Trong thời kỳ mang thai, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất là vô cùng cần thiết đối với các bà bầu. Ngoài chế độ ăn hàng ngày, mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm nhiều loại hoa quả bổ sung dinh dưỡng và giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh.
Hiện nay có rất nhiều các loại trái cây mà các mẹ bầu có thể thõa thích lựa chọn. Tuy nhiên, một số loại trái cây còn có khả năng làm giảm các triệu chứng ốm nghén cho mẹ bầu rất hiệu quả khiến bạn bất ngờ. Hãy cùng | thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
CÁC LOẠI TRÁI CÂY GIẢM ỐM NGHÉN THẦN TỐC CHO MẸ BẦU
Việc gia tăng Hoocmon thai kỳ gây ra triệu chứng buồn nôn là một dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển ổn định, nên mẹ hãy kiên nhẫn với thời kỳ ốm nghén này. Việc chú trọng vào chế độ dinh dưỡng trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể phần nào giúp mẹ cải thiện tình trạng ốm nghén này. Sau đây là một số loại trái cây có thể giảm ốm nghén và tốt cho thai nhi, mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn của mình.
1. Quả Lựu:
Chắc hẳn không ít mẹ bầu đã được khuyên rằng ăn lựu đẻ con má lúm, thực hư thế nào chưa có căn cứ về khoa học để giải thích. Tuy nhiên, lợi ích của trái lựu đối với sức khỏe bà bầu và thai nhi thì đã được chứng minh. Không phải tự nhiên người Ai Cập cổ đại xem quả lựu là biểu tượng của khả năng sinh sản và dùng nó để trị nhiễm trùng.
Lựu là một trong những loại trái cây giàu chất chống ôxy hóa, lựa chọn hoàn hảo để ngăn ngừa chứng rạn da cho vòng bụng ngày một tăng lên của các mẹ khi mang thai.
Trong lựu chứa một số hợp chất phytochemical đã được khẳng định là rất tốt cho hệ tim mạch. Nguy cơ tiền sản giật do huyết huyết áp tăng vào 3 tháng cuối thai kỳ sẽ được hạn chế tối đa khi ăn lựu. Đặc biệt trong lựu là nguồn dồi dào của vitamin C, vì vậy nó rất tốt cho hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.
Thời gian tốt nhất để mua lựu là vào khoảng tháng tư đến tháng tám. Mẹ bầu có thể ăn lựu trực tiếp hoặc ép nước uống, rắc hạt lựu lên salad, món khai vị hoặc tráng miệng, nước ép của lựu còn có thể sử dụng để trộn chung với nước sốt nướng thịt.
2. Quả Cam
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng nước cam đặc biệt là cam sành chứa nhiều canxi, vitamin hơn các sản phẩm từ sữa. Trong cam chứa hàm lượng lớn vitamin C, đây chính là yếu tố giúp các mẹ tạo sữa cho bé sau khi sinh nở. Ngoài ra chất lượng sữa của những bà mẹ có ăn cam, chanh sẽ tốt hơn với sữa của bà mẹ thông thường.
Cũng nhờ hàm lượng lớn Vitamin C có trong nước cam giúp bà bầu tăng cường hệ miễn dịch, tránh được các loại virus, vi khuẩn. Nếu mẹ bị ho trong thời gian mang thai có thể dùng vỏ cam nướng lên rồi ăn ngay, cơn ho sẽ giảm đi trông thấy. Việc để vỏ cam trong phòng cũng là biện pháp để hạn chế bệnh cảm cúm.
Chất xơ có trong cam cũng giúp mẹ bầu nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa, giải khát và giải độc rất tốt.
Chất axit folate có nhiều trong nước cam đóng vai trò quan trọng để hình thành ống thần kinh cho thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Chất này ngăn chặn những khuyết tật bẩm sinh về thần kinh cho bé trong thời gian mang thai.
Nước cam còn giúp tăng cường tính đàn hồi của mạch máu, ngăn ngừa hiện tượng chảy máu sau khi sinh rất hiệu quả.
