Ngày nay, lẩu cá chua cay không chỉ được biết đến là đặc sản miền Tây mà còn trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt ở khắp các vùng miền. Nước lẩu chua cay hòa quyện cùng thịt cá mềm thơm rất thích hợp để dùng kèm với cơm hoặc bún.
Còn gì thú vị hơn khi vừa thưởng thức nồi lẩu chua, cay vừa phải và cùng các thành viên chia sẻ những câu chuyện đã qua ! Cùng chuyên mục Món Ngon của Thuocthang.com.vn học ngay những cách nấu món Lẩu cá chua cay với công thức đơn giản để chiêu đãi gia đình vào những dịp cuối tuần, bạn nhé !
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG TỪ THỊT CÁ
Cá từ trước đến nay luôn được biết đến là nguyên liệu để chế biến những món ăn khá phổ biến trong bữa ăn hằng ngày. Cá được ăn thường xuyên vì thịt cá có rất nhiều chất dinh dưỡng có ích cho sức khỏe con người. Bạn nên ăn từ 2 đến 3 bữa cá một tuần để bổ sung các chất cho cơ thể và chắc chắn rằng sức khỏe được đảm bảo. Ở nhiều nước trên thế giới, rất nhiều quốc gia sử dụng cá làm thành những món ăn ngon và hấp dẫn. Cá còn được chế biến thành các loại thuốc như dầu cá.
Dưỡng chất trong thịt cá rất đa dạng. Những chất dinh dưỡng trong cá rất tốt cho cơ thể có thể kể đến là protein, lượng khoáng chất cao, các nhóm vitamin. Khác với trong thịt heo, protein trong cá có khả năng giúp cơ thể rất nhanh hấp thụ. Thịt cá tốt cho sức khỏe của mọi lứa tuổi. Với lứa tuổi trẻ em thì cá giúp các bé chống còi xương, bổ sung canxi và thông minh hơn. Đối với người già thì cá tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa. Ngoài ra cá còn chứa nhiều các nhóm vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin nhóm A, D,…
Ưu điểm lớn nhất của thịt cá là ít mỡ, chất béo có hàm lượng không cao. Không giống như thịt heo hay thịt bò là những loại nhiều cholesterol không tốt cho máu và cơ thể thì cá lại hoàn toàn khác. Cá được biết đến là loại thịt có ít chất béo với lượng nhỏ, và chúng không bão hòa. Vì vậy nếu những ai đang giảm cân, giữ dáng hay tập gym thì có thể thoải mái ăn cá mà không sợ tăng cân, tích mỡ hay bị mất cơ. Trong cá chỉ có axit béo duy nhất là omega 3, rất tốt cho sự phát triển của não bộ. Protein trong thịt lợn thịt bò cũng khá cao nhưng lại rất khó để hấp thụ hết, ăn nhiều còn gây béo phì rất nguy hiểm. Ngược lại protein trong cá lại dễ dàng được cơ thể hấp thụ và không gây khó khăn gì cho dạ dày.
Ăn nhiều cá còn có tác dụng là tốt cho hệ tim mạch của con người. Trong thịt cá có các chất như omega 3, chất béo thấp không bão hòa nên sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, ngăn chặn béo phì và các bệnh về tim, giảm hiện tượng tắc nghẽn mạch máu. Chất EPA trong cá còn giúp chống lại căn bệnh xơ vữa động mạch.
Thịt cá có nguồn vitamin D rất cao nên phù hợp cho các bé chống còi xương, người già giúp xương chắc khỏe.
Các bạn biết rằng DHA rất quan trọng trong việc phát triển não bộ. Ăn nhiều thịt cá sẽ giúp tăng cường trí nhớ, thông minh và linh hoạt hơn. DHA rất cần thiết cho trẻ nhỏ.HƯỚNG DẪN CÁC CÔNG THỨC NẤU LẨU CÁ NGON TẠI NHÀ
1. Công Thức Nấu Lẩu Cá Diêu Hồng Chua Cay
Khi nhắc đến lẩu chua cay, suy nghĩ đầu tiên của bạn chắc chắn sẽ là lẩu Thái với những nguyên liệu thịt heo, thịt bò và các loại hải sản. Đã quá quen thuộc với các nguyên liệu trên, bạn thử làm lẩu cá để đổi món cho gia đình mình xem sao.
