Lẩu nấm có vị thanh mát và rất dễ ăn cho tất cả mọi người mà còn là loại thuốc quý trong việc chăm sóc sức khỏe cho cơ thể mỗi chúng ta.
NẤM CÓ TÁC DỤNG GÌ ?
Nấm có rất nhiều các thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể, như: chất đạm, kali, canxi, sắt, kẽm, chất sơ, vitamin D, B1, B2, B3... Đặc biệt trong nấm không có cholesterol, hàm lượng calo thấp, không có chất béo, hàm lượng đường và muối rất thấp. Chính vì vậy, nấm là thực phẩm hoàn hảo dùng để giảm cân, giúp chống oxy hóa, giảm cholesterol trong máu và bảo vệ tim mạch.
Các loại nấm được dùng để chế biến món lẩu nấm đều có các công dụng và hương vị khác nhau như nấm bụng dê hình cầu, thân dài, mùi thơm dễ chịu, thịt tươi ngon có tác dụng cường dương, bổ gan và dạ dày. Dưới đây là tổng hợp các loại nấm có thể dùng trong nồi lẩu nấm và công dụng của từng loại nấm bạn có thể tham khảo:
– Nấm Hương: có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa…
– Nấm Rơm: là thức ăn rất tốt cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tiểu đường, ung thư và các bệnh lý mạch vành tim.
– Ngân Nhĩ (mộc nhĩ trắng): có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, nâng cao năng lực tạo máu của tủy xương, cải thiện chức năng của gan và thận, thúc đẩy quá trình tổng hợp protid trong gan, làm giảm cholesterol máu, chống phù và chống phóng xạ.
– Mộc Nhĩ đen: có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản. Ngoài ra, còn có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư và phóng xạ.
– Nấm Mỡ: mũ tròn, chân ngắn, màu trắng. Nấm có tác dụng làm giảm lượng đường, cholesterol trong máu và phòng chống ung thư.
– Nấm Kim Châm: màu trắng, thân dài khoảng 20cm, mũ nhỏ. Nấm Kim Châm chứa nhiều vitamin, acid amin. Đặc biệt, chất lysin giúp cải thiện chiều cao, trí tuệ của trẻ em.
– Nấm Bào Ngư: mũ màu xám, sẫm nâu hoặc nâu nhạt. Thịt nấm dày, màu trắng. Thực phẩm này thích hợp cho người bị rối loạn tiêu hóa, giúp phục hồi chức năng của gan.
Các Lưu Ý Quan Trọng Khi Làm Lẩu Nấm:
- Thông thường nấm chỉ có thể sống được ở những môi trường sạch. Vì vậy, bạn không nên rửa nấm quá kỹ sẽ làm mất đi những chất dinh dưỡng có trong nấm.
- Không nên ngâm nấm trong nước quá lâu bởi như vậy nấm sẽ hút rất nhiều nước và khi ăn sẽ rất nhạt nhẽo, không cảm nhận được vị ngọt của nấm.
MỘT SỐ CÁCH NẤU LẨU NẤM THƠM NGON TẠI NHÀ
1. Hướng Dẫn Cách Nấu Lẩu Nấm Thập Cẩm
+ 300 gam xương heo
+ 100 gam nấm kim châm, 100 gam nấm đông cô
+ 100 gam tôm tươi, 100 gam tàu hũ
+ 100 gam chả xoắn của Nhật
+ 100 gam bắp non
+ 10-15 quả trứng cút
+ 1 bó rau cải cúc
+ 1 kg bún
+ 10 gam muối, 50 gam bột nêm
- Đầu tiên, với xương heo bạn đem rửa sạch, chặt miếng nhỏ.
Cho xương vào nồi, thêm vào 1,2 lít nước + muối, bột nêm. Hầm xương trong vòng 45 phút để xương tiết vị ngọt.
Lưu ý:
+ Để phần nước hầm thêm ngon ngọt, bạn nên chọn xương ống heo nhé.
+ Trước khi hầm xương, bạn hãy rửa sơ phần xương qua nước sôi nhé. Cách làm này giúp nước hầm xương không bị hôi.
+ Chọn nơi mua xương heo uy tín, đảm bảo chất lượng.
+ Để rút ngắn thời gian, bạn có thể dùng nồi áp suất để hầm xương.