Một vài lưu ý cho mẹ bầu khi uống nước cam: không nên uống nước cam với mẹ bầu bị viêm loét dạ dày, tá tràng; uống nước cam một giờ sau khi ăn để tránh bị tức bụng và hấp thụ hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất.
3. Quả Bơ
Bơ cung cấp guồn folate tốt, tiêu thụ chúng trong khi mang thai có khả năng làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh, theo Medical Daily.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận định, bà bầu nên tiêu thụ khoảng 600-800mcg folate mỗi ngày để phòng các dị tật thai nhi thường gặp. Nhiều kết quả nghiên cứu khác cũng cho rằng bơ cung cấp một loạt các chất dinh dưỡng có lợi có thể đóng góp đáng kể vào chế độ dinh dưỡng không chỉ trong thời kỳ mang thai mà còn cả giai đoạn trước khi thụ thai và mang thai sớm.
Bên cạnh đó, ăn bơ đối với bà bầu có tác dụng cải thiện sức khỏe não bộ, tăng cường giảm cân lành mạnh, kiểm soát lượng đường huyết.
Lưu ý nhỏ dành cho các mẹ bầu khi ăn bơ: nếu muốn giữ cân nặng ổn định, khi bổ sung bơ vào chế độ ăn hàng ngày, hãy giảm lượng calo ở các món ăn khác, tránh ăn nhiều vào cuối ngày. Thời điểm ăn bơ hoàn hảo là trước bữa ăn từ 1-2 tiếng, tốt nhất là ăn bơ vào buổi sáng nếu không muốn tích chất béo.
4. Quả Bưởi
Trang Styles at life đã khẳng định nếu bà bầu thường xuyên ăn bưởi trong thai kỳ sẽ rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Bưởi là trái cây thuộc họ cam quýt nổi tiếng với lượng vitamin C dồi dào.
Đối với các mẹ bầu, ba tháng đầu thai kỳ rất đáng sợ vì ốm nghén. Ăn bưởi sẽ giúp mẹ bầu cải thiện được mối lo này. Nấu vỏ bưởi, ngày uống ba lần trước mỗi bữa ăn khoảng 20 phút, duy trì trong 3-5 ngày, cơn buồn nôn sẽ ít dần.
Bưởi có hàm lượng vitamin C cao giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, mệt mỏi, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch, trị đầy bụng, khó tiêu.
Nhờ tính ôn, bưởi có tác dụng chữa cảm, sổ mũi khá hiệu quả. Khi bị cảm trong thai kỳ, bà bầu có thể dùng bưởi như một vị thuốc trị bệnh, giúp tình trạng cảm thuyên giảm.
Bưởi chứa cả kali và lycopene, mang trong mình hai nhiệm vụ: không chỉ giúp hạ huyết áp mà con ngăn ngừa các vấn đề về huyết áp khác liên quan đến việc mang thai.
Ngoài ra, bưởi còn có tác dụng giảm tình trạng mất ngủ ở ba tháng cuối thai kỳ, giảm cholesterol, duy trì cân nặng, giảm nguy cơ thiếu máu, phòng ngừa bệnh hen suyễn, loại trừ khả năng giữ nước và sưng tấy, chống lại bệnh loãng xương cho cả mẹ và bé, giảm tinh bột và đường trong cơ thể…
5. Quả Sung
Một loại quả bình dị và dân dã nhưng lại có sức mạnh to lớn đối với thai phụ mà ít người biết – đó là quả sung.
Quả này có hàm lượng vitamin B6 có lợi cho bà bầu bị ốm nghén. Hàm lượng chất xơ trong sung hơn hẳn bất cứ loại trái cây nào, giúp các mẹ bầu ngăn ngừa được chứng táo bón, ợ nóng, ợ chua.
