Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) rất nguy hiểm với người bệnh nếu không được điều trị tích cực, đúng phương pháp dễ gặp biến chứng như: tim mạch, biến chứng thận, mù mắt, thậm chí bị tai biến, ảnh hưởng đến tính mạng.
Tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh về tim mạch vành, tai biến mạch máu não. Trong dân gian có lưu truyền cách trị tiểu đường bằng lá ổi từ rất lâu và được nhiều người tiểu đường áp dụng bởi tính hiệu quả trị bệnh của loại cây này.
CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG LÁ ỔI
Theo Đông y, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng. Các bộ phận khác của ổi được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả (đi ngoài phân lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp tính và mạn tính, thấp độc, thấp chẩn, sang thương xuất huyết, tiêu khát (tiểu đường)…
Trong ổi có chứa chất chống ôxy hóa như vitamin A, C. Bên cạnh đó, lá và quả ổi còn chứa vitamin B2, E và K, chất xơ, canxi, đồng, folate, sắt, mangan, kali và phốt pho hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường bằng lá ổi được nhiều người ưa dùng.
BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG LÁ ỔI
Bài Thuốc 1: Sử Dụng Lá Ổi Non
- Bạn nấu 100gr lá ổi non và lấy nước uống hàng ngày.
- Đối với lá ổi loại khác bạn nên sử dụng 30gr sắc nước để uống thay trà.
Nấu nước lá ổi chữa bệnh tiểu đường để uống hàng ngày rất tốt cho ổn định đường huyết.
Bài Thuốc 2: Uống Nước Lá Ổi Non + Sa Kê + Đậu Bắp Tươi
Lá ổi khi kết hợp với các loại thực phẩm khác cũng rất hiệu quả phòng và chữa bệnh tiểu đường.
– 50gr lá ổi non
– 100gr mỗi loại lá sa kê, đậu bắp tươi
Tất cả cho và nồi nước và đun sôi, lấy nước uống mỗi ngày
Bài Thuốc 3: Lá Ổi Non + Bạch Quả + Râu Ngô
Kiểm soát lượng đường trong máu bằng bài thuốc sau
- 15gr lá ổi non
- 15gr bạch quả
- 30gr râu ngôi
Cho toàn bộ vào nồi và sắc với nước để uống hàng ngày.
Bài Thuốc 4: Lá Ổi, Dây Thìa Canh
Cây dây thìa cũng là một trong những loại cây có tác dụng chữa tiểu đường hiệu quả. Kết hợp lá ổi chữa bệnh tiểu đường với cây dây thìa canh để đạt hiệu quả tốt nhất.
- 15gr lá ổi
- 15gr cây dây thìa canh.
Sắc lấy nước uống ngày hàng.
Bài Thuốc 5: Uống Nước Ép Quả Ổi Tươi Bỏ Vỏ
Ngoài chữa tiểu đường bằng lá ổi, bạn có thể lấy quả ổi tươi, gọt vỏ ép lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần 30ml.
Bạn tuyệt đối lưu ý phải gọt vỏ của loại trái cây này đi nhé vì nếu không gọt, chúng có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên đột ngột.
Một lưu ý nhỏ dành cho những người sử dụng lá ổi trị bệnh tiểu đường đó là bài thuốc này không dùng cho những người đang bị táo bón, bởi những chất trong lá ổi có thể gây táo bón.
Như vậy, với những cách vô cùng đơn giản trên, hy vọng các bạn có thể tự mình bào chế bài thuốc dân gian chữa tiểu đường hiệu quả ngay tại nhà bằng lá ổi mà không tốn nhiều chi phí.
Mrs Hoàng Quyên
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...
Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.
Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…