Virus cúm A là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người, với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Với các triệu chứng khó thở, thở gấp, khạc đờm đặc lẫn máu, dẫn đến nguy cơ viêm phổi cấp, thiếu oxy, đe dọa tính mạng người bệnh. Trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu cần chủ động phòng ngừa chủng virus cúm nguy hiểm này.
Vậy virus cúm A là gì ? Đặc điểm virus cúm A như thế nào ? Cấu tạo virus cúm A ra làm sao ? Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của | thuocthang.com.vn nhé.
1. Virus cúm A là gì ?
Virus cúm A (Influenza A virus) thuộc họ Orthomyxoviridae, sở hữu bộ gen RNA. Virus cúm A là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cúm ở chim và một số động vật có vú. Trong một số trường hợp virus được truyền từ chim, thủy sản hoang dã sang gia cầm được nuôi nhốt trong các hộ gia đình, gây dịch cúm ở người.
2. Các loại (type) virus cúm A
Virus cúm tuýp A là loại virus nguy hiểm, có đặc tính dễ thích nghi, không ngừng phát triển trong các môi trường khác nhau. Virus cúm tuýp A có thể lây lan và phát triển trên động vật như gia cầm, lợn; gây ra những trận đại dịch cúm vô cùng nghiêm trọng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 5%-10% người trưởng thành và 20-30% trẻ em bị nhiễm cúm. Trong đó, khoảng 3-5 triệu trường hợp tiến triển bệnh rất nặng và khoảng 250.000-500.000 người tử vong vì bệnh cúm.
Cúm A chia ra làm nhiều phân nhóm khác nhau như: cúm A H1N1, cúm A H5N1, cúm A H7N9,… Các phân nhóm này dựa trên sự kết hợp giữa hai protein trên bề mặt virus: hemagglutinin(H) và neuraminidase (N).
Kháng nguyên H còn được gọi là tố ngưng kết hồng cầu giúp virus bám vào tế bào niêm mạc đường hô hấp, từ đó xâm nhập vào trong tế bào. Kháng nguyên H còn có thể bám vào màng hồng cầu người và một số loài động vật khiến những hồng cầu này dính nhau, tạo thành một màng ở đáy ống nghiệm. Hiện tượng này được gọi là ngưng kết hồng cầu. Kháng thể tương ứng với kháng nguyên H là kháng thể ngăn ngưng kết hồng cầu có tác dụng bảo vệ.
Kháng nguyên N làm loãng chất nhầy ở đường hô hấp, giúp virus dễ dàng tiếp xúc với tế bào của niêm mạc. Kháng nguyên N còn giúp virus xâm nhập tế bào dễ dàng hơn, hỗ trợ cho sự lắp ráp các thành phần của virus và thoát ra khỏi tế bào. Kháng thể tương ứng kháng nguyên N có tác dụng bảo vệ cơ thể.
Kháng nguyên H và N quyết định khả năng gây bệnh của virus cúm và mang tính đặc hiệu của tuýp. Hiện có 15 loại kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên N. Những cách tổ hợp khác nhau của 2 loại kháng nguyên H và N tạo nên các phân tuýp khác nhau của virus cúm A. Trong những thập kỷ qua, cứ 10-12 năm lại xuất hiện một biến chủng mới, chủ yếu là một phân tuýp của chủng virus cúm A và trong một thời gian nhất định chỉ có một thứ tuýp duy nhất chiếm ưu thế.
Nguyên nhân của sự thay đổi kháng nguyên ở virus cúm là do Genome của virus phân thành nhiều đoạn. Có hai kiểu thay đổi kháng nguyên là: Hoán vị kháng nguyên và biến thể kháng nguyên.
Hoán vị kháng nguyên (antigenic shift): xảy ra khi có 2 hoặc nhiều chủng virus với nhiều đoạn ARN khác biệt nhau về mặt di truyền và cùng lúc xâm nhiễm vào một tế bào. Các đoạn genome hoán vị với nhau tạo ra chủng virus mới. Biến chủng virus lây nhiễm vào vật chủ mới. Hiện tượng hoán vị kháng nguyên chỉ xuất hiện ở chủng virus cúm A và là nguyên nhân gây nên những trận đại dịch cúm trên toàn cầu.
Biến thể kháng nguyên (antigenic drift): là quá trình đột biến ngẫu nhiên ở gen mã hóa hemagglutinin dẫn đến thay đổi một số loại axit amin trong protein hemagglutinin. Hiện tượng biến thể kháng nguyên có thể gặp ở cả 2 chủng virus cúm A và B, là nguyên nhân gây ra những vụ dịch cúm tại địa phương.
3. Đặc điểm cấu tạo của virus cúm A
Cấu tạo bên ngoài :
Virus cúm A thường có dạng hình cầu đường kính 80 – 120 nm, nhưng đôi khi có dạng sợi. Nucleocapsid đối xứng kiểu xoắn trôn ốc chứa ARN. Vỏ ngoài cùng của virus cúm là một lớp lipid có nguồn gốc từ tế bào chủ mà nó đã nhân lên. Có 2 loại glycoprotein HA và NA xuyên qua màng tạo thành cấu trúc gai nhú với khoảng 500 chồi gai khác nhau, xếp xen kẽ bề mặt virus cúm. Tỷ lệ giữa HA và NA là khoảng 4:1.