Hàm lượng kali cao trong quả sung sẽ có tác dụng giữ ổn định huyết áp và phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật. Bên cạnh đó, sung chứa một hàm lượng nhất định Omega-3 cần thiết cho sự phát triển trí não của bé và bảo vệ sức khỏe cho mẹ: thiếu omega 3 chính là nguyên nhân khiến nhiều thai phụ sinh non hoặc sảy thai.Lưu ý, đối với những mẹ bầu bị chứng huyết áp thấp thì không nên ăn sung.
6. Quả Táo
Đây là một loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu như kali, magie, canxi, vitamin A-B-C giúp chống oxy hóa, giảm táo bón, tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ hệ xương, giảm cholesterol, bảo vệ sức khỏe răng miệng, phòng tiêu chảy, phòng chống Alzheimer, giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cho em bé khi chào đời và ít bị dị ứng..
Đặc biệt, với táo, mẹ bầu có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau, từ sử dụng trực tiếp đến món khai vị, tráng miệng hoặc nước ép táo.
7. Đu đủ chín
Trái ngược hoàn toàn với việc bà bầu ăn đu đủ xanh có thể gây sẩy thai hoặc sinh non thì đu đủ chín lại được xem là “thần dược” đối với phụ nữ mang thai. Đu đủ chín có giá trị dinh dưỡng rất cao, trong đó: Nước chiếm 70%, đường 13%, chất béo 0,9 %, carotein, vitamin A, C, canxi… Ngoài ra, bà bầu ăn đu đủ chín còn giúp giảm bớt sự khó chịu do những cơn ốm nghén gây ra.
Lưu ý cho các mẹ bầu khi ăn đu đủ: không nên ăn nhiều đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn, ngay cả đu đủ chín cũng không nên dùng nhiều vì chất beta caroten có trong đu đủ sẽ khiến mẹ vị vàng da ở một số vị trí trong cơ thể. Ngoài ra việc ăn quá nhiều đu đủ sẽ kích thích ruột già bài tiết nhiều gây áp lực cho dạ dày và đường ruột. Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng cần hạn chế ăn đu đủ, hạt đu đủ có chứa chất độc nên loại bỏ hoàn toàn phần hạt trước khi ăn…
8. Dưa hấu:
Không chỉ là loại trái cây giải nhiệt vào mùa nóng mà dưa hấu còn có nhiều tác dụng tuyệt vời khác mà mẹ bầu có thể chưa biết.
Dưa hấu giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi, phục hồi năng lượng. Dưa hấu là món ăn vặt nhiều dưỡng chất lại ít calorie. Trong thành phần của quả dưa hấu có chứa lycopene có công dụng làm giảm viêm các mạch máu – nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Dưa hấu giúp ngăn ngừa tình trạng chuột rút và tiền sản giật. Dưa hấu giúp củng cố hệ xương chắc khỏe.
Dưa hấu là loại trái cây vừa có thể gọt vỏ ăn vừa có thể ép nước uống hay dùng làm sinh tố. Tùy vào sở thích mà mẹ bầu có thể dùng dưa hấu theo cách mẹ thích. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng là thời điểm thích hợp mà mẹ bầu có thể ăn dưa hấu được.
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế dưa hấu, mẹ bầu bị cảm chỉ được ăn vài lát nhỏ, các mẹ bị thận yếu thì tốt nhất nên bỏ qua loại quả này. Các mẹ cũng không nên ăn dưa hấu sau 8 giờ tốt vì sẽ gây ra tình trạng tiểu đường khó ngủ cho bà bầu.
10. Quả Chuối
Chuối là loại trái cây phổ biến. Đối với bà bầu, ăn chuối sẽ giúp cơ thể phòng tránh được nhiều nguy cơ bệnh tật như: ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, giảm cơn ốm nghén, hạn chế thiếu máu, trị táo bón, giảm hội chứng chuột rút và phù nề, giảm ợ nóng, cung cấp năng lượng, giảm các triệu chứng căng thẳng, mệt mỏi.
Bà bầu nên ăn chuối ngay khi vừa bóc vỏ để không làm giảm chất dinh dưỡng và tránh bị nhiễm khuẩn.