Bạn sẽ đắn đo nên chọn loại cá nào để làm lẩu. Tiêu chí đầu tiên để chọn là cá phải ít xương, thịt ngọt và mùi tanh đặc trưng không nhiều. Thuocthang.com.vn xin gợi ý cho bạn cá diêu hồng vì chúng đạt được các yêu cầu khắt khe trên, ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng các loại cá nước ngọt như cá trắm, cá chép, hay cá quả
+ Cá diêu hồng: một con lớn khoảng 1 kg
+ Cà chua
+ Ớt tươi hoặc sa tế
+ Tỏi, hành, sả, riềng
+ Các loại rau để nhúng: bắp cải, rau cần, rau cải, hành lá
+ Các loại gia vị: mắm, đường, mì chính, bột canh
Bước 1:
+ Làm sạch cá diêu hồng: cạo sạch vẩy cá, bỏ hết phần nội tạng bên trong rồi sau đó lấy muối xát lên bề mặt cá, rửa lại với nước sạch. Khi cá đã ráo thì đem lên cắt thành khúc, mỗi khúc đó lại tiếp tục cắt làm đôi. Xếp tất cả vào một cái rổ để ráo nước.
+ Cà chua rửa sạch, bỏ phần cuống, cắt hình miếng cau.
+ Tỏi, hành, sả, riềng bóc vỏ làm sạch rồi cắt miếng.
+ Các loại rau cũng bỏ sạch rễ và lá úa, rửa sạch rồi để cho ráo.
Bước 2:
+ Đặt nồi lên bếp, đợi nồi nóng thì bắt đầu cho dầu ăn và hành tỏi đã băm nhỏ vào, đảo đều để không bị cháy. Sau đó cho cà chua vào, đậy năp, để nhỏ lửa cho cà chua nhanh nhừ. Nêm thêm một chút hạt nêm và mắm cho vừa miệng.
+ Khi thấy cà chua đã nhừ, lấy thìa dầm nát để tạo được hỗn hợp hơi sệt và sánh. Đổ nước vào đun sôi nước cà chua. Sau đó cho phần đầu cá vào ninh để tạo độ ngọt cho nước lẩu. Nhớ rằng trong lúc ninh thì phải hớt hết lớp bọt ở phía trên.
Bước 3:
+ Ninh được khoảng 30 phút thì cho sa tế vào để tạo độ cay, tùy thuộc vào khẩu vị mỗi người mà nêm nếm cho vừa. Bắc nồi lẩu lên bếp từ mini để thưởng thức món lẩu.
+ Lẩu Thái thì không thiếu được vị chua cay đặc trưng nên chắc chắn sẽ không thiếu được ớt tươi và vị lá chanh. Thả cả vào trước để cho cá nhanh chín, sau đó là các loại rau.
+ Nên chuẩn bị cho mỗi người một bát mắm nguyên chất cùng vài lát ớt. Lẩu cá chua cay có thể ăn cùng bún hay mì tôm đều được.
2. Công Thức Nấu Lẩu Đầu Cá Thu
Như bạn đã biết, lẩu cá thì thường được làm từ những loại cá nước ngọt. Còn lẩu được chế biến từ cá biển còn khá là lạ lẫm. Vậy hãy thử xem nhé!
+ Xương heo
+ Đầu cá thu
+ Dứa
+ Cà chua
+ Hành lá, măng, gừng, me
+ Các loại rau ăn lẩu
+ Bún tươi ( 1kg )
+Các gia vị: mắm, đường, bột canh, hành khô, sate
Bước 1:
+ Làm nước dùng: rửa xương qua nước. Bắc xoong lên bếp rồi đổ nước xâm xấp với xương. Khi nước sôi thì loại bỏ phần nước đầu. Lần hai là đổ ngập nước lên xương rồi bắt đầu ninh. Trong quá trình ninh thì nhớ khoảng 15 phút lại phải vớt lớp bọt ở trên để nước dùng được trong.