- Trứng cút bạn cho vào nồi luộc chín. Sau đó bóc sạch vỏ bên ngoài.
Lưu ý:
+ Hãy cho trứng cút vào nồi luộc khi nước chưa nóng nhé.
+ Để quá trình bóc bỏ dễ hơn, bạn hãy cho tí muối ăn vào nồi nước luộc trứng.
+ Trong lúc luộc trứng cút, nhớ để lửa vừa phải. Tránh để lửa quá lớn làm trứng bị vỡ.
- Bắp non bỏ gốc, rửa sạch, để ráo.
- Chả Nhật rửa sạch, cắt mỏng.
- Tôm rửa sạch, bỏ đầu.
- Các loại nấm và rau cải cúc bạn đem rửa sạch, để ráo nước.
- Tàu hũ cắt miếng vừa ăn.
- Quay trở lại với nồi nước dùng, khi chất ngọt trong xương đã ra hết trong nước dùng lẩu. Bạn hãy vớt bỏ xương. Lọc lấy phần nước trong, bỏ phần cặn đi, Sau đó hãy nêm nếm nồi nước lẩu cho vừa ăn nhé. Cuối cùng, bạn cho nước dùng ra nồi lẩu cùng với tôm, nấm (các loại) + bắp non + chả nhật + trứng cút,..Đợi tất cả nguyên liệu trong nồi lẩu chín hoàn toàn, bạn cho thêm các loại rau ăn kèm vào, Khi nồi lẩu vừa sôi lên lại, bạn hãy cùng gia đình thưởng thức nhé. Món lẩu nấm này, bạn hãy dùng kèm với bún tươi chắc hẳn sẽ rất ngon đấy.
Chỉ với vài bước nấu lẩu nấm đơn giản, bạn đã có ngay nồi lẩu thơm ngon và hấp dẫn. Chẳng quá cầu kỳ hay tốn nhiều thời gian của bạn.
2. Hướng Dẫn Cách Nấu Lấu Nấm Chay Đơn Giản
+ Các loại nấm khác nhau: nấm đông cô, nấm đùi gà, nấm linh chi, nấm rơm, nấm bào ngư, nấm chim châm… tùy theo ý thích
+ Khoai môn
+ Súp lơ
+ Cà rốt
+ Bắp non
+ Tàu hũ ki
+ Gia vị cần thiết như: dầu ăn, đường, muối, bột ngọt, nước tương,…
+ Một số loại rau ăn kèm
+ Cùng một số dụng cụ cần thiết khác.
- Đầu tiên, bạn hãy rửa sạch tất cả rau củ.
+ Cà rốt gọt bỏ bỏ, rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn
+ Súp lơ làm sạch thái miếng vừa ăn
+ Khoai môn gọt bỏ vỏ, rửa sạch và thái miếng vừa ăn.
+ Tàu hủ ki đem cắt miếng vừa ăn.
+ Bắp non bạn hãy chẻ đôi, sau đó cho vào tô ngâm nước.
+ Làm sạch các loại rau ăn kèm: Tùy theo sở thích, bạn sẽ chọn những loại rau mà bạn có thể dùng được.
+ Tất cả các loại nấm, bạn hãy bỏ phần dơ, rồi rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng để bụi bẩn ra cho hết.
Bạn cũng có thể thay bằng nước pha bột năng hay nước vo gạo đều được nhé. Ngâm trong khoảng 15 phút thì vớt nấm ra, cắt miếng vừa ăn.
- Tiếp đến, hãy cho nồi nước dùng lên bếp đun sôi. Sau đó cho bắp non + cà rốt vào hầm lấy nước ngọt. Khi nồi nước dùng sôi lên lại, hãy cho khoai môn, súp lơ, tàu hũ ki, nấm các loại vào nồi lẩu. Cuối cùng, Bạn không quên cho thêm hạt nêm chay cùng với gia vị chay cần thiết.
Lưu ý:
Để khoai môn ăn mềm và không rã trong nồi nước lẩu, bạn hãy chiên sơ phần khoai môn này đi, Khi tất cả nguyên liệu trong nồi lẩu chay đã chín, bạn cho thêm rau ăn kèm nhé.
Quá tuyệt vời khi bạn dùng món lẩu nấm chay với bún tươi nhé. Từng miếng nấm chấm cùng nước tương thì quá tuyệt đỉnh cho món ngon này.
