Từ xa xưa, trong dân gian Lá Hen đã được dùng sắc nước uống để chữa hen suyễn, ho gà, viêm phế quản. Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh Lá Hen có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng histamin và chống oxy hóa, phòng ngừa nhiễm khuẩn. Cây Lá Hen được coi là bài thuốc “khắc tinh” của các bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD.
Vì sao loài cây này lại có những tác dụng ấy, ở bài viết này chúng ta hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng và Cách sử dụng cây lá hen để chữa bệnh.
MÔ TẢ CÂY LÁ HEN
Cây Lá Hen có tên gọi khác là Nam tì bà, Bồng bồng, Bàng biển, Cốc may (tiếng Tày). Cây có tên khoa học là Calotropis gigantea (Willd.) Dryand. Ex Ait. F. Cây cao phân nhiều cành có thể lên đến 3m. Lá có hình dạng khá lớn màu lục thẫm, mặt dưới có chứa lông phấn trắng. Toàn cây ở thân, lá và hoa đều rất nhiều mủ màu trắng sữa. Bề ngoài lá dạng như lá mít.
Hoa có từ 4-5 cánh như hình sao, màu sắc hơi xanh biếc tím và mọc trên đỉnh cành hoặc ngọn. Trông khá đẹp mắt và thường ra hoa rơi vào mùa hạ tháng 5 trở đi. Cây phân bố ở nhiều nơi và chủ yếu ở đất cát các vùng miền trung, ven biển.
Cây được nhân giống bằng cành già cắt vót nhọn cắm xuống đất, cây cũng khá ưa ẩm thấp sẽ phát triển mạnh hơn. Bộ phận sử dụng là vỏ và lá. Tuy nhiên các bộ phận khác vẫn được dùng làm thảo dược hỗ trợ chữa bệnh.
THÀNH PHẦN DƯỢC TÍNH CÓ TRONG CÂY LÁ HEN
Trong lá hen được nghiên cứu có chứa các hoạt chất như calotropin, α-amyrin, β-amyrin, taraxasterol giúp kháng viêm, chống viêm hiệu quả.
Thành phần được cho là quan trọng nhất trong lá hen là α-và β-amyrin để kháng viêm, ức chế tổng hợp chất trung gian hóa học của phản ứng viêm là Leukotriene bằng cách ức chế men lipoxygenase, từ đó làm .giảm phù nề nên thường được dùng làm thành phần trong thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm.
Chính vì những hoạt chất trên đã làm nên công dụng chính ở lá hen là chất chống viêm, nhất là ức chết và tiêu diệt tác nhân gây hen xuyễn.
NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG BỆNH HEN XUYỄN MÀ NGƯỜI BỆNH CẦN LƯU Ý:
Hen suyễn là một tình trạng có vấn đề về đường hô hấp. Khi lớp niêm mạc bị sưng lên cản trở đường thở khí chính là lúc lên cơn hen. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, hơi thở gấp rút và cảm thấy đè nén nơi lồng ngực.
Nguyên nhân gây bệnh: phần đa do mắc các chứng bệnh về nhiễm trùng hô hấp, do gia đình có người đã bị hoặc do môi trường quá ô nhiễm. Việc trị dứt khỏi bệnh hoàn toàn vẫn chưa có nhà nghiên cứu nào đưa ra lời giải đáp thắc mắc mà chỉ làm thuyên giảm tình trạng lên cơn hen đáng kể nhất.
Nếu không chạy chữa kịp thời, việc phát cơn hen đã có rất nhiều người bị tử vong do không thể thở được. Nhất là ở môi trường lạnh, không khí ẩm thấp sẽ dễ bị lên cơn hen suyễn hơn.
Biểu hiện thường thấy của bệnh:
- Thở khò khè: nguyên nhân là do không khí khi đi qua phổi bị cản trở bởi ống phế quản bị phù nề nên hơi thở sẽ bị đứt quãng, hẹp và trở nên khò khè, khó khăn.