+ Đầu cá thu nhỏ làm sạch rồi chặt thành những miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó dùng muối hạt ướp cá trong vòng 10 phút. Để cá ngấm rồi lại rửa sạch lại với nước để ráo.
+ Đầu cá ráo nước rồi tiếp tục công đoạn ướp gia vị. Gừng rửa sạch thái chỉ thành những sợi nhỏ. Ướp cá cùng với gừng sợi và rượu trắng. Nên sử dụng tay (dùng găng tay) để trộn cá cho gia vị được đều và ngấm kĩ nhất. Để khoảng 15 phút cho đầu cá hết mùi tanh. Đây có thể là bước quan trọng nhất, món lẩu cá thu có ngon hay không đều phụ thuộc vào đoạn này.
Bước 2:
+ Bắc chảo lên bếp, cho thêm dầu ăn. Khi dầu sôi thì cho hành băm vào phi thơm, đảo đều tay. Sau đó cho đầu cá vào, nêm một chút bột canh. Không cần xào đầu cá quá chín, mặt ngoài hơi săn là tắt bếp.
+ Cà chua nên chọn quả đỏ và mọng, rửa sạch rồi sắt thành miếng như múi cau.
+ Dứa nên chọn quả không quá xanh cũng không quá chín, gọt vỏ bỏ hết mắt rồi cắt thành những miếng vừa ăn.
+ Các loại rau nhúng lẩu thì rửa sạch để ráo.
+ Măng củ rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Rồi cho vào nồi, đổ ngập măng nước và cho thêm chút muối. Để măng sôi được một lúc rồi đổ ra rổ để cho ráo nước (để làm sạch và loại bỏ các chất không tốt cho cơ thể).
Bước 3:
+ Tiếp tục đặt nồi nước lẩu lên bếp. Bây giờ bạn nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Thêm vào nước dùng xương một chút giấm để tạo độ chua tự nhiên. Sau đó cho cà chua, măng và dứa đã cắt miếng vào nồi. Vừa có tác dụng làm cho nồi lẩu đẹp mắt, vừa tạo được vị ngọt tự nhiên.
+ Sau cùng là cho sa tế hoặc ớt tươi đều được để tạo vị cay cho món lẩu. Có thể không cho nếu có trẻ em ăn cùng mâm.
+ Món lẩu cá thu được hoàn thành, nhúng rau vào lẩu để thưởng thức, nên chấm cùng bát bột canh cho thêm vài lát ớt và nước cốt chanh. Ăn lẩu cùng bún hoặc mì gói đều ngon. Nên ăn lẩu lúc nóng để tránh cá bị tanh.
3. Công Thức Nấu Lẩu Cá Bớp Ngon Như Nhà Hàng
Lẩu cá bớp với cách làm không quá cầu kỳ, nguyên liệu dễ mua, bạn có thể chế biến vào các dịp cuối tuần để cả gia đình quây quần thưởng thức.
Cá bớp là loại cá ngon chứa nhiều dưỡng chất, có thể dùng để chế biến thành các món ăn khác nhau, trong đó phải kể đến lẩu. Lẩu cá bớp là sự kết hợp độc đáo giữa nước dùng xương, cá bớp, măng chua và các loại rau xanh ăn kèm.
