Thịt vịt vốn là nguyên liệu giàu chất dinh dưỡng, khoáng chất thiết yêu cho cơ thể. Nhưng không phải ai cũng biết chế biến các món ăn làm từ loại nguyên liệu này sao cho ngon và đúng chuẩn. Vậy hôm nay | thuocthang.com.vn sẽ gửi đến bạn đọc cách chế biến món vịt om sấu thanh thanh man mát cho mùa hè oi bức nhé.
1. Gía trị dinh dưỡng và công dụng vịt om sấu
Trong 100 g thịt vịt có khoảng 25 g protein (cao hơn nhiều so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… cũng rất cao.
Các chất này có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe
+ Người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể
+ Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, phù nề, tiểu ít
+ Phù nề, dùng cho các trường hợp phù ứ nước trong người
+ Giúp chữa tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt, tâm phiền, bị mất ngủ, hay quên
Ăn thịt vịt ít nhất một lần trong tuần sẽ giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng, ổn định tinh thần, kéo dài cuộc sống.
Quả sấu :
Quả sấu có vị chua thanh mát.
Trong quả sấu chín có 86% nước, 1% axit hữu cơ, 1.3% protit, 8.2% gluxit, 2.7% xenluloza, 100mg% canxi, 44mg% Phospho, vết sắt và 3mg% vitamin C.
+ Trị nhiệt miệng, háo khát, ngứa cổ, đau họng
+ Trị nôn nghén cho phụ nữ mang thai
+ Chữa ho
+ Tăng cường tiêu hóa.
+ Chữa say rượu
+ Trị mụn nhọt, lở ngứa
2. Cách nấu vịt om sấu
2.1 Nguyên liệu làm Vịt om sấu cho 4 người
Vịt được làm sạch 1 con(1.5 - 1.7kg ). Sấu xanh 7 quả. Sả 5 cây. Gừng 1 nhánh. Tỏi 3 tép. Hành tím 4 củ. Chanh 1 quả. Hành lá 3 nhánh. Rau ngổ 5 nhánh. Ngò gai 5 nhánh. Dầu ăn 3 muỗng canh. Nước mắm 1 muỗng canh. Gia vị thông dụng 1 ít(Tiêu xay/ muối/ hạt nêm/ bột ngọt).
2.2 Cách chế biến Vịt om sấu
Bước 1: Sơ chế vịt
Để khử mùi hôi của vịt, bạn dùng muối và một vài lát chanh chà xát lên khắp thân vịt. Sau đó, rửa sạch lại với nước nhiều lần, để ráo rồi chặt thành khúc vừa ăn.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Sả cắt bỏ gốc, rửa sạch với nước, để ráo rồi cắt nhỏ. Sấu cạo sạch vỏ rồi đem đi rửa với nước và để ráo.
Hành tím và tỏi bóc bỏ vỏ rồi băm nhỏ. Ngò gai và rau ngổ rửa sạch, để ráo rồi cắt nhỏ.
Gừng gọt bỏ vỏ, rửa sơ với nước rồi băm nhỏ. Hành lá cắt bỏ rễ, rửa sạch, để ráo rồi cắt nhỏ.
Bước 3: Ướp vịt
Cho vịt cắt khúc vào một cái nồi lớn. Ướp vịt cùng 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng cà phê tiêu, 1/2 phần tỏi băm, 1/2 phần hành tím băm, 1/2 phần gừng băm, 1/2 phần ngò gai, 1/2 phần rau ngổ, 1/2 phần hành lá, 1/2 phần sả cắt nhỏ rồi trộn đều tay cho vịt được thấm gia vị.
Sau đó, để yên và ướp vịt trong vòng 30 phút.
Bước 4: Nấu vịt om sấu
Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 3 muỗng canh dầu ăn. Đợi dầu nóng, cho hết phần còn lại của hành tím, tỏi, sả, gừng, hành lá vào phi vàng thơm.
Sau đó, cho thịt vịt vào xào đều tay đến khi miếng thịt săn lại thì cho nước lọc vào sao cho vừa đủ ngập hết bề mặt thịt. Kế đến cho sấu vào và nấu sôi trên lửa to.
Khi nước trong nồi sôi lên, bạn vặn lửa nhỏ lại và tiến hành om đến khi thịt vịt chín mềm thì nêm nếm lại cho vừa ăn và tắt bếp.
3. Ăn thịt vịt có béo không?
Thịt vịt có hàm lượng chất béo tương đối cao, thường ở giữa lớp da và thịt. Tuy nhiên, chất béo trong thịt vịt là chất béo không bão hòa (khác với chất béo bão hòa trong động vật). Lượng chất béo này được đánh giá là lành mạnh, ít gây hại đến sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, thông qua quá trình chế biến, lượng chất béo trong vịt sẽ giảm đi đáng kể tùy thuộc theo vịt được nấu chín kỹ hay không, hoặc khi dùng, bạn có bỏ lớp da bên ngoài ra không.
Trên thực tế, một số đoạn thịt như ức vịt có hàm lượng chất béo thấp (2gram, trong đó chỉ có 0.5gram là chất béo bão hòa) cho mỗi 85 gram thịt. Lượng chất béo này thấp hơn so với lượng chất béo có trong ức gà (3 gam chất béo tổng và có 1 gram chất béo bão hòa).
Chân vịt và đùi vịt có tổng lượng chất béo cao hơn (trung bình 5 gram chất béo / 85 gram thịt), tuy nhiên, chân vịt vẫn có ít chất béo hơn so với đùi gà không da.
Như vậy, có thể thấy, thịt vịt là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh và ít có khả năng gây béo phì đối với cơ thể con người. Đây cũng là loại thực phẩm được chọn nhiều trong các chế độ ăn kiêng giảm mỡ.
Trên đây là hướng dẫn về cách chế biến món vịt om sấu thanh mát đơn giản. Hy vong rằng sau khi tham khảo bài viết này bạn sẽ có thêm một món ăn ngon để cùng thưởng thức với gia đình trong mùa hè oi bức này nhé.
Danh Trường
Thịt dê được biết đến là một nguyên liệu bổ dưỡng và chế biến được thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau, đặc biệt là món thịt dê hầm thuốc bắc rất bổ dưỡng, giúp bồi bổ sức khỏe, và có tác dụng phòng và chữa bệnh.
Lẩu nấm có vị thanh mát và rất dễ ăn cho tất cả mọi người mà còn là loại thuốc quý trong việc chăm sóc sức khỏe cho cơ thể mỗi chúng ta.
Ngày nay, lẩu cá chua cay không chỉ được biết đến là đặc sản miền Tây mà còn trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt ở khắp các vùng miền. Nước lẩu chua cay hòa quyện cùng thịt cá mềm thơm rất thích hợp để dùng kèm với cơm hoặc bún.
Cây tía tô là một trong những loại rau thơm rất phổ biến hiện nay, đây là một trong những loại rau thơm thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài công dụng làm gia vị trong các món ăn ra thì tía tô còn có công dụng khác là chữa bệnh.
Mứt vỏ bưởi không chỉ là món ngon ngày tết được yêu thích mà còn có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, giúp ngăn ngừa một số căn bệnh về tiêu hóa như đầy hơi, chán ăn. Những người có bệnh về gan cũng nên sử dụng mứt vỏ bưởi.
Món nộm với thịt bò mềm, vị đậm đà chua cay xen kẽ với vị thơm của rau, sả và các loại rau củ rất hấp dẫn vị giác. Nó là một lựa chọn vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn cho nhiều người.