- Hơi thở nhanh và gấp: điều này xảy ra khi người bệnh phải lao động nặng, nhiều như tập thể dục hay ở môi trường không khí lạnh.
- Đau thắt ngực: Khi lên cơn hen hoặc có dấu hiệu hen, người bệnh cảm thấy đau thắt vùng ngực như có đá tảng đè nặng.
Để phòng ngừa hèn suyễn đối với người bệnh cần tránh tiếp xúc với thú vật như chó mèo… Tránh các tác nhân từ khói bụi, ô nhiễm. Kiêng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua. Cần sống trong môi trường sạch sẽ, ngăn nắp. Không để cơ thể dầm mưa, cảm lạnh…
CÁC TÁC DỤNG CHÍNH TỪ CÂY LÁ HEN
Dựa theo những kinh nghiệm dân gian, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh công dụng của Lá hen đối với những bệnh nhân bị bệnh hô hấp mạn tính (như hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD) giúp giảm đờm, ho, khó thở.
Lá Hen có tác dụng kháng viêm mạnh, giảm đáng kể tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp, có sự thâm nhiễm của các tế bào viêm như bạch cầu lympho, bạch cầu ái toan, và bạch cầu trung tính. Thành phần kháng viêm quan trọng trong lá hen là α-và β-amyrin, ức chế tổng hợp chất trung gian hóa học của phản ứng viêm là Leukotriene bằng cách ức chế men lipoxygenase, từ đó làm giảm phù nề, giảm tiết dịch và giãn phế quản. Đồng thời, hoạt tính chống viêm của lá Hen được xác định tương tự như Dexamethasone - một corticoid có hoạt lực chống viêm mạnh.
Stress oxy hóa là tình trạng mất cân bằng giữa chất oxy hóa và chất chống oxy hóa trong cơ thể. Tình trạng này không chỉ gây tổn thương trực tiếp phổi mà còn kích hoạt cơ chế gây viêm và có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của bệnh hen suyễn, COPD, viêm phế quản mạn…Lá Hen có tác dụng ngăn chặn tình trạng stress oxy hóa này, từ đó bảo vệ phổi khỏi tác nhân gây hại.
Năm 2011, Rahul Mayee cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của dịch chiết cao methanol của lá Hen với bệnh Hen suyễn. Kết quả đưa tới kết luận dịch chiết lá Hen hiệu quả trong việc chống lại co thắt phế quản gây ra bởi histamin.
Chính nhờ những tác dụng chống viêm, giãn phế quản và chống oxy hóa, Lá Hen được coi là dược liệu “khắc tinh số 1” của các bệnh ho mạn tính như hen suyễn, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD…
HƯỚNG ỨNG DỤNG MỚI CỦA CÂY LÁ HEN
Với những tác dụng sinh học đặc biệt quý đã được chứng minh, không dừng lại ở việc sử dụng theo kinh nghiệm, lá Hen đã được các nhà khoa học chiết xuất thành dạng cao dược liệu phối hợp với các thành phần khác bào chế thành các sản phẩm dự phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh hô hấp mạn tính. Sản phẩm dưới dạng viên uống tiện sử dụng, tăng khả năng hấp thu, tăng tác dụng hiệp đồng của các thành phần giúp cho người bị Hen suyễn, Viêm phế quản mạn, Phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD giảm viêm, giãn phế quản, giảm tình trạng stress oxy hóa qua đó giảm được các triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở và đặc biệt là giảm các đợt cấp và biến chứng của các bệnh nguy hiểm này.
