Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
RƯỢU NGÂM, RƯỢU THUỐC LÀ GÌ ?
Rượu ngâm, hay rượu thuốc, rượu dân tộc là tên gọi chỉ các loại rượu ngâm rất phổ biến trong hệ thống đồ uống của ẩm thực Việt Nam truyền thống. Rượu thường làm bằng rượu trắng nồng độ cao ngâm các nguyên liệu thảo dược hoặc động vật có dược tính theo các phương pháp cổ truyền.
Không chỉ để cho thực khách thưởng thức hương vị của rượu mà hầu hết sử dụng như một loại thuốc. Hầu như gia đình nào ở Việt Nam cũng đều có một vài bình rượu thuốc trong nhà. Những bình rượu đều được ngâm ủ rất lâu.
TÁC DỤNG CỦA RƯỢU NGÂM
Người ta ngâm rượu với mục đích chủ yếu là để chữa bệnh. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh rượu ngâm có thể chữa được bệnh thay thuốc. Tuy nhiên, khi uống rượu ngâm với một liều lượng phù hợp, nó thực sự có nhiều tác dụng tốt đến cơ thể như:
+ Kích thích tiêu hóa.
+ Lưu thông khí huyết.
+ Xoa dịu thần kinh, giảm stress.
+ Giúp ngủ ngon giấc hơn.
+ Giúp người uống cảm thấy khỏe khoắn.
CÁC BÀI RƯỢU BỔ RƯỢU THUỐC TỐT TỪ XƯA ĐẾN NAY
Rượu ngâm được chia thành 2 loại chính là rượu ngâm thảo dược và rượu ngâm động vật.
Rượu Ngâm Thảo Dược
1. Rượu Nhân Sâm
Một trong những loại rượu tốt cho sức khỏe con người phải kể đến rượu ngâm nhân sâm. Nhân sâm là một loại thực vật quý hiếm từ xưa đến nay, rất có lợi cho sức khỏe. Rượu nhân sâm có tác dụng trong việc tăng tuổi thọ, chống lão hóa và giúp cường tráng thân thể.
Hướng dẫn cách ngâm rượu sâm:
Để thực hiện ngâm rượu sâm đúng chuẩn, bạn cần tuân thủ những bước như sau:
Chuẩn bị:
Thực hiện:
Rượu sâm càng để lâu thì lượng tinh chất tiết ra càng nhiều. Tuy nhiên, sau khi ngâm khoảng 3 tháng là bạn có thể sử dụng được.
2. Rượu Đương Quy
Trong Đông y, đương quy là một vị thuốc cực tốt. Đương quy có vị ngọt, cay, tính ôn giúp bổ huyết, nhuận tràng, ….Lấy đương quy ngâm rượu có tác dụng thần kỳ trong việc bền gân khỏe xương, điều hòa kinh nguyệt, chữa huyết hư.
Hướng Dẫn Ngâm Rượu Sâm Đương Quy Tươi:
+ Chọn những củ sâm đương quy có đặc điểm như trên, rửa qua nước nhiều lần đến khi nào củ sâm đương quy không còn bẩn thì thôi sau đó để ráo nước.
+ Sau khi sâm đương quy đã ráo nước, đưa sâm ra phơi tại nơi có ánh nắng dịu trong thời gian ngắn, mục đích của quá trình này giúp sâm sẽ thơm hơn, khi ngâm rượu sẽ không có mùi hăng của đất.
+ Bỏ sâm đương quy vào bình theo tỉ lệ 0,5kg sâm/4 lít rượu sau đó đậy nắp bình lại thật chặt. Để có được một bình rượu ngon, tốt nhất các bạn nên ngâm trong thời gian ít nhất là 06 tháng mới đem ra sử dụng.
Hướng Dẫn Cách Ngâm Rượu Sâm Đương Quy Khô:
+ Chọn những củ sâm đương quy có đặc điểm như trên, rửa qua nước nhiều lần đến khi nào củ sâm đương quy không còn bẩn thì thôi sau đó để ráo nước.
+ Sau khi sâm đương quy đã ráo nước, đưa sâm ra phơi nắng cho thật khô. Ưu điểm khi ngâm củ sâm khô là rượu sẽ thơm ngon và thời gian sẽ dụng nhanh hơn.