Không nên ăn chuối khi đói và sau khi ăn cơm xong. Bà bầu nên ăn chuối sau bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ.
Bà bầu có thể ăn nhiều loại chuối nhưng mỗi ngày chỉ nên ăn từ 1 – 2 trái, không nên ăn quá nhiều dễ dẫn đến hiện tượng đầy bụng, khó tiêu.
11. Dâu Tây
Không kém cạnh cam, dâu tây cũng là loại trái cây có lượng vitamin C dồi dào. Do đó, đây cũng là loại trái cây được nhiều bác sĩ khuyên dùng khi mang thai.
Mỗi ngày, bà bầu được khuyên nên nạp khoảng 60mg vitamin C, và chỉ với món sinh tố chế biến từ 100g dâu tây sẽ nhanh chóng cung cấp cho cơ thể nguồn dưỡng chất cần thiết. Loại trái cây mọng nước này sẽ giúp mẹ vừa đẹp da vừa giảm những cơn ốm nghén nhanh chóng.
12. Quả Chanh
Ngoài công dụng làm đẹp thì chanh còn được nhiều mẹ bầu dùng để hạn chế tình trạng ốm nghén khi mang thai và mùi khó chịu trong thai kỳ., giúp kích thích hệ tiêu hóa, phòng chống táo bón khi mang thai. Tuy nhiên, chanh có tính axit cao, mẹ bầu không nên uống lúc đói, sau khi ăn hoặc uống chanh nên súc miệng để tránh axit làm hại men răng.
13. Nho
Nho chứa nhiều vitamin, khoáng chất, rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, vitamin A trong nho rất tốt cho sự phát triển thị lực của con. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin B có tác dụng kiểm soát lượng trao đổi chất trong quá trình mang thai, giúp bé hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ hơn.
Không những thế, vị chua ngọt của nho còn giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu và hạn chế tình trạng ốm nghén khi mang thai. Do đó, mẹ hãy nhanh chóng cho loại quả này vào thực đơn hàng ngày của mình ngay nhé!
14. Việt quất
Với giá trị dinh dưỡng của mình, việt quất được xem là thực phẩm vàng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu. Nếu mỗi ngày mẹ bầu ăn khoảng 2 quả việt quất thì mẹ đã hấp thu được một lương vitamin C vào cơ thể và hạn chế được những cơn ốm nghén có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Đặc biệt, hàm lượng omega 3 dồi dào trong việt quất cũng là tiền đề cơ bản giúp thai nhi phát triển não và hệ thần kinh.
15. Mâm xôi (Phúc bồn tử)
Ít ai biết được rằng, ăn quả mâm xôi vào những tháng cuối thai kỳ sẽ giúp mẹ điều chỉnh những cơn co thắt tử cung và rút ngắn thời gian chuyển dạ. Còn với những mẹ mang thai 3 tháng đầu thì đây được xem là thần dược để điều trị những cơn chuột rút, giảm tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, ốm nghén khi mang thai cực hiệu quả.
NHỮNG LƯU Ý KHI MẸ BẦU THƯỞNG THỨC TRÁI CÂY
- Gọt đến đâu ăn đến đó
- Ăn đa dạng nhiều loại quả.
- Ăn trái cây theo mùa, mùa nào ăn quả nấy.
- Hạn chế sử dụng các loại trái cây có hàm lượng đường cao như vải, chuối, sầu riêng, dưa hấu… vì dễ bị tiểu đường thai kỳ.
- Mẹ bầu bị viêm lợi hoặc bệnh răng miệng nên hạn chế bớt lượng trái cây, thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh.
- Sau khi ăn trái cây mẹ nên uống nước lọc để dung hòa lượng axit trong trái cây, tránh làm hại men răng.
- Mua ở những nơi có nguồn gốc xuất xứ, chất lượng được kiểm định.
- Để đảm bảo an toàn về vệ sinh nhằm loại bỏ thuốc trừ sâu và hóa chất thì có thể làm theo những cách sau:
- Rửa trái cây nhiều lần, sau đó ngâm chút muối.