Màng protein nền M1 (M: Matrix) bao bọc Nucleocapsid, phía ngoài màng lại được bao bọc bởi lớp lipid kép có nguồn gốc từ màng bào tương của tế bào chủ. Protein M2 đâm xuyên và nhô khỏi vỏ ngoài tạo thành các kênh ion. Bề mặt vỏ ngoài có những cấu trúc sợi cấu tạo bởi glycoprotein, tạo nên kháng nguyên hemagglutinin (hay kháng nguyên H) và neuraminidase (kháng nguyên N). Cấu trúc H và N là những kháng nguyên quyết định khả năng ngưng kết hồng cầu của động vật .
Cấu tạo bên trong :
Bên trong virus cúm A là 8 ARN bao gồm bộ gen. Mỗi đoạn ARN được nối với các protein B1, PB2, PA và NP. Ngoài ra, protein NEP cũng được tìm thấy trong hạt virus. Phức hợp ribonucleoprotein (RNP) trong virus bao gồm các phân đoạn RNA của virus, được phủ bởi NP và RNA polymerase phụ thuộc vào RNA heterotrimeric, có các tiểu đơn vị PB1, PB2 và PA.
Cấu trúc bộ gen :
Hệ gen của virus cúm A là RNA sợi đơn, bao gồm 8 phân đoạn gen riêng biệt được đánh số từ 1-8, mã hóa cho 11 protein khác nhau của virus gồm: PB2, PB1, PB1-F2, PA, HA, NP, NA, M (M1 và M2), NS (NS1 và NS2).
Các phân đoạn 1, 2 và 3 là những phân đoạn mã hóa, tổng hợp các enzym trong phức hợp polymerase của virus, có độ dài ổn định và có tính bảo tồn cao. Các phân đoạn 4 và 6 mã hóa cho các protein HA và NA bề mặt capsid của virus, có tính kháng nguyên đặc trưng theo từng chủng virus cúm A. Các phân đoạn M, NP và NS mã hóa tổng hợp các protein chức năng khác nhau của virus, có độ dài tương đối ổn định giữa các chủng virus cúm A.
Vậy virus cúm A có cấu trúc hệ gen được cấu trúc từ 8 phân đoạn riêng biệt và không có gen mã hóa enzym sửa chữa RNA, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện các đột biến điểm trong các phân đoạn gen/ hệ gen qua quá trình sao chép và nhân lên của virus hoặc trao đổi các phân đoạn gen của các chủng virus cúm đồng nhiễm trên cùng một tế bào, rất có thể dẫn đến thay đổi đặc tính kháng nguyên tạo nên các chủng virus cúm A mới.
4. Phòng ngừa virus cúm A
Để phòng ngừa hiệu quả virus cúm A cần :
+ Tăng cường vệ sinh cá nhân, che miệng, mũi khi ho và hắt hơi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng;
+ Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, lớp học, nơi làm việc, lau chùi các bề mặt thường xuyên tiếp xúc bằng chất sát khuẩn thông thường;
+ Tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có những biểu hiện nghi ngờ nhiễm cúm như sốt, ho, đau họng,… nên thông báo ngay cho các trường học, cơ quan, đoàn thể, nơi học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương. Nếu xác định mắc cúm, người bệnh cần đeo khẩu trang và được cách ly;
+ Người mắc bệnh mạn tính, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh;
+ Đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách tối thiểu trên 1 mét trong trường hợp phải tiếp xúc với người bệnh;
Đặc biệt, để phòng ngừa hiệu quả cúm A, người dân nên chủ động tiêm phòng các loại vắc xin sẵn có tại Việt Nam như: Influvac tetra (Hà Lan), Ivacflu-S (Việt Nam) và Vaxigrip Tetra (Pháp) vắc xin phòng cúm Tứ giá thế hệ mới, phòng được 4 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và B (Yamagata, Victoria).
Hy vọng những chia sẽ này giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về virus cúm A và cách phòng tránh bệnh nhé.!
Danh Trường
Viêm màng não mủ do Haemophilus inuenzae type B (Hib) gây ra là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Cứ 20 trẻ bị viêm màng não mủ do Hib sẽ có 1 trẻ tử vong, ngay cả khi được điều trị kịp thời. Bệnh lây lan nhanh, một số trẻ mang vi trùng Hib nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng.
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi thì trẻ sẽ bước vào giai đoạn mọc răng và quá trình mọc răng sẽ hoàn thiện hết khi đến 3 tuổi. Trong giai đoạn mọc răng của bé thì sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe kèm theo ảnh hưởng ít nhiều đến thể trạng của trẻ. Chính vì vậy việc chuẩn bị kiến thức đầy đủ để chăm sóc và đề phòng, tránh các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi mọc răng là điều hết sức quan trọng.
Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Thuocthang.com.vn để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Ở các nước phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Ho là một trong những bệnh khá phổ biến trong độ tuổi của các bé từ 0-6 tuổi – độ tuổi có sức đề kháng yếu nhất. Các cơn ho kéo dài, vừa dứt tuần trước, tuần sau lại tái lại. Thông thường khi thời tiết chỉ cần thay đổi trở lạnh thì các bé rất dễ mắc các chứng cảm cúm, ho, viêm họng, sổ mũi, …