+ Bỏ sâm đương quy vào bình theo tỉ lệ 0,5kg sâm khô/12 lít rượu sau đó đậy nắp bình lại thật chặt. Để có được một bình rượu ngon, tốt nhất các bạn nên ngâm trong thời gian ít nhất là 03 tháng mới đem ra sử dụng.
Ngâm rượu Sâm Đương Quy phối hợp nhiều vị:
Rượu đương quy là loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người bị huyết áp thấp. Nếu bạn kiên trì dùng một thời gian, huyết áp sẽ trở về trạng thái ổn định.
- Bạn cần chuẩn bị:
Tửu đương quy nâng cao thể trạng, chữa mất ngủ, mệt mỏi, giúp ăn ngon
Ba kích tím tưởu giúp bổ dương lợi tiểu
- Cách dùng rượu:
3. Rượu Gừng
Gừng không chỉ là một gia vị trong nấu ăn, đây còn là loại thảo dược có nhiều công dụng cực tốt trong Đông y. Đặc biệt, lấy gừng ngâm rượu uống sẽ có nhiều công dụng chữa bệnh và làm đẹp. Rượu gừng có thể trị cảm cúm, trị nôn mửa, buồn nôn, đau bụng; kích thích vị giác giúp ăn ngon miệng hơn. Với chị em, rượu gừng có thể xem là một phương pháp hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ bụng hiệu quả.
Cách ngâm rượu gừng:
Nguyên liệu:
Cách ngâm:
Ngâm rượu gừng có 3 cách đó là đập nát củ gừng rồi cho vào bình ngâm với rượu, có thể thái gừng thành lát mỏng hoặc có thể ngâm nguyên củ.
- Bước 1: Sơ chế gừng bằng cách đem rửa sạch củ gừng, dùng bàn chải đánh răng để cọ sạch những mảng đất trong kẽ củ.
- Bước 2: Hoà nước muối loãng để ngâm qua gừng, như vậy sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn tích tụ trong gừng.
- Bước 3: Dùng dao để cạo sạch vỏ gừng rồi đem rửa qua với nước sạch lần nữa.
- Bước 4: Chế biến gừng bạn có thể sự dụng 1 trong 3 cách sau
- Bước 5: Sau khi chuẩn bị xong, tiến hành cho bình ngâm theo tỷ lệ 1kg gừng với 2l rượu trắng.
Cách dùng:
4. Rượu Tỏi
Rượu tỏi là loại rượu ngâm rất phổ biến tại các gia đình Việt Nam bởi công dụng tuyệt vời của nó. Rượu tỏi chữa các bệnh xương khớp như viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, …; các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, ..; các bệnh tim mạch như tăng huyết áp. huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, …; bệnh đường tiêu hóa như ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày, …; chữa các bệnh trĩ, đái tháo đường, …
Hướng dẫn cách ngâm rượu tỏi:
Để có được bình rượu tỏi chữa bệnh xương khớp hay bệnh lý khác hiệu quả thì bạn nên dùng tỏi đen. Loại tỏi này được nghiên cứu có chứa nhiều chất, mùi thơm tốt cho sức khỏe của người dùng.
Chuẩn bị:
Cách ngâm:
- Cách dùng rượu tỏi chữa bệnh: Uống rượu tỏi vào buổi sáng trước bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra bạn còn có thể hòa ít nước sôi vào rượu tỏi để dễ uống hơn. Nó còn giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc.
5. Rượu Ba Kích
Loại rượu ngâm được coi là thần dược của cánh mày râu. Rượu ba kích có tác dụng hỗ trợ chữa trị và tăng cường sinh lý cho đàn ông. Ngoài ra nó còn có tác dụng điều trị các chứng đau mỏi khớp, mất ngủ, …
Cách ngâm rượu ba kích:
Hiện tại vẫn có nhiều người thích ngâm rượu ba kích, với nguyên liệu là ba kích khô khi tìm mua tại các cửa hàng đông y. Tuy nhiên, ngâm rượu ba kích nguyên liệu là củ tươi vẫn là dễ thực hiện và nhiều người ưa chuộng biết đến hơn. Chính vì lý do đó, nên trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách ngâm rượu ba kích với củ ba kích tươi.
Để thực hiện ngâm, các bạn sẽ tiến hành với các bước cơ bản sau đây:
Sơ chế nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Bạn chú ý màu của bình rượu, khi nào mà nó chuyển sang màu tím đậm, thì lúc đó bạn đã có thể dùng được rượu ba kích.
