Từ xưa đến nay, chữa bệnh tiểu đường (đái tháo đường) bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất. Người bệnh cần có chế độ ăn uống, kiêng khem và sinh hoạt phù hợp. Ðể tăng tính đa dạng trong dinh dưỡng, chúng tôi giới thiệu một số thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường, để bệnh nhân lựa chọn.
Từ xưa đến nay, chữa bệnh tiểu đường (đái tháo đường) bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất. Người bệnh cần có chế độ ăn uống, kiêng khem và sinh hoạt phù hợp. Ðể tăng tính đa dạng trong dinh dưỡng, chúng tôi giới thiệu một số thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường, để bệnh nhân lựa chọn.
I. CÁC MÓN XÀO
1. Nấm Xào Cải Xanh Và Bắp Non
Công dụng của món ăn: Dùng cho người mắc bệnh tiểu đường kèm bệnh động mạch vành, mỡ máu cao hoặc cao huyết áp.
Chuẩn bị:
Cách nấu: Phi thơm hành tím với ít dầu, cho nấm vào xào. Khi nấm chuyển màu chín, cho tiếp phần bắp non và rau cải xanh vào xào cùng. Nêm lại gia vị và tắt bếp.
2. Thịt Heo Xào Hành Tây
Công dụng của món ăn: Món này giúp ích thận, hạ đường huyết, phù hợp để dùng cho người mắc bị tiểu đường có các triệu chứng nóng gan hoặc mắc kèm bệnh thận, bàng quang.
Chuẩn bị:
Cách nấu:
Phi thơm đầu hành với ít dầu nóng, sau đó cho thịt heo vào xào săn. Khi thịt chuyển săn, cho tiếp phần hành tây vào đảo đều. Nấu khoảng 3 phút, nêm nếm gia vị và tiếp tục đảo đều thêm lần nữa trước khi tắt bếp.
3. Thịt Heo Nạc Xào Cần Tây
Giúp người mắc bệnh tiểu đường hạ đường huyết, đồng thời giúp hạ huyết áp đi kèm với bệnh.
Chuẩn bị:
Cách nấu:
Cho khoai mài vào chảo với ít nóng và xào đến đi chín mềm, sau đó cho cần tây và gừng vào đảo đều. Nêm với ít muối, bột ngọt cho vừa miệng trước khi tắt bếp.
- Trộn đều phần thịt heo, bột năng với trứng gà và ít muối.
- Khử dầu nóng với ít hành, sau đó cho hỗn hợp thịt vào đảo đều. Khi thịt chín, trút phần khoai đã xào vào đảo đều.
4. Nấm Rơm Xào Thịt Nạc
Công dụng của món ăn: bổ khí dưỡng huyết, tăng sức đề kháng, thích hợp dùng người mắc bệnh tiểu đường kèm khí huyết hư nhược hoặc gan nhiễm mỡ.
Chuẩn bị:
Cách nấu: Phi hành tím cho dậy thơm, sau đó trút phần thịt vào xào săn. Kế đến, cho nấm vào xào cùng. Sau khoảng 10 phút, nấm thấm vị thịt, nêm nếm lại gia vị và tắt bếp.
5. Giá Đỗ Xào
Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.
Chuẩn bị:
Cách làm: Giá đỗ xanh 500g đem xào với dầu thực vật, chút muối và gia vị, ăn trong các bữa ăn.
6. Khổ Qua Xào Thịt Nạc
Thực đơn này dùng cho các trường hợp chảy máu cam, đái tháo đường, đau mắt đỏ, hoặc gan nhiễm mỡ.
Chuẩn bị:
Cách nấu: Phi hành tím cho dậy thơm, sau đó trút phần thịt vào xào săn. Kế đến, cho khổ qua vào xào cùng. Sau khoảng 5 phút, khổ qua thấm vị thịt, nêm nếm lại gia vị và tắt bếp.
