Trong thai kỳ, acid folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ, tủy sống và chống các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy việc bổ sung acid folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.
Vậy bổ sung acid folic như thế nào đúng cách và theo khoa học ? | thuocthang.com.vn hôm nay sẽ giải đáp thắc mắc này cho các mẹ nhé.
Acid folic tham gia vào quá trình đóng ống thần kinh của trẻ mà ống thần kinh của trẻ hình thành từ rất sớm, khoảng ngày 22 đến ngày 28 của thai kỳ. Vì vậy, tốt nhất chị em nên bổ sung acid folic trước khi mang thai khoảng 1-2 tháng để chuẩn bị nền tảng acid folic cho trẻ, phòng ngừa dị tật ống thần kinh.
1. Acid folic
Acid folic là một loại vitamin nhóm B, còn được gọi là vitamin B9. Đây là một chất quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng của mọi tế bào trong cơ thể người. Trong thai kỳ, axit folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ và tủy sống. Việc bổ sung acid folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển một cách hoàn thiện và khỏe mạnh.
Acid folic có nhiều lợi ích cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của thai phụ:
Phòng ngừa dị tật bẩm sinh cho trẻ: Sự phát triển của não bộ và tủy sống chịu sự chi phối của axit folic, vì vậy axit folic cần được bổ sung đầy đủ cho phụ nữ mang thai. Thiếu hụt axit folic là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ xuất hiện các khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng như chẻ đôi đốt sống, không có xương sọ não và não bộ.
Phòng ngừa bệnh thiếu máu ở mẹ: Axit folic hay vitamin B9 là một vi chất cần thiết cho sự phát triển của các tế bào trong cơ thể, bao gồm cả tế bào hồng cầu trong máu. Bệnh thiếu máu ở phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ xuất hiện những bất thường cho thai kỳ như sảy thai, thai nhi chậm phát triển, sinh non,... Thai nhi được sinh ra từ một bà mẹ thiếu máu cũng có nguy cơ thiếu máu, có khả năng cao mắc nhiều bệnh lý tim mạch.
Giảm khả năng mắc bệnh ung thư: Qua nhiều thống kê, bệnh lý ung thư vú, ung thư cổ tử cung hay ung thư đường tiêu hóa có tỷ lệ xuất hiện thấp hơn ở những người bổ sung đủ axit folic. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn đang gặp phải nhiều tranh cãi và cần nhiều chứng cứ hơn để làm rõ.
Tác dụng: phòng ngừa dị tật hệ thần kinh trung ương và các dị tật khác như sứt môi, chẻ vòm, dị tật ở tim và chân tay .
Thời gian dùng: trước khi có thai và cho đến khi thai 12 tuần (để phòng ngừa dị tật)
Liều dùng: 0,4 mg cho người có tiền căn bình thường, 4mg cho người có tiền căn mang thai bị dị tật.
2. Những thực phẩm chứa nhiều acid folic
Mẹ bầu có thể bổ sung acid folic thông qua sử dụng thực phẩm nhiều vitamin B9 trong bữa ăn hàng ngày:
- Những loại rau xanh đậm như rau chân vịt, rau diếp cá, đậu bắp, măng tây, củ cải, bông cải xanh, cải bruxen, rau bina,… có hàm lượng calo thấp nhưng chứa nhiều acid folic và các vitamin, khoáng chất khác.
- Măng tây là thực phẩm hàm lượng vitamin B9 rất cao. Chỉ cần 5 cây măng tây là chứa khoảng 1000µg acid folic. Khi chế biến măng tây, cần lưu ý đừng chế biến quá kỹ để tránh giảm mất hàm lượng vitamin B9.
- Một số loại trái cây như: chuối, bơ, cam, dưa gang, chanh, bưởi… đều chứa hàm lượng vitamin B9 cần thiết cho cơ thể. Chỉ với một trái bơ chín chứa khoảng 90µg acid folic và chất béo lành mạnh omega-3 mang đến các tác dụng hỗ trợ tích cực với sức khỏe tim mạch và phát triển não bộ của thai nhi.
- Ngoài ra, những sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, bột mì, bánh mì, mì ống, bánh quy… cũng là những thực phẩm chứa nhiều acid folic.
3. Bổ sung acid folic khoa học
Axit folic là vi chất cần được bổ sung từ trước khi mang thai và kéo dài trong suốt thai kỳ với nhu cầu cao gấp 4 lần so với người bình thường. Tùy thuộc vào từng giai đoạn, hàm lượng axit folic hằng ngày cần có sẽ thay đổi tăng dần ở mức 400 microgram từ trước khi mang thai đến 3 tháng đầu thai kỳ và 600 microgram trong những tháng còn lại của quý 2 và quý 3.