6. Rượu Hà Thủ Ô
Hà thủ ô là một trong những loại cây có công dụng rất lớn đối với sức khỏe con người. Do đó, dùng hà thủ ô để ngâm rượu có công dụng tuyệt vời cũng không kém, nó có thể làm tăng khí huyết, ngăn ngừa bệnh tim, trị bệnh trĩ, giảm cứng gân cốt.
Cách ngâm rượu hà thủ ô chuẩn nhất:
Chuẩn bị:
Cách làm:
Hướng dẫn cách dùng:
Cách Ngâm rượu hà thủ ô đỏ kết hợp với đường phèn:
Chuẩn bị:
Cách làm:
Uống mỗi ngày khoảng 2-3 ly nhỏ vào mỗi bữa ăn.
7. Rượu Cây Mật Gấu
Một trong những loại rượu tốt cho sức khỏe được kể đến là rượu cây mật gấu. Nó có tác dụng trong việc nâng cao sức đề kháng, mờ vết thâm, trị nám da, làm đẹp cho chị em phụ nữ. Vì thế, rượu ngâm với cây mật gấu được rất nhiều gia đình sử dụng.
Cách ngâm rượu cây mật gấu nhanh ngấm:
+ Thân, rễ cây mật gấu ngâm rượu với tỷ lệ 1:10 (1kg ngâm với 10 lít rượu)
+ Sau khi mua rễ và thân cây thì tiến hành rửa sạch. Nếu có lớp vỏ cây bên ngoài thì bỏ đi. Sau khi rửa sạch thì phơi khô, để ráo nước sau đó chẻ nhỏ để ngâm.
+ Chỉ cần chẻ vừa đủ để đưa vào bình là được. Nhưng nếu có thể thì nên chẻ càng ngắn và nhỏ thì càng tốt. Vì như vậy rượu sẽ nhanh thẩm thấu vào cây thuốc hơn.
+ Bình ngâm rượu thì sử dụng bình thủy tinh hoặc chum sành được nung ở nhiệt độ cao. Tuyệt đối không sử dụng bình nhựa (như hình), bình thủy tinh có vòi (vì có gioang cao su, nếu ngâm lâu cao su có thể ngấm một ít vào rượu)
+ Rượu thì sử dụng loại rượu nấu từ 40 đến 45 độ. Nên mua rượu tại các địa chỉ uy tín, nhưng nơi quen biết để đảm bảo chất lượng. Có thể sử dụng rượu ngô Bắc Hà hoặc rượu Kim Sơn để ngâm.
+ Ngâm qua 1 tháng có thể uống nhưng nên để uống sau 3 tháng trở lên là tốt nhất. Ngâm càng lâu thì dược chất trong rượu càng nhiều. Rượu có màu vàng đậm, uống rất đắng.
+ Trong quá trình sử dụng, nếu thấy đắng quá có thể pha thêm rượu cùng loại ngâm để giảm vị đắng. Tuy nhiên cần giảm dần lượng rượu trắng pha để quen với độ đắng của rượu. Khoảng 15 – 20 ngày sẽ quen dần và không cần pha nữa.
Lưu ý: Không được ngâm kèm bất cứ đồ ngâm rượu nào nếu không có sự chỉ định của thầy thuốc y học cổ truyền.
8. Rượu Sâm Cau
sâm cau là một trong ngũ sâm được rất nhiều người biết đến, bởi vậy khi ngâm rượu, rượu sâm cau trở thành 1 loại rượu thuốc cực kỳ tốt. Rượu sâm cau là một trong những loại rượu tốt cho sức khỏe được đông y nhắc đến. Nó có công dụng rất lớn trong việc trị nhức mỏi, giảm stress, chống căng thẳng cho người dùng.
Cách ngâm rượu sâm cau :
Chuẩn Bị:
Cách ngâm chỉ có sâm cau tươi:
Cách ngâm rượu sâm cau phối hợp nhiều vị:
Kinh nghiệm cho thấy ngoài cách ngâm rượu sâm cau độc vị sâm cau chúng ta còn có thể kết hợp ngâm sâm cau với ba kích và dâm dương hoắc, mật ong với liều lượng như sau:
Các bạn ngâm các vị thuốc trong thời gian khoảng một tháng là dùng được, ngâm càng lâu càng tốt.
