Bánh ngải mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Nguyên. Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng. Vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, quyện cùng hương thơm nồng nàn của lá ngải tạo nên một món ăn dân dã mà đầy tinh tế.
Vậy hôm nay | thuocthang.com.vn mời bạn đọc cùng tìm hiểu về món bánh ngải của vùng đất thái nguyên nhé.
1. Tìm hiểu về bánh ngải thái nguyên
Bánh ngải là món bánh truyền thống có từ lâu đời của người dân tộc Tày. Hàng năm cứ vào mỗi dịp lễ tết đặc biệt, người Tày thường làm món bánh này để cúng bái tổ tiên. Món ăn này đã được truyền từ rất nhiều thế hệ khác nhau. Cho đến tận ngày nay, món bánh ngon này vẫn luôn là niềm tự hào của người Tày trên mảnh đất Thái Nguyên này.
Nếu như bạn thường xuyên ăn ngải cứu chắc chắn bạn sẽ biết tới những công dụng thần kỳ trong việc chữa bệnh của loại cây này. Bởi vậy, ngải cứu được xem là một loại dược phẩm tốt cho sức khỏe. Chính vì thế, người dân nơi đây đã làm nên món bánh ngải Thái Nguyên thơm ngon nức tiếng đến như vậy. Dưới bàn tay tinh tế của người Tày, những chiếc bánh ngải xanh mướt một màu ra đời trông thật bắt mắt và cuốn hút.
Trong số các món ăn ngon đặc sản của người Tày, món bánh ngải luôn là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng được nhiều người biết tới nhất. Món bánh này thoạt nhìn sẽ thấy hơi giống món bánh dày nhưng nó lại có màu xanh rất đặc trưng. Về hình thù thì nó giống hệt như bánh dày.
Để làm được món bánh ngải Thái Nguyên này, người làm cũng phải rất kỳ công và phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau mới có thể làm nên món bánh vừa thơm ngon vừa dẻo và cuốn hút như vậy.
Vậy để làm món bánh ngải vừa thơm ngon lại dẻo như thế nào mời bạn đọc cùng tìm hiểu tiếp nhé.
2. Cách làm bánh ngải thái nguyên
2.1 Chuẩn bị nguyên liệu
Thường sẽ có 2 loại bánh lá ngải đó là bánh ngải nhân đỗ xanh và bánh ngải nhân lạc. Bởi vậy, tùy theo khẩu vị và sở thích, bạn sẽ chọn cho mình chiếc bánh ngải hợp với khẩu vị của mình để thưởng thức.
Làm bánh ngải không khó nhưng đòi hỏi lắm công phu. Từ khâu chọn gạo, chọn đường, chọn ngải, đến khâu ra bánh. Bánh ngải kén gạo, không phải bất kỳ loại gạo nào cũng làm được bánh. Muốn bánh thơm, dẻo phải chọn lúa nếp nương và không được lẫn gạo tẻ.
Đường để chấm bánh cũng phải là đường phèn (một loại đường thẻ, miếng to chừng bàn tay) có màu vàng, ngọt và không có sạn. Ngải cứu phải chọn lá non, tươi đem rửa thật sạch, cho vào nồi nấu chín rồi vắt thật cạn nước.
2.2 Cách làm
Đầu tiên sẽ phải làm nhân bánh ngải Thái Nguyên từ đỗ xanh hay lạc. Công đoạn làm nhân bánh này được coi là phần linh hồn của món bánh ngải này. Bởi bánh ngải có thơm ngon hay không phần nhiều sẽ phụ thuộc vào phần nhân. Đối với đỗ xanh sẽ được trộn đều với đường phèn. Sau đó đồ cho chín đỗ. Lạc sẽ được băm nhỏ và chưng cùng với đường, vừng để phần nhân thêm đậm đà và cuốn hút.
Gạo nếp cần phải ngâm trong khoảng thời gian từ 6-8h. Do đó, người Tày thường ngâm từ tối hôm trước. Sau đó, vớt ra cho ráo nước. Tiếp đến công đoạn đồ xôi sao cho dẻo. Về phần lá ngải, sau khi rửa sạch, sẽ đem đun cùng với nước tro bếp trong khoảng 2-3h.
