Vào mùa đông, tai mũi họng là cơ quan chịu nhiều tác động của thời tiết, dễ nhiễm khuẩn và dễ gây biến chứng. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách vệ sinh tai mũi họng cho trẻ sơ sinh để bé có hệ hô hấp khỏe mạnh cả trong điều kiện thời tiết lạnh giá.
Vệ sinh tai mũi họng cho trẻ sơ sinh là một việc làm rất cần thiết để giúp trẻ phòng bệnh tai mũi họng hiệu quả ngay từ những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên, thực tế, không phải bậc cha mẹ nào cũng biết cách vệ sinh tai mũi họng cho trẻ sơ sinh an toàn. Do vậy, để bảo vệ bé yêu tốt nhất, mời bạn cùng | thuocthang.com.vn tham khảo ngay những hướng dẫn làm sạch tai mũi họng cho trẻ sơ sinh từ chuyên gia sau.
CÁC BỆNH TAI MŨI HỌNG TRẺ EM THƯỜNG GẶP
Mũi và họng là những bộ phận trẻ tiếp xúc nhiều với bên ngoài. Mỗi năm trẻ dưới 3 tuổi có thể bị viêm họng từ 1 đến 3 lần, thậm chí nhiều hơn đối với những trẻ có thể trạng kém. Các bệnh tai mũi họng cũng rất đa dạng về bệnh lý lẫn triệu chứng. Chẳng hạn như:
- Viêm họng: Bệnh này gặp hầu hết ở tất cả các trẻ. Bệnh thường xảy ra do vi khuẩn hoặc virus. Triệu chứng thường gặp: trẻ bị ho, lười bú, khàn tiếng, thở có đờm và sốt nhẹ.
- Viêm VA: Các bệnh tai mũi họng ở trẻ em có thể dẫn đến viêm VA cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh này có thể khiến trẻ bị sốt cao, bỏ bú, biếng ăn thậm chí là thường xuyên nôn trớ. Khi thấy trẻ có hiện tượng ngạt cả hai bên mũi, dịch mũi chảy cả tháng trời kèm theo hắt xì liên tục thì nên đưa trẻ đến phòng khám nhi tai mũi họng để được trăm khám và chữa trị.
- Viêm amidan: Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ từ 6 đến 7 tuổi. Triệu chứng xảy ra lúc đầu như viêm họng nhưng về sau trẻ khó nuốt, đau họng nhiều và cảm thấy mệt mỏi. Nên thăm khám và chữa trị kịp thời để tránh những biến chứng không mong muốn.
- Viêm tai giữa: Đây là bệnh gặp khá nhiều ở trẻ nhỏ. Do thành vòi nhĩ ngắn và nằm ngang, nối liền với vòm họng dẫn dịch tiết lưu thông. Viêm họng lâu ngày không khỏi có khả năng sẽ viêm tai giữa. Chúng sẽ ảnh hưởng đến việc nghe của trẻ. Trường hợp đặt biệt có thể tác động xấu về lâu dài đến màng nhĩ. Biểu hiện rõ ràng nhất là khi trẻ bị đau tai, nghe kém và có dịch chảy ra từ cả tai lẫn mũi.
NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ CÁC BỆNH TAI MŨI HỌNG
Nguyên nhân chính khiến các bệnh tai mũi họng tìm đến trẻ đầu tiên là do sức đề kháng yếu. Hệ miễn dịch của bé không tốt có thể nhiễm bệnh nhanh hơn.
+ Trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài mà không được bảo vệ che chắn.
+ Môi trường thời tiết thay đổi đột ngột.
+ Trẻ bị lây bệnh từ các trẻ khác hoặc từ những thân xung quanh
+ Trẻ tiếp xúc với những vật dụng và môi trường có chứa vi khuẩn và virus.
+ Trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều vi khuẩn và virus nhưng không được ba mẹ vệ sinh cẩn trọng.