Thịt cá bớp có vị mềm ngọt đặc trưng, thịt chín mềm, lớp da dày, dẻo, béo ăn cùng măng chua giòn giòn với nồi nước dùng đậm đà được ninh từ xương ống sẽ làm hài lòng bất cứ thực khách nào. Thay vì đến quán ăn, bạn có thể mua nguyên liệu về nấu lẩu cá bớp tại nhà theo công thức dưới đây:
+ Cá bớp: 1 con to, nặng khoảng 1kg
+ Xương ống heo: 600g
+ Măng chua: 200g
+ Bún tươi: 1kg
+ Cà chua: 3 trái
+ Ớt: 2 trái
+ Hành lá: 5 cây
+ Ngò: 1 bó nhỏ
+ Chanh tươi: 2 trái
+ Tỏi khô: ½ củ
+ Các loại rau ăn kèm: rau cần, rau muống, rau cải cúc… bạn có thể chọn theo sở thích của mình
+ Sa tế: 1 hũ nhỏ
+ Các gia vị nêm nếm thường dùng
- Sơ chế nguyên vật liệu:
+ Cá bớp đánh vảy, bỏ mang, bỏ ruột, dùng muối chà xát khắp thân cá cho hết tanh và nhớt rồi rửa lại thật sạch với nước. Bạn cắt cá thành những khúc vừa ăn, dày khoảng 2 + 3cm là vừa. Ướp cá với chút nước mắm, bột canh, hạt nêm, hạt tiêu khoảng 30 phút cho thấm gia vị.
+ Xương ống heo rửa sạch, chặt miếng vừa, đem chần qua nước sôi để loại bỏ mùi hôi và chất bẩn, sau đó xả lại với nước lạnh.
+ Măng chua rửa sạch, để ráo, xé nhỏ vừa ăn.
+ Cà chua rửa sạch, bổ muối cau.
+ Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.
+ Hành lá, ngò nhặt gốc, rửa sạch, thái nhỏ.
+ Các loại rau ăn kèm nhặt hết gốc, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
- Bước 1. Hầm xương ống lấy nước dùng.
+ Cho xương ống vào nồi lớn, đổ khoảng 1,5 – 2 lít nước vào sao cho nước ngập xương.
+ Bắc nồi lên bếp nấu, khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ, đun khoảng 1,5 – 2 tiếng để lấy nước dùng. Trong khi hầm, bạn mở hé vung và thường xuyên hớt bọt để nước dùng có độ trong đẹp mắt.
- Bước 2. Nấu nước lẩu.
+ Bắc chảo lên bếp, phi thơm tỏi rồi cho cà chua vào xào chín mềm.
+ Thêm 2 chén nước đun sôi để nguội vào chảo, tiếp đó thêm măng chua, lượng sa tế vừa đủ và hạt nêm vào, đun sôi rồi tắt bếp.
+ Bạn múc nước hầm xương ống vào nồi lẩu, đổ nước lẩu vừa nấu ở chảo vào chung, khuấy đều rồi đun sôi lại, nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm ớt nếu thích ăn cay.
- Bước 3. Trình bày thành phẩm lẩu cá bớp.
+ Xếp các loại rau ăn kèm vào đĩa.
+ Bún tươi lấy ra đĩa.
+ Cá bớp xếp vào đĩa đẹp mắt.
+ Đặt nồi lẩu bên cạnh đĩa cá bớp, rau và bún. Khi nước lẩu sôi, bạn cho cá bớp vào trước để cá chín, sau đó nhúng rau ăn kèm với bún. Bạn nên chuẩn bị thêm một chén nước mắm để chấm.
4. Công Thức Nấu Lẩu Cá Kèo Lá Giang Vừa Ngon Vừa Đơn Giản
Món lẩu cá kèo lá giang này thực sự không khó làm, bạn chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ và làm đúng theo các bước hướng dẫn là sẽ có ngay nồi lẩu ưng ý. Ăn kèm với các loại rau sống khác nhau và bún, gia đình bạn sẽ có bữa ăn rất tuyệt vời đấy.
– Cá kèo sống: 1kg
– Lá giang: 1 bó vừa
– Xương ống heo: 500 gr
– Rau đắng: 500 gr
– Cà chua chín: 3 trái
– Hành tím, tỏi, ớt, sả cây
– Bún tươi ăn kèm: 1 kg
– Các loại rau sống ăn kèm: Rau muống, hoa chuối bào, rau ngổ, ngò gai,…
– Gia vị: Dầu ăn, bột ngọt, nước mắm, đường, muối
Bước 1: Hầm xương lấy nước dùng
– Đầu tiên chúng ta cần phải rửa xương ống heo cho thật sạch, các bạn nên rửa qua một lần với nước muối pha loãng cho sạch các chất bẩn bám trong xương.
