamin-D

 

Đầu luôn đổ mồ hôi là dấu hiệu cho thấy xương sọ của con đang bị viêm do thiếu vitamin D. Thông thường, trẻ chỉ ra một chút mồ hôi nếu quá nóng. Tuy nhiên, khi bé đổ mồ hôi quá nhiều thì bạn nên đưa bé đi khám. Trẻ sơ sinh thiếu vitamin D có thể điều trị dễ dàng. Nếu phát hiện sớm, bạn có thể bảo vệ con tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm.

3. Xương Dị Dạng – Dấu Hiệu Trẻ Thiếu Vitamin D

Trẻ thiếu vitamin D còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, khiến xương phát triển bất thường. Xương bị dị dạng có thể khiến cột sống bị cong, chân và xương ức phát triển bất thường.

4. Trẻ Thiếu Vitamin D Có Thể Bị Chậm Phát Triển

Nếu thiếu vitamin D, trẻ sẽ mất rất nhiều thời gian để đạt được các cột mốc phát triển. Một số dấu hiệu rõ ràng nhất đó là bé không thể tự bò một mình hoặc bé gặp khó khăn trong việc ngồi dậy.

Bạn cũng có thể thấy chân tay của bé bị không rõ nguyên nhân do xương phát triển không đúng. Hãy đưa bé đi khám nếu nghi ngờ bé bị chậm phát triển hoặc nghi ngờ con đang mắc phải chứng bệnh nghiêm trọng nào khác.

5. Trẻ Sơ Sinh Thiếu Vitamin D Sẽ Khiến Cơ Và Khớp Yếu

Một trong những dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D thường thấy là trẻ hay khó chịu và đau nhức khắp người. Điều này thể hiện khi con thường quấy khóc hoặc tỏ ra không hài lòng khi được bế.

Ngoài ra, các cơ, tứ chi của con cũng yếu đi. Nếu bạn thấy bé gặp nhiều khó khăn trong việc tự nhấc đầu lên thì cũng có thể nghĩ đến việc trẻ bị thiếu vitamin D.

6. Nhiễm Trùng Đường Hô Hấp – Dấu Hiệu Trẻ Thiếu Vitamin D

Thiếu vitamin D còn dẫn khiến hệ miễn dịch suy yếu. Do đó, con dễ bị cảm lạnh hoặc mắc phải các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hơn những đứa trẻ khác.

7. Sâu Răng – Dấu Hiệu Trẻ Thiếu Vitamin D Sớm Nhất

 

dau-hieu-tre-em-bi-thieu-vitamin-D

 

Một trong những dấu hiệu sớm nhất của trẻ thiếu vitamin D là bé bắt đầu xuất hiện các vấn đề nha khoa do xương bị yếu đi. Các bác sĩ còn chỉ ra rằng trẻ bị thiếu vitamin D sẽ dễ bị sâu răng hơn những đứa bé khác.

8. Các Vấn Đề Về Dạ Dày

Nếu bé thường xuyên bị đau bụng, có thể là do thiếu vitamin D. Tuy nhiên, không phải tất cả các vấn đề ở dạ dày đều đến từ nguyên nhân trên nhưng nếu trong trường hợp trẻ hay gặp các vấn đề về dạ dày và ruột thì nguy cơ này là rất cao.

CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THIẾU VITAMIN D Ở TRẺ NHỎ

Tùy theo độ tuổi mà hàm lượng vitamin D bé cần sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo liều lượng sau:

- Bé dưới 12 tháng cần 10mcg mỗi ngày

- Bé trên 1 tuổi cần 15mcg mỗi ngày.

Để bổ sung lượng vitamin D kể trên, bạn cần:

+ Thường xuyên cho trẻ tắm nắng, thời điểm tắm nắng là khi mặt trời mới lên, khoảng 7-9 giờ ( khoảng thời gian đó trong ánh sáng mặt trời chưa có nhiều tia tử ngoại gây hại cho da), thời gian tắm mỗi ngày khoảng 10-15 phút, thời gian này dài ngắn phụ thuộc vào mùa hè hoặc đông. Khi tắm nên để bàn tay, bàn chân, cánh tay, bụng ... của bé được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

+ Bổ sung vitamin D cho các bé thông qua những loại thực phẩm bao gồm: Dầu gan cá; Lòng đỏ trứng, sữa, gan động vật; Các loại cá như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ...Các loại đồ uống từ ngũ cốc, hoặc nước trái cam ép đã được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Nấm shitake khô.

+ Duy trì chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ những nhóm dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Lưu Ý Khi Bổ Sung Vitamin D Cho Trẻ

Lượng vitamin D có trong thức ăn chỉ cung cấp khoảng 10 % lượng vitamin cơ thể con người cần thiết, và lượng vitamin thực tế cơ thể bạn nhận được là rất ít vì thế không được phép bỏ qua được vai trò quan trọng của việc tắm nắng vào buổi sáng.