CÁCH VỆ SINH TAI MŨI HỌNG CHO BÉ
Đã từ lâu, vệ sinh tai mũi họng cho trẻ sơ sinh là việc làm vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ trong từng thao tác. Tốt nhất, các mẹ nên dùng khăn mềm và nước sạch để vệ sinh tai – mũi – họng cho con. Do tai mũi họng là những bộ phận rất dễ bị tổn thương ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dưới đây là các bước chăm sóc và vệ sinh 3 bộ phận quan trọng này trên cơ thể bé các mẹ nhé.
1. Vệ Sinh Tai
Lỗ tai của trẻ sơ sinh khá nhỏ nên khi vệ sinh cha mẹ không cần ngoáy sâu vào bên trong. Người mẹ chỉ cần lấy khăn bông mỏng và mềm mại, xoắn nhẹ 1 góc khăn rồi từ từ đưa sâu vào bên trong tai bé, tiếp tục xoắn lại theo chiều xoắn của khăn. Khi lau mặt cho bé, người mẹ có thể dùng khăn mềm lau phía vành tai cho trẻ.
Khi tắm gội cho bé, cha mẹ không nên hạ đầu bé quá thấp vì có thể làm nước hoặc dầu gội đi vào tai của trẻ, gây viêm tai giữa và ảnh hưởng tới khả năng nghe sau này của bé. Bên cạnh đó, khi cho con bú, cha mẹ không nên để bé nằm nghiêng để tránh sữa trào ngược vào tai gây nhiễm khuẩn.
Với trẻ trên 3 tuổi, cha mẹ có thể dùng tăm bông để làm sạch tai cho bé. Cần chú ý là tăm bông phải đảm bảo vệ sinh, được bao gói rõ ràng và có kích thước phù hợp với trẻ. Sợi bông ở đầu tăm cần mềm, mịn để tránh làm tổn thương vùng tai bé.
2. Vệ Sinh Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh
Mũi là bộ phận liên quan đến hệ hô hấp nên cần phải được làm sạch thường xuyên. Mẹ tuyệt đối không được dùng ngón tay hoặc móng tay để lấy gỉ mũi, hành động này dẫn đến làm tổn thương đến màng mũi mỏng manh của trẻ sơ sinh. Nếu bé có nước mũi hãy dùng khăn sạch lau sạch nhưng không nên cố lau vào tận khoang trong của mũi.
Trường hợp bé bị ngạt mũi, có thể chọn nước nhỏ mũi dành cho bé để làm sạch mũi. Nên đặt đầu miệng lọ thuốc nhỏ mũi ở đầu lỗ mũi , mẹ tuyệt đối không thụt sâu vào bên trong. Đặt bé nằm nghiêng mỗi lần nhỏ mũi; sau đó, giữ nguyên tư thế này một lát để nước mũi thoát hết ra ngoài.
Lưu ý: Không nên dùng cách hút mũi cho bé quá thường xuyên, hút mũi dễ làm ảnh hưởng đến màng mũi, gây chảy máu hoặc khiến khoang mũi bị sưng.
Các bước vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh:
+ Bước 1: Gấp khăn giấy làm 4 phần, xoắn nhẹ một góc của khăn giấy lại.
+ Bước 2: Một tay giữ phần đầu của con nhẹ nhàng, một tay cầm khăn giấy và đưa phần nhọn đã xoắn vào trong mũi bé xoắn để làm sạch mũi.
Lưu ý: Xoắn theo chiều xoắn của khăn giấy để bụi bẩn và gỉ mũi bị cuốn vào trong kẽ xoắn của khăn giấy. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng khăn mềm, mỏng dành cho trẻ sơ sinh và làm tương tự với 1 góc của khăn.
3. Vệ Sinh Miệng (Họng) Cho Trẻ Sơ Sinh
Miệng là bộ phận cơ thể tiếp xúc với thực phẩm cũng là bộ phận liên quan đến họng của trẻ. Miệng của trẻ sơ sinh được vệ sinh sạch sẽ thì điều này sẽ giúp làm giảm đến các bệnh về đường hô hấp. Nhiều mẹ thường dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ. Tuy nhiên, phương pháp này tuyệt đối cấm vì mật ong có chứa thành phần có thể gây ngộ độc cho trẻ dưới 1 tuổi.