– Sau đó cho xương vào nồi nước sôi chần sơ qua rồi mới ninh xương ống khoảng 1 đến 2 tiếng đồng hồ, lượng nước dùng phụ thuộc vào số người ăn lẩu nhưng theo kinh nghiệm chúng ta nên cho khoảng 3 lít nước.
– Sau khi ninh xương xong ta vớt bỏ hết các khúc xương bỏ ra ngoài giữ lại nước để nấu lẩu. Trong quá trình ninh xương ống chúng ta chú ý phải hớt hết bọt bẩn nổi lên để giúp cho nước lẩu được sạch và trong hơn.
Bước 2: Sơ chế cá kèo
– Cá kèo dùng để nấu lẩu chúng ta nên chọn những con to, nhớ phải lấy những con còn sống, tuyệt đối không lấy những con đã chết nhé.
– Cá kèo không được cắt khúc mà phải để nguyên cả con, kể cả khi nhúng vào nồi lẩu thì cá vẫn phải còn sống. Để khử bớt chất nhớt và mùi tanh của cá ta nên rửa cá với một chút nước muối loãng và nặn một ít nước cốt chanh vào.
– Để cá đưa vào nồi lẩu không còn giãy giụa được chúng ta nên cho cá vào một cái xô đá vì nước đá lạnh sẽ làm cá cứng đơ không bơi được.
Bước 3: Sơ chế lá giang và rau ăn lẩu
– Mang bó lá giang ra nhặt lấy phần lá, những lá nào già quá thì bỏ đi vì những lá này rất nhiều xơ, có nhiều vị chua và vị đắng.
– Rửa lá giang cho sạch rồi lấy tay vò nát, vớt ra rổ đợi ráo nước.
– Hoa chuối hay còn gọi là bắp chuối bóc bỏ lớp vỏ già rồi dùng dao thái nhỏ, mỏng, nhớ thái tới đâu thì ngâm ngay vào chậu nước muối pha loãng để tránh bị thâm đen.
– Rau muống ta nên nhặt bớt lá chỉ để phần cọng rồi bẻ thành từng khúc ngắn vừa ăn, rồi rửa sạch.
– Rau ngổ, ngò gai nhặt sạch rồi rửa qua bằng nước lạnh, cắt thành khúc dài chừng 3cm.
– Cà chua rửa sạch cắt múi cau. Hành tím, tỏi khô lột vỏ, xắt nhỏ.
Bước 4: Nấu lẩu cá kèo lá giang
– Dùng một cái nồi nữa bắc lên bếp cho một ít dầu ăn vào, đun nóng rồi cho hành tỏi băm nhỏ vào phi thơm, sau đó đổ nước ninh xương vào đun cho đến khi sôi thì trút hết số lá giang vò nát vào.
– Nêm thêm một chút gia vị như: Muối ăn, nước mắm, đường, bột ngọt (mì chính), nếm thử cho phù hợp khẩu vị nhé.
– Múc phần nước dùng vào nồi chuyên nấu lẩu rồi cho thêm ngò gai, rau ngổ cắt ngắn và sa tế vào để cho lẩu cá kèo lá giang có thêm vị cay cay, đậm đà hơn.
– Khi nào chuẩn bị ăn thì đun nóng lại nước lẩu rồi từ từ bỏ cá kèo vào và tiếp tục đun, khi cá kèo đã chín thì bày bún tươi và các loại rau ăn kèm để thưởng thức.
Cuối cùng chúng ta đã có món lẩu cá kèo lá giang thơm ngon và bổ dưỡng mà không cần đi đâu xa. Còn chần chừ gì nữa mà không gắp cá ra chén và chấm với nước mắm nguyên chất, chanh, ớt… Và từ từ cảm nhận độ chua nhẹ của lá giang thấm vào thịt cá kèo mềm ngọt. Nếu đây là lần đầu bạn ăn lẩu cá kèo lá giang thì một sự bất ngờ nhờ vị ngon và sức hấp dẫn từ món ăn là không thể tránh khỏi.