Mùi vị: Rượu sâm cau thoang thoảng mùi thơm, vị ngọt nhẹ uống uống rất thích. Đặc biệt là chuyện chăn gối sẽ trở nên tuyệt vời và thăng hoa gấp bội với loại đồ uống đặc biệt này.
9. Rượu Táo Mèo
Đây cũng là một trong những loại rượu ngâm tốt nhất từ xưa đến nay và rất tốt cho sức khỏe, vì vậy ai cũng có thể sử dụng được.
Nếu bạn thắc mắc rượu táo mèo có tác dụng gì thì nó giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ giảm cân hiệu quả, hay giúp tăng khả năng tiêu hóa ở người,…
Để có được một bình rượu ngâm táo mèo thơm ngon và chất lượng nhất, bạn nên sử dụng táo khô hoặc tươi ngâm chung với rượu Ngô Bắc Hà, Rượu Men Lá, hay rượu gạo với độ cồn trên 40 độ.
>> Xem Thêm: 3 Công Thức Ngâm Rượu Táo Mèo Thơm Ngon Đúng Chuẩn
10. Rượu Chuối Hột
Rượu chuối hột cũng là một trong những loại rượu ngâm phổ biến và tốt nhất từ xưa đến nay, Đây là loại quả vô cùng phổ biến ở nước ta. Đặc Biệt, Chuối hột có thể chữa được rất nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là một số tác dụng điển hình của chuối hột.
- Chuối hột xanh chữa sỏi thận, đau dạ dày
Chỉ cần dùng chuối sao vàng hạ thổ rồi hãm với nước sôi uống thay nước hàng ngày. Sau khoảng 2 – 3 tuần sử dụng các triệu chứng đau dạ dày sẽ giảm, sỏi cũng được bào mòn và tự tiêu sau một thời gian sử dụng.
- Chuối hột chữa bệnh đau nhức xương khớp, đau lưng
Tình trạng đau nhức xương khớp sẽ được cải thiện hiệu quả nhờ rượu chuối hột chín. Mỗi ngày mọi người chỉ cần uống 1 chén nhỏ.
- Chuối hột chữa bệnh tiểu đường
Chuối hột xanh còn có công dụng cân bằng đường huyết chính vì thế mà được sử dung phổ biến trong dân gian để chữa bệnh tiểu đường. Các sử dụng chuối hột rất đơn giản, người bệnh chỉ cần sử dụng 2 quả chuối còn xanh đem ép lấy nước, mỗi tần sử dụng 3 – 4 lần. Chỉ vài tháng sau lượng đường trong máu thuyên giảm.
Một trong những cách sử dụng chuối hột thông dụng nhất hiện nay là ngâm rượu chuối để dùng quanh năm. Vậy loại chuối nào được dùng để ngâm và ngâm thế nào đúng cách không bị hỏng.
>> Xem Thêm: Cách Ngâm Rượu Chuối Hột Chữa Bệnh Xương Khớp Tốt Nhất
Rượu Ngâm Động Vật
11. Rượu Nhung Hươu
Nhung hươu là vị thuốc được đông y xếp vào 1 trong tứ thượng dược. Rượu nhung hươu có tác dụng bổ thận, cường gân và bổ tủy. Ngoài ra, nó còn là liều thuốc tuyệt vời cho những người hay bị chứng mất ngủ, đau đầu, mỏi lưng hay cơ thể suy nhược.
Cách ngâm rượu nhung hươu:
Cách sơ chế nhung hươu:
Hoặc:
Ngâm nhung hươu tươi với rượu
Chuẩn bị:
Cách làm:
+ Cho tất cả nhung hươu sau khi sơ chế cho tất cả vào bình.
+ Nếu ngâm nguyên cả cái nhung hươu ngâm phần gốc nhung hươu xuống dưới đáy bình
+ Đổ rượu đã chuẩn bị cho ngập nhung hươu.
+ Để có được bình rượu ngâm nhung hươu ngon và bổ dưỡng bạn nên chia ra làm 3 giai đoạn ngâm khác nhau:
-+ Gộp chung rượu của 3 lần và có thể sử dụng
Nhung hươu ngâm rượu trong thời gian khoảng 3 tháng cũng có thể dùng luôn được.
Lưu ý:
Nhung hươu tươi có huyết nên thường có mùi tanh và vị hơi ngái, khó uống. Để khắc phục tình trạng này, khi ngâm rượu bạn có thể cho thêm một ít thiên niên kiện vào ngâm cùng để tinh dầu cây này kết hợp với các thành phần trong nhung hươu tạo nên mùi thơm dễ chịu, đồng thời tạo màu đẹp mắt cho bình rượu.