II. CANH VÀ SÚP
7. Cá Chép Hầm Đậu Đỏ
Chuẩn bị:
Cách nấu:
Nhồi trần bì, thảo quả vào bụng cá. Sau đó nấu nồi nước đậu đỏ đến khi đậu hơi mềm thì cho cá vào hầm. Nhớ thêm ít gừng, ớt đỏ, đầu hành lá và gia vị vào nước hầm. Sau khoảng 60 phút, cá chín mềm, múc ra dùng nóng.
8. Bồ Câu Hầm Hoài Sơn Ngọc Trúc
Chuẩn bị: bồ câu 1 con, hoài sơn 30g, ngọc trúc 30g.
Cách làm: Bồ câu làm sạch, cho cả hoài sơn, ngọc trúc vào xoong, thêm gia vị, nước sạch, hầm nhừ.
Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, khát nước uống nhiều, mệt mỏi, hồi hộp thở gấp.
9. Canh Tía Tô, Rau Thơm
Công dụng món ăn: Món canh tía tô giúp tán hàn giải biểu, dùng cho người bênh tiểu đường kèm theo cảm lạnh
Chuẩn bị:
Cách nấu:
Giã tôm nát và thả vào nồi nước sôi.
Kế đến, cho tất cả các loại rau thơm và tía tô vào nấu chín. Sau đó, dùng nước canh này ăn mỗi ngày một bữa. Dùng cách nhau 3 ngày và dùng liên tục trong tháng.
10. Canh Thịt Dê, Đậu Hũ
Công dụng món ăn: Thích hợp dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.
Chuẩn bị:
Cách nấu:
Luộc thịt dê, phổi dê với vài lát gừng và gia vị. Khi thịt chín mềm, cho đậu phụ vào nấu cùng. Sau khoảng 3 phút, nêm lại gia vị, rắc tía tô vào và tắt bếp.
11. Canh Lá Sen Cá Trạch:
Canh cá trạch nấu lá sen cho những người mắc bệnh tiểu đường bị khát họng, uống nhiều.
Chuẩn bị:
Cách nấu:
Ướp cá trạch với ít muối và hạt nêm khoảng 15 phút. Trong lúc đợi gia vị thấm, nấu nồi nước sôi. Khi nước sôi già, thả cá vào nồi cùng vài lát ớt để khử tanh. Sau khi cá chín, cho lá sen tươi vào nhúng vừa chín tới và nêm nếm gia vị.
12. Tụy Lợn Hầm Củ Mài
Chuẩn bị: củ mài 60g, tụy lợn 1 cái.
Cách làm: Củ mài, tụy lợn cùng thái lát, hầm nhừ, thêm muối gia vị ăn.
Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.
13. Cá Diếc Nướng Tẩm Trà
Chuẩn bị: cá diếc 1 con; bỏ ruột không róc vảy, dùng lá chè bánh tẻ tươi bọc kín cá, lấy giấy bản hoặc giấy bạc gói lại, lùi nướng chín trong than trấu hoặc than củi.
Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.
14. Canh Hẹ
Công dụng: Thích hợp cho mọi bệnh nhân tiểu đường.
Chuẩn bị:
Cách nấu:
Phi thơm hành tím, sau đó cho tôm khô vào xào. Khi dậy mùi thơm, đổ nước vào nấu sôi. Tiếp tục cho thêm đậu phụ, hẹ và cà chua vào nấu cùng. Nêm lại gia vị với ít muối và hạt nêm.
15. Tim Heo Hầm Bắp Chuối
Công dụng món ăn: Món này dùng cách ngày và liên tục trong 6 tháng sẽ có tác dụng ích tâm tạng, phù hợp cho người bệnh tiểu đường kèm theo bệnh mạch vành.
Chuẩn bị:
Cách nấu:
Cho quả tim, bắp chuối vào nồi nước và nêm với ít muối, hạt nêm. Hầm tim và bắp chuối trong khoảng 20 phút.