Món ăn tăng thêm phần hương vị khi dùng kèm với các loại rau: rau muống, hoa chuối bào, rau ngổ, ngò gai… bún tươi.
Lời khuyên dành cho bạn:
– Chúng ta nên giữ cá kèo còn sống trước khi cho vào nồi lẩu như thế sẽ tăng thêm vị thơm ngon và hấp dẫn của món ăn.
– Rửa cá kèo bằng nước pha giấm hoặc chanh và rửa lại bằng nước sạch cho hết trơn trong cá. Vò lá giang để vị chua trong lá giang có thể ra ngoài.
– Lẩu cá thường rất tanh nên nhất định chúng ta phải cho nhiều ớt cho có vị cay để át hết vị tanh.
– Khi mua lá giang, chọn lá non, không nên chọn lá già sẽ có vị đắng.
– Nước lẩu phải hòa quyện cùng với cá kèo và các loại rau ăn cùng, tạo nên một món lẩu cá kèo cay ngon.
– Trang trí thêm một số loại rau sống cho bắt mắt vừa để dùng kèm với món lẩu.
5. Công Thức Nấu Lẩu Cá Đuối Tại Nhà
Lẩu cá đuối quyến rũ người ăn bởi thịt cá vừa mềm vừa dai, vị ngọt tự nhiên của cá hòa quyện với vị chua chua cay cay của nước lẩu. Ngay từ giây phút thưởng thức đầu tiên, bạn sẽ bị món ăn này chinh phục hoàn toàn.
Ngày cuối tuần, bạn hãy vào bếp thực hiện ngay món lẩu cá đuối tuyệt vời này để chiêu đãi gia đình mình nhé! Đọc bài viết dưới đây, đảm bảo các chị em sẽ biết cách nấu lẩu cá đuối thơm ngon không tanh khiến cả nhà đều mê!
Trước khi thực hiện cách nấu lẩu cá đuối măng chua không tanh, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
+ Cá đuối: 1-2kg
+ Xương ống: 400 gram
+ Măng chua: 500 gram
+ Me, sả, hành, tỏi, nghệ, ớt
+ Rau ăn lẩu: Rau muống, cải thảo, cải thìa, cải bắp, rau cần, hoa chuối,…(tùy vào sở thích)
+ Rau thơm các loại: Rau húng, tía tô, kinh giới, thì là,…
+ Gia vị: Hạt nêm, đường, muối, bột ngọt
Làm thế nào để có được một nồi lẩu cá đuối thơm ngon không tanh khiến cả nhà đều xuýt xoa, nghe có vẻ không đơn giản chút nào. Tuy nhiên, nếu bạn đọc kĩ và thực hiện đúng theo hướng dẫn cách nấu lẩu cá đuối dưới đây, đảm bảo bạn sẽ thấy làm món ăn này vô cùng đơn giản và thú vị đấy.
- Bước 1: Sơ chế cá
Khi lựa chọn cá đuối, bạn nên chọn những con cá tươi để hạn chế bớt mùi khai của cá, đồng thời để khi nấu nước lẩu cá đuối được ngọt hơn, thơm hơn.
Tiếp theo bạn tiến hành làm sạch cá: Cắt bỏ mang, gạt bỏ túi máu bầm và phần ruột nội tạng bên trong đi. Sau đó dùng muối hạt chà sạch lên bụng cá để khử mùi tanh hôi.
Lưu ý: Tất cả những chỗ gây nên mùi khai của cá cần phải được làm sạch để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, cũng cần chú ý phần da của cá đuối rất nhớt, nếu không được làm sạch thì miếng cá khi ăn sẽ rất đắng và có mùi hôi. Vì vậy, để khử sạch mùi hôi và nhớt ở da cá, bạn nên rửa thật sạch bằng rượu trắng hoặc giấm, rồi đem rửa lại với nước lạnh, để ráo.