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ DƯỢC LIỆU CÂY LÁ HEN
Cây Lá Hen là vị thuốc quen thuộc xuất hiện trong một số bài thuốc sau đây:
1. Bài Thuốc Chữa Ho
Bài thuốc 1: Cần có 10g lá hen, 15g cam thảo đất cùng với 15g vỏ rễ cây dâu. Các vị thuốc này đem rửa sạch rồi cho vào nồi, đổ thêm 1 thăng nước. Sắc trên lửa nhỏ để thu lấy khoảng 300ml. Chia đều ra thành 3 lần uống trong ngày khi nước thuốc còn ấm. Dùng với liều lượng chỉ 1 thang mỗi ngày.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị 20g lá hen, 20g kim ngân hoa, 50g lá và thân cây rau dền gai cùng với 16g cam thảo đất. Cho tất cả vị thuốc vào ấm sắc lấy nước uống. Có thể chia đều làm nhiều lần uống trong ngày nhưng mỗi ngày chỉ dùng đúng 1 thang.
2. Bài Thuốc Chữa Bệnh Hen Suyễn
Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị 20g lá hen, 30g rau khúc cùng với khoảng 16g cam thảo đất. Các vị thuốc này rửa sạch rồi cho hết vào ấm sắc cùng 600ml nước để thu lấy 200ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Duy trì đều đặn mỗi ngày 1 thang đến khi triệu chứng của bệnh hết hẳn.
Bài thuốc 2: Cần 12g lá hen, 12g lá cỏ sữa to cùng với 20g lá dâu. Các vị thuốc cho vào ấm, đổ thêm 1 thăng nước đun trên lửa nhỏ đến khi còn phân nửa. Chia đều làm 3 lần uống khi nước thuốc còn ấm nóng, dùng mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc 3: Chuẩn bị 30g lá nhót khô cùng với 5 lá hen lau sạch lông. Các dược liệu đem thái nhỏ rồi cho vào ấm sắc lấy nước uống thay trà. Dùng 1 thang/ngày và duy trì đến khi hết hẳn triệu chứng.
3. Bài Thuốc Chữa Viêm Đường Hô Hấp
Chuẩn bị: 12g lá hen, 16g cam thảo đất cùng với 20g cây cứt lợn.
Thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc rồi cho vào ấm sắc chung với nửa lít nước trong khoảng 20 phút. Chia đều lượng thuốc thu được thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Chỉ dùng đúng 1 thang mỗi ngày.
4. Bài Thuốc Diệt Chấy
Chuẩn bị: Nhựa cây lá hen cùng dầu dừa với lượng bằng nhau.
Thực hiện: Cho 2 nguyên liệu trên vào nồi rồi đun nóng trên lửa nhỏ cho tan vào nhau. Chờ thuốc ấm rồi thoa lên tóc và ủ trong khoảng 1 giờ. Cuối cùng gội lại đầu với nước sạch.
5. Bài Thuốc Trị Đau Răng
Chuẩn bị: 1 ít nhựa từ cây lá hen.
Thực hiện: Bôi trực tiếp lên vị trí răng đau nhức sẽ giúp giảm sưng đau và giảm viêm rất nhanh.
6. Bài Thuốc Hỗ Trợ Điều Trị Các Bệnh Phế Quản
Chuẩn bị: 7 – 10 lá hen.
Thực hiện: Cho dược liệu vào nồi nấu trên lửa nhỏ với 1 lít nước. Thu lấy 500ml và chia làm 3 – 4 lần uống trong ngày. Dùng duy trì 1 thang/ngày đến khi triệu chứng bệnh hết hẳn.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÂY LÁ HEN ĐỂ CHỮA BỆNH
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside trợ tim như calotropin, calactin…, gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy khi sử dụng cần theo chỉ dẫn.
Xin lưu ý, để hiệu quả sử dụng tối ưu cần kết hợp lá Hen với nhiều vị thuốc khác nữa theo nguyên tắc quân, thần, tá, sứ để cho tác dụng hiệu quả.
Đặc biệt, không được dùng lá Hen cho phụ nữ mang thai. Phụ nữ đang trong thời kỳ cho bé bú, và Trẻ em dưới 1 tuổi
Vì vậy, người bệnh không nên tự ý chế biến sử dụng mà cần phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc có kinh nghiệm hoặc sử dụng dưới dạng viên uống đã được các nhà bào chế định liều chính xác.
Mrs Nguyễn Ngọc
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...
Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.
Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…