Axit folic có nhiều trong các loại thực phẩm hằng ngày như gan động vật, thịt gà, thịt vịt, trứng, ngũ cốc và rau xanh, trái cây. Thay đổi nhiều loại thực phẩm khác nhau trong chế độ ăn hàng ngày để có thể cung cấp đủ axit folic và cân bằng được các chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý việc chế biến các loại thực phẩm này không nên tiến hành trong thời gian dài để tránh giảm hàm lượng axit folic sẵn có.
Thực tế, nguồn axit folic trực tiếp từ thực phẩm dễ bị mất đi trong quá trình chế biến và không dễ hấp thu qua đường ruột của mẹ. Vì vậy, để đảm bảo đủ nhu cầu, phụ nữ mang thai cần lưu ý bổ sung thêm các viên uống chứa axit folic để đạt được ngưỡng cần cung cấp. Các loại viên uống chứa axit folic như vitamin tổng hợp có thể dễ dàng mua được từ các quầy thuốc trên thị trường, tuy nhiên trước khi sử dụng bà bầu cần xem kỹ hàm lượng axit folic trong mỗi viên thuốc.
Những phụ nữ có nguy cơ cao sinh con mắc các khuyết tật thần kinh bẩm sinh thường được khuyến cáo bổ sung axit folic với hàm lượng cao hơn trong 3 tháng đầu thai kỳ, ở mức khoảng 5mg mỗi ngày. Các yếu tố làm tăng nguy cơ sinh con mắc dị tật bẩm sinh:
Bản thân người phụ nữ hoặc người chồng có các dị tật bẩm sinh liên quan đến hệ thần kinh
- Thai kỳ trước không khỏe mạnh, thai nhi không may mắc phải dị tật hệ thần kinh
- Trong gia đình có các người thân mắc các khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh
- Phụ nữ mắc các bệnh lý phải sử dụng thuốc điều trị động kinh
- Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường từ trước khi mang thai.
4. Lưu ý khi bổ sung acid folic
Tác dụng của acid folic giữ vai trò quan trọng với bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, khi bổ sung vitamin B9 trong bữa ăn hàng ngày, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:
- Acid folic là vitamin hòa tan trong nước và rất dễ bị phân hủy trong quá trình chế biến. Vì vậy, khi chế biến thực phẩm có chứa vitamin này bạn không nên nấu quá kỹ để tránh dưỡng chất bị biến chất hoặc hao hụt.
- Tác dụng của acid folic đối với thai phụ là không thể chối cãi. Tuy nhiên, không chỉ bà bầu mà người bình thường cũng nên bổ sung acid folic mỗi ngày.
- Bổ sung acid folic cần lưu ý những người bị dị ứng vitamin B9, hoặc gặp các vấn đề thiếu máu ác tính, thận,… thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Trường hợp sử dụng vitamin tổng hợp bổ sung B9 thì tránh dùng với nước trà, cà phê, rượu hoặc một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau. Nên dùng vitamin B9 giữa 2 bữa ăn và dùng kèm với thức uống nhiều vitamin C như nước cam.
- Bổ sung acid folic từ giai đoạn sớm khi não bộ và tủy sống đang phát triển là vô cùng cần thiết. Để giảm nguy cơ dị tật thai nhi phụ nữ nên bổ sung trước khi mang thai 3 tháng và trong suốt quá trình mang thai.
- Nhu cầu acid folic hàng ngày của phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai và cho con bú khoảng 400µg.
- Thông thường, acid folic không gây tác dụng phụ khi sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn gặp các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn đỏ, sưng (mặt, lưỡi, họng), khó thở, chóng mặt…thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Hy vọng những chia sẻ có thể đem lại những kiến thức hữu ích về dưỡng chất acid folic cho các mẹ đang mang thai nhé.
Danh Trường
Ngoài việc chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, thì bạn cũng cần chọn những loại nước uống tốt khi mang thai bởi cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường.
Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. để cân nặng có thể trở về con số lý tưởng thì mẹ bỉm cần có chế độ ăn uống và tập luyện.
Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu. Có tới 80% những bà mẹ bầu có triệu chứng bị đau lưng khi mang thai. Hầu hết các trường hợp đều chỉ xuất hiện triệu chứng đau lưng thoáng qua rồi sẽ mất đi dần, thế nhưng cũng có những trường hợp các cơn đau kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó chịu.
Khi mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua biến động cho toàn bộ cơ thể và hệ thống tĩnh mạch, và Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Đau co dạ con sau khi sinh là tình trạng sản phụ nào cũng phải trải qua để tử cung phục hồi trở lại bình thường. Vì vậy bên cạnh việc nghĩ ngơi hợp lý, cho con bú thường xuyên, massage bụng nhẹ nhàng… thì các mẹ cần một chế độ dinh dưỡng cùng các món ăn hợp lý.
Chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất với nhiều loại thực phẩm lợi sữa là một chế độ rất quan trọng đối với những mẹ bầu sau sinh nếu muốn duy trì nguồn sữa dồi dào đầy đủ chất dinh dưỡng cho con mình.
Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, các bà bầu thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.
Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.