Ngâm rượu nhung hươu khô:
Chuẩn bị:
Cách làm:
Một số lưu ý khi sử dụng rượu ngâm nhung hươu:
+ Nhung hươu rất tốt, nhưng với rượu nhung hươu một số đối tượng không nên sử dụng như phụ nữ có thai, người tăng huyết áp, đang cho con bú và trẻ nhỏ.
+ Với những người bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài, âm hư hỏa vượng thì không được dùng.
+ Để dùng nhung hươu ngâm rượu có hiệu quả bồi bổ cơ thể và nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng sinh lý bạn chỉ cần uống 1-2 chén sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
+ Đông y khuyên những người béo phì, đờm nhiều, hay mệt mỏi, có thấp đàm nhiều không được uống
+ Người tì hư hàn không được uống. Người gan nóng, áp huyết cao, viêm thận nặng cũng không được uống
+ Ăn nhung hươu còn có thể bị lở ngứa đối với người có cơ địa dị ứng.
+ Nếu người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm bụng sôi, đầy bụng, người bị nóng do âm hư sinh nội nhiệt, người hẹp van tim cũng không nên dùng nhung.
+ Nhung rất bổ nhưng chỉ dùng khi thật cần thiết và ngưng sau 2 – 3 tuần vì dùng lâu và liều cao sẽ làm nứt thịt. Có trường hợp tự ý sử dụng lộc nhung không đúng bệnh, đúng liều đã làm cơ thể khoẻ đâu không thấy, lại thấy người ốm thêm.
12. Rượu Cá Ngựa
Rượu ngâm cá ngựa được xem là một trong những loại rượu tốt cho sức khỏe nhất, bởi nó có công dụng điều hòa khí huyết, bổ thận, tiêu viêm. Nó thường được dùng cho nam giới bị liệt dương hay những người bị suy nhược thần kinh.
Cách ngâm rượu Cá khô và tươi:
- Cá Ngựa hiện nay được sử dụng ngâm cùng với khá nhiều loại thảo dược quý như: Đinh Lăng, Nhân Sâm, Tắc Kè, Bìm Bịp,….Theo đó, mỗi loại nguyên liệu khác nhau khi ngâm cùng Cá Ngựa sẽ mang đến những hương vị hoàn toàn không giống nhau. Tuy nhiên, về công dụng đối với sức khỏe thì các loại rượu này có tính chất khá giống nhau.
- Trong đó, ngâm Cá Ngựa với rượu vẫn là công thức được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay bởi cách ngâm đơn giản, tiết kiệm thời gian mà vẫn mang lại những lợi ích tuyệt vời. Vì vậy, nếu bạn cũng đang tìm kiếm cách ngâm Cá Ngựa chuẩn chỉ, thơm ngon giúp cải thiện chuyện chăn gối vợ chồng thì hãy theo dõi tiếp những chia sẻ sau đây nhé!
Nguyên liệu:
Để có được một bình rượu ngâm Cá Ngựa với Nhân Sâm thơm ngon, chuẩn vị và tốt cho sức khỏe thì các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết sau đây:
Cách ngâm rượu Cá Ngựa với Nhân Sâm:
Các bước ngâm rượu Cá Ngựa các bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn cụ thể như sau:
Rượu ngâm Cá Ngựa có thể được sử dụng sau thời gian ngâm khoảng 2 – 3 tháng. Tuy nhiên, nếu bạn có thể ngâm lâu hơn thời gian này thì chắc chắn hương vị cũng như chất lượng của rượu càng tuyệt vời hơn nữa. Không những thế, thời gian ngâm rượu càng lâu, rượu uống càng êm và càng đậm vị hơn.
Bên cạnh đó, các bạn cũng nên lưu ý đến cách thức và liều lượng sử dụng rượu ngâm Cá Ngựa. Tốt nhất, các bạn chỉ nên uống rượu ngâm Cá Ngựa từ 1 -2 chén/ngày và mỗi chén cho một lần uống có dung tích khoảng 100ml. Duy trì đều đặn lượng rượu uống hàng ngày này các bạn sẽ cảm nhận được công dụng tuyệt vời mà rượu ngâm Cá Ngựa mang đến cho sức khỏe của mình. Đồng thời, không nên quá lạm dụng rượu ngâm Cá Ngựa bởi nó có thể gây ra tình trạng nghiện rượu đặc biệt là đối với các đấng mày râu.