3. Hướng Dẫn Cách Nấu Lẩu Nấm Hải Sản
+ 1 gói gia vị lẩu nấm hải sản
+ Mực
+ Tôm
+ Ngao
+ Cá viên
+ Nấm các loại như bào ngư trắng, nấm kim châm, nấm rơm, nấm hương
+ Các loại rau: rau cần, mùi tàu, ngò, hành, vài nhánh sả, thìa là
+ Gia vị: ớt, chanh,me, tỏi, nước mắm, muối, hạt nêm, đường..
+ Cùng một số dụng cụ cần thiết khác.
- Trước hết, bạn hãy rửa sạch tôm, mực.
+ Tôm bỏ đầu đuôi. Bỏ ruột tôm ở phía trên sống lưng đi.
+ Mực làm sạch cắt khúc hoặc tỉa hoa cho đẹp mắt.
+ Ngao ngâm nước để loại bỏ chất dơ cùng với chút ớt tươi thái khúc.
- Các loại nấm bạn hãy loại bỏ phần dơ. Sau đó cho nấm ngâm với nước muối loãng 20 phút, vớt ra để ráo.
- Tiếp đến, hãy cho 1.5 lít nước vào nồi đun sôi. Khi nước dùng sôi lên, bạn hãy cho gói gia vị nấu lẩu hải sản vào, Dùng thìa khuấy đều.
- Bạn không quên cho thêm ít gia vị như muối, hạt nêm, đường. Nếm nếm gia vị sao cho vừa khẩu vị, Cho thêm hành tỏi băm nhỏ phi thơm, cà chua cắt múi cho vào đảo đều cho đến khi ra màu, bỏ thêm ít sả bằm vào.
- Khi nước lẩu đã hoàn tất, hãy cho tôm + mực + ngao +cá viên cùng đun sôi. Khi hải sản chín, bạn cho tất cả các loại nấm cùng với rau ăn kèm vào cùng.
Đợi tất cả nguyên liệu trong nồi lẩu nấm hải sản chín hoàn toàn thì hạ nhỏ bếp và mời cả nhà cùng thưởng thức nhé.
Lưu ý:
+ Khi ăn lẩu với nấm không nên đậy vung tránh nấm quá mềm.
+ Có thể thêm sa tế để tạo mùi và vị cay hơn.
+ Món lẩu nấm hải sản ăn cùng với nước chấm cay thì còn gì tuyệt vời hơn.
+ Cách pha nước chấm: Bằm nhuyễn tỏi ớt, khuấy đều nước mắm với chanh rồi bỏ hỗn hợp vào khuấy thật nhanh. Nêm đường tùy ý.
4. Hướng Dẫn Cách Nấu Lẩu Nấm Gà
+ Gà một con khoảng từ 1,5 – 2 kg (nên dùng gà ta sẽ ngon hơn)
+ Xương ống
+ Củ cải trắng
+ Cà rốt
+ Các loại nấm mà bạn thích
+ Rau ăn kèm (tùy theo sở thích)
+ Hành tím, tỏi băm, ớt
+ Gia vị: dầu ăn, đường, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, muối,…
+ Cùng một số dụng cụ cần thiết khác.
- Gà sau khi mua về thì rửa sạch, dùng muối chà xát trong và ngoài con gà để khử mùi hôi của thịt. Ngoài muối thì bạn còn có thể dùng gừng để chà thịt gà.
- Sau đó rửa lại bằng nước sạch, để ráo.
- Khi thịt gà làm sạch và ráo nước, bạn hãy chặt thịt gà vừa miếng ăn.
- Sau đó, ướp thịt gà với 1/2 muỗng bột ngọt + 1/2 muỗng hạt nêm + 1 muỗng tỏi băm và 1/2 muỗng tiêu xay khoảng 20 – 30 phút cho thịt gà thấm gia vị.
Lưu ý: Bạn nên chọn gà ta, bởi thịt gà ta khá ngon và săn chắc, Hãy chọn mua gà làm sạch lông tại các cửa hàng uy tín hay siêu thị nhé.
- Xương ống chọn loại xương tươi ngon, đảm bảo chất lượng, làm sạch chần sơ xương ống qua với nước sôi, hầm lấy nước ngọt nấu lẩu nấm.
- Cà rốt gọt bỏ vỏ, làm sạch thái thành từng khúc vừa ăn.