Nước cốt tro dùng để đun với lá ngải phải là loại tro sạch và thường là tro từ tre nứa hay các loại vỏ đậu. Cách lọc cũng rất công phu. Bởi tro sẽ được chèn vào một chiếc rá tre. Sau đó đổ từ từ nước tro vào cho thẩm thấu ngấm dần xuống phía dưới chậu. Lúc ban đầu sẽ thu được tro có màu cà phê và màu này sẽ loãng dần lại.
Xôi sau khi chín đều và dẻo sẽ đem đi giã cho thật nhuyễn. Sau đó, tiến hành nặn bánh thành các hình tròn và dùng thìa ấn dẹt ra để cho nhân vào. Tiếp đến là bọc lại phần nhân và tạo kiểu dáng của bánh giống hệt như bánh dày.
Một bí quyết để khi làm bánh ngải không bị dính tay mà người Tày hay chia sẻ đó là trước khi đem bánh đi hấp, bạn nên quết 1 chút mỡ bên ngoài vỏ bánh để vừa tạo sự bóng mịn cho bánh.
Món bánh này có đặc điểm là ngon, dễ ăn và đặc biệt không ngấy. Vị thanh ngọt của nó sẽ khiến bạn cảm thấy thích thú và bị cuốn hút khi thưởng thức. Hy vọng rằng với những chia sẽ trên giúp bạn thực hiện thành công món ăn đặc sản này nhé !.
Sky
Bánh tráng nướng là món ăn vặt yêu thích của người dân Đà Lạt và du khách khi đến với thành phố sương mù này. Một món ăn đường phố bình dị nhưng đầy sức hút. Từng chiếc bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, quyện cùng hương thơm của trứng, pate, mỡ hành và các loại topping khác tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Ẩm thực Yên Bái nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Trong đó, măng vầu cuốn thịt là một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
Canh chua cá linh là đặc sản nổi tiếng và được biết đến rộng rãi tại Bến Tre. Được chế biến từ những nguyên liệu thân thuộc như cá linh bông, bông thiên lý, bông so đũa thân cây súng,...
Lập Thạch là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, có nền văn hóa, ẩm thực phong phú, đa dạng. Trong đó, cá thính Lập Thạch là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng, được nhiều người yêu thích.
Quảng Bình là một tỉnh miền Trung nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, cùng với đó là nền ẩm thực phong phú, đa dạng. Một trong những món ăn đặc sản của Quảng Bình mà du khách không thể bỏ qua khi đến đây chính là cháo canh Quảng Bình.
Món nộm với thịt bò mềm, vị đậm đà chua cay xen kẽ với vị thơm của rau, sả và các loại rau củ rất hấp dẫn vị giác. Nó là một lựa chọn vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn cho nhiều người.
Lẩu nấm có vị thanh mát và rất dễ ăn cho tất cả mọi người mà còn là loại thuốc quý trong việc chăm sóc sức khỏe cho cơ thể mỗi chúng ta.
Ngày nay, lẩu cá chua cay không chỉ được biết đến là đặc sản miền Tây mà còn trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt ở khắp các vùng miền. Nước lẩu chua cay hòa quyện cùng thịt cá mềm thơm rất thích hợp để dùng kèm với cơm hoặc bún.
Từ xưa đến nay, chữa bệnh tiểu đường (đái tháo đường) bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất. Người bệnh cần có chế độ ăn uống, kiêng khem và sinh hoạt phù hợp. Ðể tăng tính đa dạng trong dinh dưỡng, chúng tôi giới thiệu một số thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường, để bệnh nhân lựa chọn.
Cây tía tô là một trong những loại rau thơm rất phổ biến hiện nay, đây là một trong những loại rau thơm thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài công dụng làm gia vị trong các món ăn ra thì tía tô còn có công dụng khác là chữa bệnh.