13. Rượu Tắc Kè
Theo sách cổ thì tắc kè là vị thuốc quí tương đương với nhân sâm. Thường được dùng trong những trường hợp bất lực ở đàn ông. Khi dùng phải dùng 1 đôi (một đực một cái mới công hiệu). Ngoài ra tắc kè còn là vị thuốc bổ phế, dùng để chữa các chứng ho lâu ngày không hết.
Cách Ngâm Rượu Tắc Kè:
Chuẩn bị:
Cách thực hiện:
+ Cách dùng: Mỗi lần uống 1 ly nhỏ (30ml). Ngày 3 lần trước bữa ăn.
+ Công dụng: Bổ phế, bình suyễn, bổ thận tráng dương.
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG RƯỢU NGÂM
Tuy rượu ngâm rất tốt nhưng không có loại rượu nào uống nhiều lại tốt. Hơn nữa, trong thuốc lúc nào cũng tồn tại một phần độc. Vậy nên để rượu ngâm phát huy tối đa tác dụng, bạn chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ mỗi ngày, khoảng từ 50ml – 100ml là hợp lý.
Không phải ai cũng dùng được rượu ngâm. Những người bị suy gan, thận nên tuyệt đối tránh xa loại thức uống này
Khi bạn tự ngâm rượu, tuyệt đối cần phải chọn lọc thật kỹ vật liệu ngâm. Không nên mua những vật liệu ngâm không rõ nguồn gốc xuất xứ, có thể gây ra ngộ độc.
Bảo quản rượu ngâm ở nơi khô ráo, sạch sẽ. Cần tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
Rượu để ngâm nên chọn loại rượu trắng có nồng độ từ khoảng 38 đến 42 độ. Bạn nên chọn rượu ở những nơi uy tín để hạn chế mua phải những loại rượu già có chứa hàm lượng độc tố cao.
Mrs Nguyễn Ngọc
Sao biển còn được mệnh danh là “nữ hoàng đáy biển”. Sao biển được biết đến rất nhiều công dụng, nhất là khi ngâm với rượu vừa giúp tăng cường sinh lý cả nam và nữ lại trẻ hóa làn da thêm mịn màng.
Rượu đòng đòng là một trong những đặc sản, món quà quý của miền quê Bắc Bộ. loại rượu này được rất nhiều cánh mày râu săn tìm để thưởng thức vì độ ngon và an toàn lại có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Ốc kèn là loại ốc vô cùng quý hiếm và từ lâu ốc kèn đã được coi là món ngon đặc biệt trong những đặc sản biển bởi thịt của nó giòn, ngon và bổ dưỡng. Vì vậy hiện nay rất nhiều người sử dụng ốc kèn để ngâm rượu để bồi bổ sức khỏe.
Ngải cứu khá quen thuộc với người dân Việt Nam và từ xưa ông cha ta đã dùng thảo dược này để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. Và hiện nay sử dụng rượu ngâm ngải cứu để chữa bệnh đang được truyền tai nhau rất nhiều.
Mối chúa loài vật này tưởng chừng như vô dụng, không có tác dụng gì, nhưng thực tế nó loại thực phẩm quý được ví như đông trùng hả thảo dưới lòng đất. Mối chúa trong Đông y có rất nhiều tác dụng như bổ thận tráng dương, chống xuất tinh sớm, giảm đau nhức xương khớp,…
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Bản thân trái cây tươi đã mang nhiều chất dinh dưỡng có lợi và thường dùng để làm món tráng miệng hàng ngày. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ đến cách làm rượu trái cây chưa? Đây là một trong những cách chế biến rượu vừa thơm ngon, vừa an toàn lại tốt cho sức khỏe đang được rất nhiều gia đình áp dụng.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Rượu nho luôn là loại đồ uống được nhiều người yêu thích và để ngâm ủ được rượu nho có mùi thơm đặc trưng, hương vị nồng nàn, mà phải có màu đỏ đẹp thì không phải ai cũng làm được. Cách làm ngâm ủ rượu nho không mấy phức tạp nhưng đòi hỏi chúng ta phải tỉ mỉ và thời gian ủ lâu dài, nếu khoảng thời gian bạn ủ càng lâu rượu sẽ càng ngon và hấp dẫn hơn.