Sau khi sơ chế cá xong, bạn đem thái cá thành lát mỏng để khi ướp gia vị, từng miếng cá sẽ được ngấm đều và đầy đủ hơn.
Ướp gia vị: Cho 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng nước mắm vào cá, để ngấm đều trong khoảng 15 phút.
- Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
+ Măng chua: Trước tiên bạn đem luộc sơ qua nước sôi, sau đó vớt ra và đổ ngâm ngay vào nước lạnh, vừa khử hết bụi bẩn, vừa làm cho măng được dai hơn. Xé sợi vừa ăn rồi để ráo nước.
+ Me: Cạo sạch vỏ, đổ một ít nước sôi vào rồi lọc bỏ hết phần xơ, tách hạt và chắt lấy nước cốt.
+ Rau nhúng lẩu: Nhặt bỏ phần già, phần úa rồi đem rửa sạch, thái khúc thành miếng vừa ăn, bày ra đĩa.
- Bước 3: Nấu nước lẩu cá đuối
+ Đầu tiên, bạn đặt chảo lên bếp, cho một thìa dầu ăn vào chảo. Đợi chảo dầu nóng già, cho hành, tỏi, sả băm vào phi thơm.
+ Khi sả săn lại, bạn đổ măng chua đã xé nhỏ vào xào.
+ Tiếp tục lấy phần nước me vừa lọc đổ vào đun, cho thêm khoảng 1,5 lít nước lọc vào nấu sôi.
+ Sau khi nước sôi, bạn đổ tiếp phần sụn cá vào nấu cho nước lẩu cá đuối thêm ngọt và đậm đà hơn. Nêm nếm gia vị: 2 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng đường, 1 muỗng bột ngọt, 1 thìa canh nước mắm, nêm sao cho nồi lẩu có vị chua ngọt hài hòa.
+ Khi nồi nước sôi, bạn để ra và chuẩn bị đồ nhúng lẩu là có thể thưởng thức món lẩu cá đuối tuyệt ngon này rồi.
Mách bạn bí kíp làm lẩu cá đuối không bị tanh
Để làm lẩu cá đuối thơm ngon không bị tanh, trước hết bạn cần phải chọn con cá thật tươi ngon để về nấu lẩu. Vì cá càng tươi sẽ càng hạn chế được mùi khai tanh và góp phần quan trọng làm nên độ ngọt của nồi nước lẩu cá.
Cá đuối có đặc điểm rất nhiều nhớt. Vì vậy bạn cần lưu ý phải sơ chế cá thật cẩn thận để loại bỏ hết phần nhớt ở da cá. Mách bạn một mẻo hay để tẩy nhớt nhanh chóng đó là đem tro bếp hoặc muối hạt chà mạnh lên thân cá, sau đó mới rửa lại bằng nước sạch.
Trong bụng cá đuối thường có một lớp màng màu trắng đục và những cục máu bầm, đây chính là phần gây nên mùi khai của cá. Vì vậy trong quá trình sơ chế, bạn đặc biệt chú ý, hãy dùng dao có mũi được mài nhọn rồi rạch theo xương sống của cá để lấy hết lớp màng và phần máu bầm ra khỏi mình cá nhé !
Ngoài ra, ruột cá đuối thì phải loại bỏ hoàn toàn. Sau đó rửa sạch cá và đem cắt thành từng lát nhỏ vừa ăn.
Món lẩu cá đuối sẽ thơm ngon tròn vị hơn khi bạn ăn kèm với bún và các loại rau sống hay đồ hải sản như ngao, tôm, mực… Và không thể thiếu bát nước mắm chanh, tỏi, ớt ăn cùng.
Bày đồ nhúng lẩu ra xung quanh bàn ăn. Đặt nồi lẩu ở giữa, khi ăn bạn cho cá đuối và rau vào nồi lẩu, đợi nước sôi chín đều là bạn có thể thưởng thức món ăn này rồi. Còn gì tuyệt vời hơn là cả gia đình cùng ngồi quây quần bên nồi lẩu cá đuối nóng hổi nghi ngút khói vừa ăn vừa tấm tắc khen ngon.