- Cắt bỏ những phần bị dập, sâu, thối.
- Chỉ uống nước trái cây đã tiệt trùng hoặc pha với nước đun sôi.
- Không bảo quản trái cây trong tủ lạnh cùng ngăn với các loại thực phẩm tươi sống: cá thịt…
NHỮNG CÁCH KHÁC GIÚP MẸ BẦU GIẢM ỐM NGHÉN HIỆU QUẢ
Hãy kiên nhẫn vì thai nghén chỉ kéo dài trong vài tháng đầu thai kỳ. Vượt qua được giai đoạn này bạn sẽ thoải mái hơn.
Đừng ép mình phải ăn những thực đơn dinh dưỡng bắt buộc. Hãy lựa chọn món ăn phù hợp và yêu thích trong những thực phẩm được khuyến khích dành cho bà bầu.
Tránh sử dụng những thực phẩm có hương vị mạnh như cà phê, rượu, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,… Nên ăn những loại thức ăn đơn giản, dễ làm và dễ tiêu hóa. Các loại thực phẩm mát lạnh như sa lát, sữa chua, trái cây hoặc súp lạnh cũng giúp ích cho hệ tiêu hóa của bạn trong thai kỳ. Ngoài ra còn có bánh mì, gạo, mỳ ý, khoai tây, hoặc ngũ cốc ăn kèm sữa ít béo.
Nên chia nhỏ khẩu phần ăn và ăn theo nhiều bữa trong ngày. Tránh ăn quá nhiều khi bạn đang đói. Phải mất tới 20 phút để bộ não của bạn nhận biết là dạ dày của bạn đã đầy. Vì vậy bạn nên dừng ăn khi thấy gần no.
Luôn để cạnh giường một bình nước lọc và đồ ăn nhẹ. Uống nhiều nước mỗi sáng thức dậy và nhấm nháp một ít bánh quy sẽ làm giảm lượng axit trong dạ dày của bạn. Một vài viên kẹo ngọt có tác dụng làm tăng lượng đường trong máu và làm giảm cảm giác buồn nôn. Để đổi vị, bạn có thể thử những viên kẹo gum vị trái cây.
Đối với một số mẹ, sử dụng các phương pháp bấm huyệt trên cổ tay có thể có tác dụng tốt. Hãy tham khảo ý kiến của các y sĩ về các phương pháp này nếu hữu ích.
Gừng và chanh tươi là những phương thuốc tự nhiên tốt giúp làm giảm tác động của ốm nghén. Uống nước pha gừng, nước chanh hay ăn các thực phẩm từ gừng và chanh có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn.
Giữ răng và lưỡi sạch. Trong trường hợp bạn khó chịu khi đánh răng thì hãy sử dụng nước súc miệng. Uống và ngậm nước đá cũng có tác dụng tương tự.
Tránh các sản phẩm có mùi nồng như nước hoa, chất khử mùi, nước xịt phòng, tẩy rửa. Hãy mở cửa sổ để phòng thông thoáng và tránh nơi ngột ngạt. Thỉnh thoảng nên đi bộ và hít thở không khí trong lành.
Tuy nhiên, Trong trường hợp bạn bị nôn mửa quá nhiều và không thể ăn bất cứ thực phẩm nào, bạn cần tới gặp bác sĩ. Nếu tình trạng nặng hơn như mất nước và hạ huyết áp, bạn nên nhập viện để có thể truyền các dinh dưỡng cần thiết.
Có khoảng 1-3% phụ nữ sẽ gặp phải chứngthai nghén nghiêm trọng. Trong nhiều trường hợp bác sĩ phải kê đơn các loại thuốc chống nôn. Tuy nhiên, nên tránh sử dụng thuốc, đặc biệt trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Mặc dù các loại thuốc này đã qua kiểm tra chặt chẽ nhưng vẫn tiềm ẩn các tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra đối với cả mẹ và thai nhi.
Thông qua bài viết trên, thuocthang.com.vn hi vọng sẽ giúp ích được phần nào những cơn ốm nghén hành hạ các mẹ bầu. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe đẹp.