16. Thịt Vịt Hầm Hạt Sen
Công dụng món ăn: Món vịt hầm sen có tác dụng chữa chứng sưng phù, tỳ hư, hư thận ở những bệnh nhân tiểu đường.
Chuẩn bị:
Cách nấu:
Dùng nồi đất, cho hạt sen và thịt vịt vào, nêm thêm ít gia vị. Sau đó, đem nồi này hầm nhừ.
17. Súp Bào Ngư, Củ Cải, Cà Rốt
Công dụng món ăn: Thích hợp cho mọi bệnh nhân tiểu đường.
Chuẩn bị:
Cách nấu:
Phi thơm hành tím, sau đó cho tôm nõn vào xào săn. Thêm nước để nấu thành nước dùng. Khi tôm tiết hết chất ngọt, cho cà rốt và củ cải vào nấu thêm khoảng 15 phút. Sau cùng, khi nước dùng sôi già, cho bào ngư vào nấu cùng và nêm nếm lại gia vị.
18. Ba Ba Hầm Bắp Nếp
Công dụng món ăn: Tất cả các trường hợp tiểu đường kèm tăng huyết áp đều thích hợp để dùng món này
Chuẩn bị:
Cách nấu:
Cho thịt ba ba vào nồi nước nấu cùng hành tím và gừng nướng cho thơm. Sau khi thịt chín tới, nước vừa sôi, thả bắp nếp cùng râu bắp vào nấu cùng. Sau khoảng 1 tiếng, nêm lại gia vị và dùng ngay khi còn nóng.
19. Canh Trai Nấu Hẹ
Công dụng món ăn: Dùng được cho tất cả trường hợp mắc bệnh tiểu đường.
Chuẩn bị:
Cách nấu:
Phi thơm hành tím, cho trai vào xào săn. Kế đến, cho nước vào nấu sôi. Khi nước sôi bùng, cho hoa hẹ vào và nêm nếm gia vị.
III. CÁC MÓN CHÁO VÀ CƠM
20. Cơm Kê
Công dụng của món ăn: Thích hợp cho mọi bệnh nhân tiểu đường dùng làm bữa sáng.
Chuẩn bị:
Cách nấu:
Sau khi ngâm, đem rửa kê lại một lần nữa trước khi đồ thành xôi. Khi kê chín, cho lá dứa lên trên mặt, đồ thêm khoảng 5 phút để xôi dẻo và có mùi thơm.
21. Cháo Bí Đao
Công dụng của món ăn: Cháo bí đao giúp kiện tỳ lợi tiểu, có ích cho người mắc bệnh tiểu đường kèm theo béo phì và thân mình nặng nề.
Chuẩn bị:
Cách nấu:
Rang gạo để chín một phần. Sau đó, cho thêm nước nấu thành cháo. Khi cháo bắt đầu nở, cho bí đao vào nấu cùng. Khi cháo mềm, cho thêm muối vào và tắt bếp.
22. Cháo Rau Cần Tây
Công dụng của món ăn: Cháo cần tây thường được chỉ định cho người mắc bệnh tiểu đường kèm cao huyết áp.
Chuẩn bị:
Cách nấu:
Sau khi gạo ráo nước, cho vào nồi rang qua để gạo chín một phần. Kế đến, đổ thêm nước vào nồi và nấu thành cháo. Khi cháo chín mềm, cho cần tây vào tô và múc cháo lên trên để làm chín cần tây.
23. Cháo Ý Dĩ
Công dụng món ăn: Dùng cho người bệnh tiểu đường có triệu chứng khát nước nghiêm trọng.
Chuẩn bị:
Cách nấu: Ngâm ý dĩ mềm trước 2 tiếng, sau đó đem nấu thành cháo và ăn mỗi ngày một bữa.
24. Cháo Bột Sắn
Công dụng món ăn: Chỉ định cho người mắc bệnh tiểu đường tuýp II, cổ họng thường khô khát.