Nhúng lẩu sẽ nhanh cạn nước. Khi thấy nước lẩu gần cạn, bạn có thể đổ thêm nước dùng hoặc nước sôi vào và tiếp tục thưởng thức.
Lưu ý:
Đối với tất cả các món lẩu cá, khi các bạn thưởng thức, các bạn nên chuẩn bị thêm một bát nước mắm ớt nguyên chất để thưởng thức cùng chắc chắn sẽ đậm vị và ngon hơn rất nhiều nhé!
Chúc các bạn thực hiện thành công và có được những nồi lẩu cá thật ngon và thật hấp dẫn. Chuyên muc Món Ngon của Thuocthang.com.vn sẽ tiếp tục chia sẻ thêm nhiều cách nấu các món lẩu ngon khác nữa để các bạn cùng tham khảo nhé !
Mrs Nguyễn Ngọc
Như các bạn đã biết thịt lợn là một món ăn thường gặp trong mỗi gia đình với nhiều cách chế biến khác nhau như luộc, kho, nướng, xào … Vậy hôm nay chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn bí quyết hầm thịt lợn với thuốc bắc vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng nhé.
Sữa chua là một món tráng miệng quá quen thuộc đối với mọi người, đặc biệt là phái nữ vì những công dụng mà nó mang lại. Không chỉ rất tốt cho sức khỏe, mà sữa chua còn giúp bạn có vóc dáng đẹp cùng làn da mịn màng.
Phổi là một trong những bộ phận quan trọng trong cơ thể bạn. Mỗi ngày một người trung bình hít thở khoảng 20000 lần. Thường xuyên hít phải không khí bị ô nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, xơ nang, viêm phổi,…
Chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên ăn thật nhiều rau củ quả, đặc biệt là trái cây. Trái cây chứa một lượng lớn vitamin, khoáng chất cùng nhiều chất thiết yếu cho cơ thể. Ăn nhiều trái cây sẽ giúp thải độc trong cơ thể, thúc đẩy đường tiêu hóa hoạt động trơn tru, giúp da sáng mịn và đặc biệt không lo thiếu chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
Trong các loại trái cây thì dâu tằm cũng góp phần đem lại cho con người rất nhiều công dụng về sức khỏe. Vì dâu tằm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành các loại thực phẩm, thức uống khác nhau như: mứt, kẹo hay siro, nước ép dâu tằm,…với màu sắc hấp dẫn và hương thơm đặc trưng của dâu tằm đã khiến nhiều chị em thích mê với loại quả này.
Món nộm với thịt bò mềm, vị đậm đà chua cay xen kẽ với vị thơm của rau, sả và các loại rau củ rất hấp dẫn vị giác. Nó là một lựa chọn vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn cho nhiều người.
Cuộc sống hiện đại, chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng cách gây ra tình trạng thừa cân, béo phì ở rất nhiều phụ nữ. Chị em đang vất vả để tống khứ những lớp mỡ thừa bằng cách ăn kiêng hay nhịn ăn, luyện tập những bài thể dục khổ cực nhưng những cách đó không những không giảm cân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta vẫn thường cho rằng các loại hạt, ngũ cốc vốn chứa nhiều Carbohydrate (carbs) nên chúng là thực phẩm giúp tăng cân. Nhưng bạn có biết, nhiều loại ngũ cốc có thể giúp duy trì trọng lượng cơ thể hoàn hảo, hỗ trợ tuyệt vời trong chế độ giảm cân.
Lẩu nấm có vị thanh mát và rất dễ ăn cho tất cả mọi người mà còn là loại thuốc quý trong việc chăm sóc sức khỏe cho cơ thể mỗi chúng ta.
Những bài tập thể dục buổi sáng cho người cao tuổi như đạp xe đạp, đi bộ, dưỡng sinh... giúp rèn luyện sức khỏe, tránh những bệnh lý nguy hiểm và vấn đề tăng cân không còn khó khăn như trước nữa.