- Củ cải trắng, bạn cũng gọt bỏ vỏ và rửa sạch. Sau đó cắt miếng vừa ăn.
- Các loại nấm, bạn hãy loại bỏ phần dơ. Sau đó cho nấm ngâm nước muối pha loãng. Khoảng 30 phút thì rửa nấm lại với nước sạch và để ráo.
- Các loại rau ăn kèm, chọn lấy phần non. Làm sạch và để ráo nước.
Lưu ý: Tùy theo sở thích mà bạn chọn nấm hoặc rau ăn kèm theo ý thích.
Hãy chuẩn bị 1 nồi sạch lên bếp, cùng chút dầu ăn, Thêm tỏi băm vào phi thơm vàng, Cho thịt gà ướp vào xào săn. Sau đó cho hết phần nước hầm xương ống vào, Khi thịt gà trong nồi nước lẩu chín, bạn hãy nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Nếu bạn thích ăn chua thì hãy cho nước cốt chanh hoặc me vào.
Khi nước lẩu đã nấu xong, bạn múc nước ra nồi lẩu nhỏ cùng với các loại nấm, Khi tất cả nguyên liệu trong nồi lẩu nấm thịt gà chín, hãy cho thêm các loại rau ăn kèm vào. Chấm theo nước mắm cay thì tuyệt vời vô cùng.
Hi vọng thông qua các bước thực hiện này, bạn sẽ thực hiện thành công món lẩu nấm gà thơm ngon.
5. Công Thức Nấu Lẩu Nấm Ashima Thơm Ngon Hấp Dẫn
Lẩu nấm ashima là một trong những món ăn được tất cả mọi người yêu thích bởi đây là món ăn không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng mà món ăn này có vị thanh mát rất dễ ăn, phù hợp với tất cả mọi người. Được làm từ những nguyên liệu đơn giản, chế biến không quá cầu kỳ nhưng món ăn này thu hút rất nhiều thị hiếu của người dân.
Khi nồi lẩu sôi bạn sẽ cảm nhận được hương thơm không thể lẫn vào đâu được của nồi lẩu nấm nghi ngút khói như lan tỏa, sẽ thôi thúc cảm giác muốn được thưởng thức chúng ngay lập tức. Một bát canh nấm thanh thanh, ngọt ngọt, ngát mùi thơm từ thiên nhiên nhất định sẽ mang đến nguồn sinh khí mới, dồi dào và sảng khoái cho cơ thể. Để món lẩu nấm Ashima ngon đúng vị, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu ngay sau đây:
+ Gà ta: 1 con khoảng 1,5kg
+ Hồng sâm: 1 củ
+ Câu kỷ tử: 10g
+ Hoài sơn: 8 lát
+ Táo đỏ: 10 trái
+ Nấm tươi các loại
+ Nấm đông cô khô
+ Bắp trái, cà rốt, rau cải
+ Tôm, thịt bò, thanh cua…
+ Đậu hủ trắng
+ Gia vị nêm nếm
Giá một nồi lẩu nấm ashima không quá đắt và cũng không hề rẻ, và để tiết kiệm chi phí lại đảm bảo an toàn thực phẩm thì bạn có thể tiến hành thực hiện một nồi lẩu nấm ashima ngay tại không gian bếp nhà mình một cách dễ dàng. Để giúp bạn làm được điều đó, ngay sau đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về cách hướng dẫn thực hiện món lẩu nấm ashima bạn có thể tham khảo.
Bước 1: Chuẩn bị sơ chế các nguyên liệu
Bạn lấy tất cả các loại nấm của mình vừa mua về, tùy theo sở thích của từng người mà có thể mua: nấm linh chi, bạch tuyết, kim châm, nấm rơm… đem rửa sạch và để ráo nước nhé.
Riêng phần ngô thì bạn cắt thành 3 khúc vừa ăn thôi, cà rốt bạn cắt khoanh tròn và mỏng. Đối với cải thì bạn rửa sạch và cắt khúc sau đó để cho ráo nước nhé.
Chỉ có phần đặc biệt và khó sơ chế nhất chính là nấm đông cô khô, phần nấm này bạn phải cho vào nước ngâm khoảng 30 phút cho nấm nở ra, bạn rửa sạch và để sang một bên.