Chuẩn bị:
Cách nấu: Nấu gạo tẻ thành cháo như cách thông thường. Khi cháo còn nóng, cho nước bột sắn đã hòa tan vào và khuấy đều. Thêm ít muối để ngon miệng hơn.
25. Cháo Địa Cốt Bì
Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu, suy kiệt.
Chuẩn bị:
Cách nấu: Đem 3 loại dược liệu cùng sắc lấy nước, đem nước sắc này nấu với bột miến dong thành cháo.
26. Cháo Thục Địa Nhục Quế
Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, di niệu, u xơ tiền liệt tuyến.
Chuẩn bị:
Cách nấu: Nhục quế, thục địa nấu với gạo tẻ thành cháo loãng. Khi cháo được cho thêm 30g rau hẹ tươi và chút muối gia vị.
27. Nước Bột Đậu Xanh
Cách làm: đậu xanh 200g, cho thêm nước, nấu chín nhừ, lọc qua vải xô lấy nước, uống sáng tối, mỗi lần 1 chén.
Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.
28. Cháo Khoai Lang
Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường có tỳ vị hư nhược.
Chuẩn bị:
Cách làm Khoai lang gọt vỏ thái lát nấu cháo với kê, ăn bữa sáng.
Trên đây là những món ăn ngon, thích hợp cho người bệnh tiểu đường mắc các chứng bệnh khác đi kèm. Sự kết hợp thực phẩm khoa học và cách nêm nếm gia vị tránh quá nhiều đường, muối sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường sớm thuyên giảm các triệu chứng và hạ đường huyết nhanh chóng.
Nguyễn Ngọc
Bánh tráng nướng là món ăn vặt yêu thích của người dân Đà Lạt và du khách khi đến với thành phố sương mù này. Một món ăn đường phố bình dị nhưng đầy sức hút. Từng chiếc bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, quyện cùng hương thơm của trứng, pate, mỡ hành và các loại topping khác tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Bánh ngải mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Nguyên. Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng. Vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, quyện cùng hương thơm nồng nàn của lá ngải tạo nên một món ăn dân dã mà đầy tinh tế.
Ẩm thực Yên Bái nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Trong đó, măng vầu cuốn thịt là một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
Canh chua cá linh là đặc sản nổi tiếng và được biết đến rộng rãi tại Bến Tre. Được chế biến từ những nguyên liệu thân thuộc như cá linh bông, bông thiên lý, bông so đũa thân cây súng,...
Lập Thạch là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, có nền văn hóa, ẩm thực phong phú, đa dạng. Trong đó, cá thính Lập Thạch là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng, được nhiều người yêu thích.
Món nộm với thịt bò mềm, vị đậm đà chua cay xen kẽ với vị thơm của rau, sả và các loại rau củ rất hấp dẫn vị giác. Nó là một lựa chọn vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn cho nhiều người.
Lẩu nấm có vị thanh mát và rất dễ ăn cho tất cả mọi người mà còn là loại thuốc quý trong việc chăm sóc sức khỏe cho cơ thể mỗi chúng ta.
Ngày nay, lẩu cá chua cay không chỉ được biết đến là đặc sản miền Tây mà còn trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt ở khắp các vùng miền. Nước lẩu chua cay hòa quyện cùng thịt cá mềm thơm rất thích hợp để dùng kèm với cơm hoặc bún.
Cây tía tô là một trong những loại rau thơm rất phổ biến hiện nay, đây là một trong những loại rau thơm thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài công dụng làm gia vị trong các món ăn ra thì tía tô còn có công dụng khác là chữa bệnh.
Mứt vỏ bưởi không chỉ là món ngon ngày tết được yêu thích mà còn có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, giúp ngăn ngừa một số căn bệnh về tiêu hóa như đầy hơi, chán ăn. Những người có bệnh về gan cũng nên sử dụng mứt vỏ bưởi.