Hoàng Quyên
Trong thai kỳ, acid folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ, tủy sống và chống các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy việc bổ sung acid folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.
Những thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi mà còn giúp an thai và mang đến một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc chọn lựa thực phẩm bổ sung vào cơ thể không hề dễ dàng bởi không phải thực phẩm nào cũng tốt cho cơ thể.
Thực đơn cho phụ nữ sau sinh cần đảm bảo cung cấp thêm năng lượng giúp các mẹ khỏe mạnh và lợi sữa để cho con bú. Để đảm bảo các yếu tố trên, các mẹ sau sinh cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Mang thai 3 tháng đầu cơ thể của mẹ bầu sẽ diễn ra nhiều sự thay đổi từ sinh lý, nội tiết tố và thể trạng kèm theo đó là những cơn ốm nghén khiến mẹ bầu khó chịu, không thể ăn uống. Vậy mẹ bầu cần ăn uống những gì để đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt.
Rau xanh và trái cây luôn được coi là loại thực phẩm lành tính và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai thì cần phải lưu ý tới một số loại rau, quả không được sử dụng nhiều trong thời gian thai kì. Bởi nếu không sẽ dễ dẫn tới các tình trạng xuất huyết trong, động thai và nặng nhất là sảy thai.
Để tránh nguy cơ sinh non, co bóp tử cung, sảy thai, các thai phụ cần lưu ý không nên ăn những loại rau quả dưới đây.
Chè hạt sen đậu xanh là một món chè được mọi người ưa thích và nhiều người biết đến. Hạt sen và đậu xanh là hai nguyên liệu được mọi người sử dụng rất nhiều để nấu chè vì nó rất mát và bổ dưỡng. Đậu xanh có thể trị nhiều bệnh cho cả trẻ em và người lớn, giúp da dẻ hồng hào, thanh nhiệt tốt. Hạt sen giúp an thần, ngủ ngon, trị đau đầu, thiếu máu Sự kết hợp của hai loại thực phẩm trong cách nấu chè hạt sen đậu xanh giúp cho món chè có tác dụng bồi bổ, thanh nhiệt các bạn nhé. Hôm nay Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu chè hạt sen đậu xanh thanh nhiệt, giải độc này nhé.
Nhiều người quan niệm rằng, muốn bồi bổ sức khỏe thì phải tìm đến những thực phẩm khan hiếm, đắt đỏ, hoặc những vị thuốc đặc biệt, điều này không sai, nhưng không hoàn toàn đúng. Bởi những thực phẩm quen thuộc hàng ngày có thể có những tác dụng tốt không kém gì thuốc quý, hãy thử tham khảo phân tích sau đây của chuyên gia.
Phụ nữ sau sinh mổ ăn được trái cây gì để vết mổ nhanh lành nhưng vẫn phải đảm bảo đủ lượng sữa cho con bú là điều mà nhiều chị em đắn đo suy nghĩ. Sau khi sinh mổ, các mẹ bầu thường dễ bị suy kiệt và mất sức. Do đó, việc ăn uống đầy đủ để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhanh phục hồi và giúp vết thương mau lành là việc vô cùng cần thiết.
Trong thời gian mang thai, nhiều chị em bị đau bụng dưới, mỏi thắt lưng, hoặc thai kích ngược lên trên, hoặc thai sa thấp xuống dưới, hoặc âm đạo có thể ra ít dịch màu hồng nhạt hoặc ra vài giọt máu thì gọi là động thai, Đông y gọi bào trở...
Nguyên nhân có thể là sự bất thường về nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai, mẹ bị sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết, các bệnh về tử cung...
Khi thấy các dấu hiệu trên, thai phụ phải nằm nghỉ ngay, nếu không hết các triệu chứng phải đi khám thai để được chẩn đoán và điều trị. Chị em nên ăn những món cháo, canh thuốc bổ thận, an thai để tăng cường sức khỏe, khí huyết sung mãn.