Bước 2: Luộc gà và lấy nước lẩu
Gà mua về bạn làm thật sạch, cho vào nồi luộc khoảng 30 phút để lấy nước ngọt. Sau khi nấu khoảng 30 phút bạn vớt gà ra nhé.
Bước 3: Nấu nước lẩu
Sau khi bạn vớt gà ra, bạn cho hồng sâm, hoài sơn và nấm đông cô vào chung nấu liên tục khoảng 2 tiếng nha các bạn. Nấu được khoảng 15 đến 20 phút thì bạn cho tiếp kỳ tử và táo đó vào nhé. Nấu thêm một chút bạn nêm nếm xem nước lẩu có vừa ăn chưa, nếu chưa bạn nêm nếm lại cho vừa ăn.
Bước 4: Trình bày và thưởng thức món lẩu nấm
Sau khi nước lẩu nêm nếm xong, bạn cho nước lẩu này ra một cái nồi lẩu nhỏ để lên bếp ga mini, sau đó bạn cho tiếp bắp và cà rốt vào nấu khoảng 5 phút, tiếp đến bạn cho thêm các loại nấm, đậu hủ non, và các loại rau sống vào, chờ cho lẩu sôi lên là chúng ta có thể dùng được rồi.
Bên trên là một vài cách nấu lẩu nấm ngon, đơn giản tại nhà. Hy vọng thông qua nội dung bài viết, bạn sẽ chế biến thành công món ngon này cho cả nhà cùng thưởng thức. Tuy các bước thực hiện khá đơn giản nhưng đòi hỏi người làm cần khéo léo và tỉ mỉ trong từng giai đoạn. Ngoài ra, món ăn ngon cũng còn phụ thuộc vào nguyên liệu chuẩn bị. Để biết thêm thông tin chi tiết về cách nấu lẩu nấm cũng như các món ăn ngon khác, hãy cùng đồng hành với Thuocthang.com.vn mỗi ngày nhé. Cám ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.
Mrs Nguyễn Ngọc
Bánh tráng nướng là món ăn vặt yêu thích của người dân Đà Lạt và du khách khi đến với thành phố sương mù này. Một món ăn đường phố bình dị nhưng đầy sức hút. Từng chiếc bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, quyện cùng hương thơm của trứng, pate, mỡ hành và các loại topping khác tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Bánh ngải mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Nguyên. Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng. Vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, quyện cùng hương thơm nồng nàn của lá ngải tạo nên một món ăn dân dã mà đầy tinh tế.
Ẩm thực Yên Bái nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Trong đó, măng vầu cuốn thịt là một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
Canh chua cá linh là đặc sản nổi tiếng và được biết đến rộng rãi tại Bến Tre. Được chế biến từ những nguyên liệu thân thuộc như cá linh bông, bông thiên lý, bông so đũa thân cây súng,...
Lập Thạch là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, có nền văn hóa, ẩm thực phong phú, đa dạng. Trong đó, cá thính Lập Thạch là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng, được nhiều người yêu thích.
Món nộm với thịt bò mềm, vị đậm đà chua cay xen kẽ với vị thơm của rau, sả và các loại rau củ rất hấp dẫn vị giác. Nó là một lựa chọn vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn cho nhiều người.
Ngày nay, lẩu cá chua cay không chỉ được biết đến là đặc sản miền Tây mà còn trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt ở khắp các vùng miền. Nước lẩu chua cay hòa quyện cùng thịt cá mềm thơm rất thích hợp để dùng kèm với cơm hoặc bún.
Từ xưa đến nay, chữa bệnh tiểu đường (đái tháo đường) bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất. Người bệnh cần có chế độ ăn uống, kiêng khem và sinh hoạt phù hợp. Ðể tăng tính đa dạng trong dinh dưỡng, chúng tôi giới thiệu một số thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường, để bệnh nhân lựa chọn.
Cây tía tô là một trong những loại rau thơm rất phổ biến hiện nay, đây là một trong những loại rau thơm thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài công dụng làm gia vị trong các món ăn ra thì tía tô còn có công dụng khác là chữa bệnh.
Mứt vỏ bưởi không chỉ là món ngon ngày tết được yêu thích mà còn có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, giúp ngăn ngừa một số căn bệnh về tiêu hóa như đầy hơi, chán ăn. Những người có bệnh về gan cũng nên sử dụng mứt vỏ bưởi.