 

cach-phoi-nang-cho-tre-khi-bi-thieu-hut-vitamin-D

 

Khi tắm nắng cần phải cho ánh sáng mặt trời tiếp xúc trực tiếp vào da, vì vậy không nên mặc nhiều quần áo, không được phép sử dụng các sản phẩm chống nắng và không được phép tắm nắng qua lớp kính cửa sổ. Bất kể một tác nhân nào dù là nhỏ nhất cũng sẽ cản trở đến việc hấp thụ vitamin D ở cơ thể bạn.

Những bà mẹ mang thai, ở giai đoạn cuối thai kỳ sắp sinh nên bổ sung dầu cá hoặc các thực phẩm có chứa nhiều vitamin D.

NẾU TRẺ THIẾU VITAMIN D THÌ SẼ CHO UỐNG THUỐC GÌ?

Khi trẻ thiếu vitamin D cha mẹ có thể bổ sung cho cơ thể trẻ vitamin D3 vì đây là dạng cơ thể cần thiết. Liều lượng vitamin cần thiết ở từng đối tượng sẽ được thể hiện cụ thể như sau:

- Với những bé trong giai đoạn 6 tuần tuổi - 18 tháng tuổi thì bổ sung liên tục 800 - 1000 IU/ ngày đối với các bé khỏe mạnh, khoảng 1500 IU/ ngày cho các bé ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, còn đối với trẻ có da sậm màu thì dùng khoảng 2000 IU/ ngày.

- Khi trẻ từ 18 tháng tuổi - 5 tuổi thì sử dụng liều lượng như trên trong điều kiện ít tiếp xúc với ánh mặt trời.

- Đối với những trẻ bị còi xương thì liều lượng bổ sung khá lớn, các bé sẽ cần uống 1200 - 5000 IU/ ngày liên tục trong vòng 4 tuần.

Lưu ý:

Tất cả liều lượng vitamin sử dụng cho trẻ đều phải tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa, các bậc phụ huynh không được tự ý cung cấp vitamin D cho bé.

Do cơ thể chúng ta có thể tự tổng hợp được vitamin D nên các bậc phụ huynh không nên lạm dụng vào việc cho trẻ uống vitamin D.

Với mong muốn các thiên thần bé nhỏ – thế hệ tương lai sẽ có những bước phát triển thể chất và trí tuệ một cách toàn diện và thuận lợi, những thông tin Thuocthang.com.vn chia sẻ trên đây hi vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh một phần nào đó hiểu rõ hơn về bệnh thiếu vitamin D ở trẻ em. Để từ đó có thêm hiểu biết và cách phòng tránh cũng như lưu ý quan trọng khi trẻ thiếu Vitamin D.

Không chỉ là những bậc phụ huynh giàu kinh nghiệm, hãy chia sẻ kiến thức để trở thành những chuyên gia trong việc chăm sóc các bé yêu nhé.