Các bước vệ sinh họng cho trẻ sơ sinh:
+ Bước 1: Sử dụng khăn trắng sạch, mềm mại và 1 chậu nước ấm.
+ Bước 2: Rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn.
+ Bước 3: Giặt trước khăn với nước sạch sau đó ngâm vào chậu nước ấm.
+ Bước 4: Quấn một ngón tay vào khăn mềm và đưa vào miệng trẻ, rơ lưỡi.
Sau đó làm sạch phần vòm miệng. Với trẻ đã mọc răng, mẹ nên làm sạch kĩ phần răng để tránh vi khuẩn còn tồn đọng lại trên lợi, nướu.
Với những trẻ trên 2 tuổi, cha mẹ có thể vệ sinh mũi họng của bé bằng cách cho bé súc miệng nước muối hoặc xịt nước muối biển 3 - 4 lần/ngày.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH TAI MŨI HỌNG CHO TRẺ
Sau đây là một số biện pháp mà cha mẹ nên áp dụng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tai mũi họng của trẻ:
Cho trẻ ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu. Đồng thời, nên cho bé uống đủ nước và tránh tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi bặm hoặc khói thuốc;
Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ bằng cách vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và giữ vệ sinh nhà cửa. Nên rèn luyện cho trẻ sự tự giác trong việc vệ sinh cá nhân như đánh răng, rửa tay, súc miệng thường xuyên,...;
Nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế khi có triệu chứng bệnh lý để phát hiện kịp thời các bệnh về tai mũi họng và can thiệp điều trị ngay.
Vệ sinh tai mũi họng hằng ngày cho trẻ sơ sinh là việc làm vô cùng cần thiết để tránh nguy cơ trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý tăng cường sức đề kháng cho bé bằng việc giữ ấm, ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
Hy vọng với những chia sẻ của thuocthang.com.vn qua bài viết trên, sẽ phần nào hỗ trợ và cung cấp những thông tin bổ ích đến các mẹ bỉm sữa trong giai đoạn chăm con và cùng con phát triển. Chúc các mẹ thành công.
Hoàng Quyên
Viêm màng não mủ do Haemophilus inuenzae type B (Hib) gây ra là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Cứ 20 trẻ bị viêm màng não mủ do Hib sẽ có 1 trẻ tử vong, ngay cả khi được điều trị kịp thời. Bệnh lây lan nhanh, một số trẻ mang vi trùng Hib nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng.
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).
Virus cúm A là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người, với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Với các triệu chứng khó thở, thở gấp, khạc đờm đặc lẫn máu, dẫn đến nguy cơ viêm phổi cấp, thiếu oxy, đe dọa tính mạng người bệnh. Trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu cần chủ động phòng ngừa chủng virus cúm nguy hiểm này.
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi thì trẻ sẽ bước vào giai đoạn mọc răng và quá trình mọc răng sẽ hoàn thiện hết khi đến 3 tuổi. Trong giai đoạn mọc răng của bé thì sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe kèm theo ảnh hưởng ít nhiều đến thể trạng của trẻ. Chính vì vậy việc chuẩn bị kiến thức đầy đủ để chăm sóc và đề phòng, tránh các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi mọc răng là điều hết sức quan trọng.
Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Thuocthang.com.vn để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Ở các nước phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Ho là một trong những bệnh khá phổ biến trong độ tuổi của các bé từ 0-6 tuổi – độ tuổi có sức đề kháng yếu nhất. Các cơn ho kéo dài, vừa dứt tuần trước, tuần sau lại tái lại. Thông thường khi thời tiết chỉ cần thay đổi trở lạnh thì các bé rất dễ mắc các chứng cảm cúm, ho, viêm họng, sổ mũi, …