Hoàng Quyên

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Trẻ bị thiếu hụt vitamin D có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển. Thế nhưng, ít ai chắc chắn được bé có bị thiếu loại vitamin này hay không. Bài viết sau, Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn nhận ra những dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D để bổ sung và có biện pháp phòng ngừa.
Bệnh viêm não Nhật Bản là tình trạng bệnh nhân bị nhiễm vi rút cấp tính làm cho thần kinh trung ương bị tổn thương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Vậy viêm não Nhật Bản là gì? Triệu chứng viêm não Nhật Bản?... Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những thông tin chi tiết sau đây về bệnh viêm não Nhật Bản để có các biện pháp bảo vệ an toàn cho bản thân.
Bệnh viêm não Nhật Bản là tình trạng bệnh nhân bị nhiễm vi rút cấp tính làm cho thần kinh trung ương bị tổn thương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Vậy viêm não Nhật Bản là gì ? Triệu chứng viêm não Nhật Bản ?... Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những thông tin chi tiết sau đây về bệnh viêm não Nhật Bản để có các biện pháp bảo vệ an toàn cho bản thân.
Vào mùa đông, tai mũi họng là cơ quan chịu nhiều tác động của thời tiết, dễ nhiễm khuẩn và dễ gây biến chứng. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách vệ sinh tai mũi họng cho trẻ sơ sinh để bé có hệ hô hấp khỏe mạnh cả trong điều kiện thời tiết lạnh giá.
Vào mùa đông, tai mũi họng là cơ quan chịu nhiều tác động của thời tiết, dễ nhiễm khuẩn và dễ gây biến chứng. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách vệ sinh tai mũi họng cho trẻ sơ sinh để bé có hệ hô hấp khỏe mạnh cả trong điều kiện thời tiết lạnh giá.
Bạn đang có nhu cầu tìm địa chỉ khám chữa bệnh cho con nhưng lại không biết đâu là địa chỉ phòng khám nhi tốt nhất ở Hà Nội để an tâm chọn lựa. Vậy thì hãy cùng tham khảo những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau đây. Chúng tôi xin được tư vấn cùng bạn cách chọn lựa phòng khám nhi cũng như đưa ra một số danh sách phòng khám nhận được đánh giá cao từ các bà mẹ đã từng sử dụng. Hãy cùng Thuocthang.com.vn tham khảo để rõ hơn nhé!
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém và chưa hoàn chỉnh nên dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, hô hấp và tiêu hóa. Tuy nhiên thực tế, các bệnh viện có chuyên khoa Nhi trên địa bàn TPHCM luôn trong tình trạng quá tải và mất rất nhiều thời gian để thăm khám – điều trị. Chính vì vậy hiện nay, thăm khám tại các phòng khám nhi được nhiều phụ huynh lựa chọn.
So với phương pháp truyền thống, các phương pháp cắt amidan hiện nay ngày càng dễ thao tác lại có độ chính xác cao. Không những thế, thời gian thực hiện nhanh, tốc độ hồi phục bệnh sau mổ được rút ngắn và nguy cơ gây biến chứng thấp. Vậy cắt amidan bằng phương pháp nào tốt nhất hiện nay? Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ phân tích ưu, nhược điểm của từng phương pháp để người bệnh có thể đưa ra lựa chọn lý tưởng nhất.
So với phương pháp truyền thống, các phương pháp cắt amidan hiện nay ngày càng dễ thao tác lại có độ chính xác cao. Không những thế, thời gian thực hiện nhanh, tốc độ hồi phục bệnh sau mổ được rút ngắn và nguy cơ gây biến chứng thấp. Vậy Cắt amidan bằng phương pháp nào tốt nhất hiện nay? Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ phân tích ưu, nhược điểm của từng phương pháp để người bệnh có thể đưa ra lựa chọn lý tưởng nhất.
Vắc xin phòng viêm phổi là vắc xin quan trọng cần được tiêm để bảo vệ sức khỏe lâu dài cho trẻ em và người lớn. Để phòng ngừa viêm phổi, Bộ Y tế khuyến cáo trẻ em và người lớn, đặc biệt là người cao tuổi, người mắc các bệnh mạn tính cần được tiêm vắc xin để bảo vệ “lá phổi”, bởi nếu không may mắc các bệnh lý này, việc điều trị bệnh là rất khó khăn và tốn kém, nguy cơ biến chứng cao
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018
Não úng thủy Não úng thủy (tên tiếng Anh là Hydrocephalus) được định nghĩa là một tình trạng bệnh lý của hệ thần kinh trung ương,là một trong những dị tật của ống thần kinh, phần lớn do bẩm sinh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này của trẻ.
19/05/2018

Viêm màng não mủ do Haemophilus inuenzae type B (Hib) gây ra là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Cứ 20 trẻ bị viêm màng não mủ do Hib sẽ có 1 trẻ tử vong, ngay cả khi được điều trị kịp thời. Bệnh lây lan nhanh, một số trẻ mang vi trùng Hib nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng.

19/05/2018
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng rất dễ nhiễm bệnh tiêu chảy cấp. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ là do virus Rota. Để giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả thì hiện nay nhiều bậc phụ huynh đã lựa chọn phòng bệnh bằng vắc-xin ngừa rotavirus. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ có thể bị phản ứng sau khi uống rotavirus và một số tác dụng phụ không mong muốn.
19/05/2018

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).

19/05/2018

Virus cúm A là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người, với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Với các triệu chứng khó thở, thở gấp, khạc đờm đặc lẫn máu, dẫn đến nguy cơ viêm phổi cấp, thiếu oxy, đe dọa tính mạng người bệnh. Trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu cần chủ động phòng ngừa chủng virus cúm nguy hiểm này.

Xem nhiều

Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng. 

Trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi thì trẻ sẽ bước vào giai đoạn mọc răng và quá trình mọc răng sẽ hoàn thiện hết khi đến 3 tuổi. Trong giai đoạn mọc răng của bé thì sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe kèm theo ảnh hưởng ít nhiều đến thể trạng của trẻ. Chính vì vậy việc chuẩn bị kiến thức đầy đủ để chăm sóc và đề phòng, tránh các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi mọc răng là điều hết sức quan trọng. 

Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Thuocthang.com.vn để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.

Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Ở các nước phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi.

Ho là một trong những bệnh khá phổ biến trong độ tuổi của các bé từ 0-6 tuổi – độ tuổi có sức đề kháng yếu nhất. Các cơn ho kéo dài, vừa dứt tuần trước, tuần sau lại tái lại. Thông thường khi thời tiết chỉ cần thay đổi trở lạnh thì các bé rất dễ mắc các chứng cảm cúm, ho, viêm họng, sổ mũi, …

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.